tới
Việt Nam là một trong những nước được đưa vào trong nhóm những nước có ngành Dược mới nổi. Dân số nước ta đang bước vào giai đoạn già hóa nên nhu cầu về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngày càng được tăng lên. Cùng với đó, môi trường sống ngày càng có nhiều nguy cơ ô nhiễm như ô nhiễm không khí, nguồn nước làm gia tăng càng nhiều bệnh tật gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người... là điều tất yếu dẫn đến sự phát triển ngành Dược.
Hiện nay, ngành Dược phẩm có rất nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên nguồn nguyên liệu của nước ta vẫn chưa được tận dụng hết và còn đang bị phụ thuộc nhiều vào các nước nhập khẩu, các chiến lược marketing, hoạt động sản xuất nghiên và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế, các chính sách ưu đãi còn nhiều khó khăn là những thách thức to lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp trong ngành cần có những kế hoạch kinh doanh phù hợp với xu hướng thị trường, tăng cường công tác dự trữ nguyên dược liệu và công tác quản trị rủi ro, ứng dụng các kĩ thuật công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực tài chính và chất lượng nguồn nhân lực nhằm đạt được những nhiệm vụ, phương hướng phát triển của ngành Dược đã đề ra.
Theo các chuyên gia ngành Dược đã đưa ra các nhóm giải pháp trọng tâm của ngành Dược trong thời gian tới bao gồm:
- Hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý về hoạt động sản xuất và lưu thông phân phối thuốc để đạt được tính công bằng và minh bạch giữa các doanh
- Hỗ trợ các doanh nghiệp tự phát triển nguồn nguyên, dược liệu của mình để hạn chế phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài.
- Quản lí chặt chẽ thị trường Dược, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình trạng hàng giả, hàng nhái.