Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 048 các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH dược phẩm TPCN hương hoàng (Trang 66 - 72)

3.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công ty vẫn còn nhiều tồn tại và cần phải khắc phục:

- Thứ nhất, tình hình hàng tồn kho của doanh nghiệp ngày một tăng cao.

HTK của công ty năm 2020 tăng 228.54% so với năm 2019, có hiện tượng ứ đọng hàng tồn kho, không được giải phóng làm cho vốn bị ứ đọng ở nhiều khâu như khâu dự trữ, sản xuất và tiêu thụ, tạo áp lực cho việc tăng chi phí hàng lưu kho và công ty mất đi cơ hội để đầu tư sinh lời. Hơn nữa, hàng tồn kho để quá lâu sẽ dẫn đến giảm chất lượng, hàng hóa sản xuất ra có thể không đạt được yêu cầu của người mua. Từ đó, công ty sẽ phải giảm giá hàng bán khiến cho doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm xuống và điều đó còn có thể khiến công ty bị mất uy tín với khách hàng.

- Thứ hai, các KPT khách hàng tăng mạnh.

KPT khách hàng tăng nhanh qua các năm. Năm 2020, các KPT khách hàng tăng 94,3% so với năm 2019. Điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện các chính sách nới lỏng làm gia tăng các KPT, TS của công ty đang bị các đối tác và khách hàng chiếm dụng ngày càng nhiều.

- Thứ ba, hệ số nợ của công ty luôn ở mức cao hơn TB ngành và có xu hướng tăng lên qua từng năm.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang phụ thuộc nhiều vào vốn vay. Điều này không những không an toàn đối với công ty mà còn làm phát sinh CPTC của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do năm 2019 công ty có mở rộng sản xuất nhưng VGCSH còn tăng chậm qua các năm, chính vì thế nên khi có những kế hoạch mới khiến cho gánh nặng sử dụng vốn nhiều hơn vì thế công ty cần phải vay vốn từ những nguồn bên ngoài dể có thể triển khai những kế hoạch.

- Thứ tư, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tăng nhưng chưa ổn định và an toàn.

Khả năng sinh lời của TS và khả năng sinh lời của VCSH của công ty đang ở mức thấp, thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong ngành. Có thể thấy, GVHB và CPQL doanh nghiệp đang ở mức cao khiến cho lợi nhuận của công ty còn ở mức thấp. Nguyên nhân do công ty chưa có biện pháp quản lý chi phí chưa thực sự

hiệu quả. Việc quản lí chi phí tốt là một trong những điều kiện có thể nâng cao được lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Thứ năm, hiệu suất sử dụng tài sản của công ty đang ở mức thấp.

Trong giai đoạn 2018-2020 công ty đã đầu tư thêm TSCĐ có giá trị lớn nhưng việc khai thác chúng chưa được hiệu quả dẫn đến hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty có xu hướng giảm, vì thế doanh nghiệp cần quản lý tốt TSCĐ và theo dõi, kiểm tra sát sao tình hình khấu hao TSCĐ để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

- Thứ sáu, công ty chưa chú trọng vào khâu bán hàng.

Chi phí bán hàng là chi phí xuất phát từ tiếp thị, quảng cáo, phân phối... Trong giai đoạn 2018 - 2020, công ty không phát sinh chi phí bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp chưa chú trọng đến khâu bán hàng, quảng cáo sản phẩm nên sản phẩm bán ra của công ty còn thấp.

3.3.2.1. Nguyên nhân

a. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài

- Môi trường quốc tế và khu vực:

Đại dịch COVID đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến rất nhiều nước trên toàn thế giới và đang có những diễn biến khó lường. Đối với nền kinh tế thế giới, thương mại, hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Theo báo cáo của IMF và WB (10/2020) dự báo kinh tế thế giới năm 2020 giảm từ -5,2% đến - 4,4%, UNCTAD dự báo FDI toàn cầu sẽ suy giảm khoảng 40% so với năm 2019, lạm phát toàn cầu năm 2020 ở mức thấp 1, 8-2% ...Vì thế nó có ảnh hưởng xấu tới các ngành sản xuất nói chung và ngành Dược phẩm nói riêng.

- Môi trường nền kinh tế quốc dân:

+ Môi trường pháp lý: Ngành dược phẩm chịu nhiều ảnh hưởng bởi các quy định của Nhà nước do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và an toàn của con người.

+ Môi trường kinh tế: Là một trong số ít các quốc gia kiểm soát được tình hình dịch COVID, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2020 là 2,91% là mức thấp nhất kể từ năm 2010 đến nay.

+ Môi trường KHCN: các doanh nghiệp trong cùng ngành đang tăng cường đầu tư, phát triển máy móc, công nghệ kĩ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh.

- Môi trường ngành kinh doanh:

+ Nhà cung cấp: Nguyên liệu dược phẩm chiếm tỉ trọng lớn, chủ yếu từ hai nước là Trung Quốc và Ản Độ. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2018-2020 là thời điểm bùng dịch COVID dẫn đến tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Thêm vào đó là CPVC tăng cao dẫn đến đẩy giá của nguyên liệu tăng theo.

+ Đối thủ cạnh tranh: Thị trường cạnh tranh gay gắt, tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm còn nhiều nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt.

+ Khách hàng: Với số lượng lớn các nhà cung ứng TPCN trong và ngoài nước cùng với sự tiếp cận thông tin ngày càng dễ dàng về giá cả cũng như CLSP đã mang tới nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Đồng thời, trình độ hiểu biết của người dân ngày một nâng cao đồng nghĩa với đó là khách hàng sẽ có những yêu cầu cao hơn về sự an toàn cũng như CLSP và sự đa dạng về mẫu mã. Điều này tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với công ty.

b. Các nhân tố bên trong

- Công tác quản lý chi phí chưa được hiệu quả

Công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy trong những năm gần đây, chi phí giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh và tỷ trọng chi phí so với doanh thu thuần vẫn rất lớn, đây là nguyên nhân khiến cho doanh thu của doanh nghiệp tăng trưởng chậm và năm 2019 còn bị lỗ.

- Chưa chú trọng và đa dạng hóa các dự án đầu tư

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty đến từ lãi tiền gửi nhưng rất rất thấp và coi như là không có. Tuy nhiên, CPTC của doanh nghiệp chủ yếu là vay từ

ngân hàng là khá cao và tăng qua các năm. Trong giai đoạn này, CPTC của công ty lớn hơn DTTC rất nhiều.

- Công tác Marketing chưa đạt được hiệu quả

Công tác Marketing của doanh nghiệp chưa được chú trọng. Các kế hoạch Marketing chưa được triển khai đúng thời điểm và đúng kế hoạch, chưa có những lộ trình cụ thể nên sản phẩm của công ty vẫn còn chưa có nhiều người biết tới. Công ty thực hiện các hoạt động khuyến mại, quảng cáo nhưng chưa thực sự có hiệu quả vì vậy sản lượng hàng hóa bán ra vẫn còn chậm.

- Hệ thống sản xuất và phân phối

Sản phẩm của công ty hầu như phân phối qua các công ty khác rồi mới đến tay của người tiêu dùng, chứ chưa có hình thức bán lẻ. Các đại lý của công ty kí hợp đồng và hưởng chiết khấu từ công ty; các nhà thuốc lấy lại sản phẩm từ các đại lý nên không được hưởng chiết khấu, nên giá thành sản phẩm ở các hiệu thuốc là khác nhau, dãn đến sự không hài lòng của khách hàng.

- Lao động công ty tay nghề còn thấp

Lao động công ty còn ở mức tay nghề phổ thông, chưa đáp ứng được tốt các yêu cầu về CLSP.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Bằng việc phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020, chương 4 đã nghiên cứu về thực trạng SXKD tại công ty TNHH Dược phẩm & TPCN Hương Hoàng để đưa ra những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại của công ty, từ đó tìm hiểu nguyên nhân của doanh nghiệp để tìm ra các giải pháp cũng như đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao HQKD của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM & TPCN HƯƠNG HOÀNG

Một phần của tài liệu 048 các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH dược phẩm TPCN hương hoàng (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w