Thực trạng công tác giám sát và đánh giá kết quả của hoạt động đào tạo tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây​ (Trang 87 - 122)

NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây

k.Công tác giám sát việc đào tạo tại NHNo&PTNT CN Hà Tây

Không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo các yêu cầu cơ bản cho việc tổ chức một chƣơng trình đào tạo, để chƣơng trình đó đƣợc diễn ra thành công thì hoạt động giám sát là hết sức cần thiết. Agribank Hà Tây đã có nhiều cố gắng trong quá trình giám sát nhằm đảm bảo việc đào tạo đƣợc thực hiện hiệu quả và theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Đối với các chƣơng trình đào tạo đƣợc tổ chức tại Agribank CN Hà Tây, đặc biệt là đào tạo cho cán bộ nhân viên mới tuyển dụng và đào tạo dành riêng cho cán bộ nhân viên Agribank Hà Tây, Trƣờng đào tạo cán bộ Agribank đều cử cán bộ theo dõi, giám sát từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc các khóa đào tạo.

Đối với hoạt động đào tạo đƣợc tổ chức bên ngoài, nếu Trung tâm ĐTCB có điều kiện thì sẽ cử cán bộ theo dõi cùng với tổ chức cung cấp các chƣơng trình đào tạo. Trong quá trình giám sát, Trƣờng ĐTCB Agribank luôn nắm rõ và có sự chỉ đạo sâu sát tới việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh (nhất là về hệ thống máy tính, máy chiếu, âm thanh, ánh sáng...), đảm bảo cho quá trình đào tạo đƣợc diễn ra theo đúng tiến độ định sẵn của chƣơng trình. Kịp thời nhắc nhở các học viên và giáo viên vi phạm các quy định trong quá trình đào tạo, bồi dƣỡng

Do hạn chế về nhân sự nên hoạt động giám sát của Trung tâm đào tạo vẫn còn nhiều bất cập. Nếu chỉ có một hoặc hai khóa đào tạo đƣợc tổ chức cùng một lúc

thì việc giám sát sẽ đƣợc đảm bảo thực hiện trong suốt quá trình đào tạo. Nhƣng trên thực tế tại Agribank CN Hà Tây, thƣờng có nhiều hoạt động đào tạo đƣợc tổ chức cùng một thời điểm, gây khó khăn rất lớn cho công tác giám sát.

l. Đánh giá hoạt động đào tạo tại NHNo&PTNT CN Hà Tây

Đây là bƣớc cuối cùng của quá trình đào tạo nhƣng lại vô cùng quan trọng bởi việc đánh giá chƣơng trình sau đào tạo có thể cho ta thấy đƣợc công tác đào tạo đạt hiệu quả nhƣ thế nào, từ đó rút ra đƣợc những bài học nhằm hoàn thiện hơn nữa các chƣơng trình đào tạo trong tƣơng lai.

Đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo là một việc làm khó vì việc đánh giá đƣợc hiệu quả sau đào tạo là cả một quá trình toàn diện, lâu dài, không thể tính đƣợc giá trị đó tại thời điểm ngay sau đào tạo, và cũng không thể đánh giá hiệu quả đào tạo của một nhóm đối tƣợng cá nhân riêng lẻ.

Ngoài ra để đánh giá hiệu quả của chƣơng trình đào tạo, một căn cứ quan trọng nữa là căn cứ vào kết quả làm việc của ngƣời lao động. Vì vậy công tác đánh giá chƣơng trình đào tạo ngay tại thời điểm đào tạo mới chỉ thu đƣợc những kết quả ban đầu chứ chƣa đƣa ra đƣợc những đánh giá thật sự chuẩn xác.

Sau đây là kết quả khảo sát điều tra do tác giả thực hiện với mục đích làm rõ mức độ hài lòng, cơ hội thăng tiến và sự cần thiết của các chƣơng trình đào tạo đối với Agribank CN Hà Tây:

Bảng 3.12 Kết quả điều tra mức độ hài lòng của CBNV về cơ hội đào tạo và thăng tiến tại Agribank CN Hà Tây năm 2018

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu Không

đồng ý

Tạm

đồng ý Đồng ý

Chi nhánh cung cấp các chƣơng trình đào tạo cần

thiết cho công việc 18 59 73

Chính sách thăng tiến của Chi nhánh cân bằng 30 68 52 Nhân viên hài lòng với cơ hội thăng tiến trong

Chi nhánh 15 101 34

Các chƣơng trình đào tạo của Chi nhánh có hiệu

quả tốt 21 87 42

Nhân viên hài lòng với chƣơng trình đào tạo của

Chi nhánh 21 102 27

Với mẫu điều tra 150 ngƣời trong Chi nhánh, ta nhận thấy công tác đào tạo của Agribank CN Hà Tây đã làm khá tốt. Nhu cầu đào tạo của mỗi nhân viên có nhiều điểm khác biệt do kiến thức cơ bản, tiềm năng và hoài bão phát triển của họ không giống nhau. Do vậy các hoạt động đào tạo phải hƣớng tới việc thiết kế chƣơng trình sao cho đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhiều đối tƣợng. Nhu cầu đào tạo quyết định phƣơng pháp đào tạo. Không có bất kỳ chƣơng trình hay phƣơng thức nào phù hợp với mọi nhu cầu. Vì vậy, các chƣơng trình đào tạo đƣợc chọn lựa trên cơ sở dung hoà mong muốn của các cá nhân với mục tiêu của doanh nghiệp, trong đó hiệu quả kinh doanh đƣợc đƣa ra làm tiêu chí ảnh hƣởng có tính quyết định.

Bảng số liệu thống kê dƣới đây cho thấy về mặt số lƣợng, tổng số lớp đào tạo ngày càng tăng. Năm 2017 tăng 18% so với năm 2016, năm 2018 tăng 17% so với năm 2017. Tổng số lƣợt ngƣời tham gia tăng và tăng nhanh từ năm 2016 sang năm 2017, năm 2017 tăng 22% so với năm 2016, năm 2018 tăng 16% so với năm 2017. Tổng số ngày đào tạo năm 2017 tăng so với năm 2016 do số ngày học tăng, năm 2018 tăng chậm lại, chỉ tăng 17% so với năm 2017.

Bảng 3.13 Bảng tổng hợp số lượng đào tạo của Agribank CN Hà Tây giai đoạn 2016 – 2018

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2016 2017 2018

1 Tổng số lớp đào tạo Lớp 90 110 133

1.1 Đào tạo tại trụ sở chính Lớp 18 20 25

1.2 Đào tạo tại Chi nhánh Lớp 72 90 108

Tăng giảm

Tuyệt đối Lớp 20 23

Tƣơng đối % 18 17

2 Tổng lƣợt ngƣời đƣợc đào tạo Ngƣời 956 1.228 1.463

Tăng giảm

Tuyệt đối Ngƣời 272 235

Tƣơng đối % 22 16

3 Tổng ngày đào tạo Ngày 720 850 1165

Tăng giảm

Tuyệt đối Ngày 20 23

Tƣơng đối % 18 17

Về mặt chất lƣợng, sau tất cả các khóa đào tạo các học viên đều thi để lấy chứng chỉ, tổng kết qua 3 năm 2016, 2017, 2018 kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.14 Kết quả thi chứng chỉ sau các khóa đào tạo và trình độ tin học CBNV trong Agribank CN Hà Tây giai đoạn 2016 – 2018

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tỉ lệ phần trăm đạt khá, giỏi % 90 92 90

Tỉ lệ phần trăm cán bộ đạt

trình độ tin học cơ bản % 93 96 98

Nguồn: Phòng Hành chính và Nhân sự Agribank CN Hà Tây

Nhận xét: Tỷ lệ phần trăm khá giỏi cũng nhƣ tỷ lệ cán bộ đạt trình độ tin học cơ bản cao và không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên kết quả của các khóa đào tạo có độ chính xác không cao vì kết quả thi nghiệp vụ năm 2018 phản ánh kết quả không tốt nhƣ kết quả các lớp học.

Bảng 3.15. Kết quả thi nghiệp vụ năm 2018

Điểm Xếp loại Tỉ lệ

80 – 100 Giỏi 5%

65 – 79 Khá 38%

50 – 64 Trung bình 47%

< 50 Yếu 10%

Nguồn: Phòng Hành chính và Nhân sự Agribank CN Hà Tây

Kết quả này đƣợc đánh giá trên thang điểm 100, kết quả thu đƣợc theo các năm chƣa đáp ứng đƣợc kế hoạch, chiến lƣợc nhân sự của NHNo&PTNT Việt Nam. Theo công văn triển khai công tác đào tạo năm 2018 yêu cầu đến cuối năm 2018 mọi cán bộ nam dƣới năm 55 tuổi, nữ dƣới 45 tuổi phải 100% đạt trình độ tin học cơ bản, 50% đạt trình độ tác nghiệp loại giỏi, nhƣng kết quả thi nghiệp vụ năm 2017 cho thấy điều đó chƣa đƣợc thực hiện.

Tuy kết quả thi nghiệp vụ cho thấy đào tạo chƣa đem lại kết quả nhƣ mong muốn nhƣng nó cũng giúp chi nhánh cải thiện đƣợc một số mặt nhƣ: nhờ các lớp kỹ năng giao tiếp khách hàng mà thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ nhân viên

trong chi nhánh đã đƣợc nâng lên đáng kể. Hàng năm chi nhánh đều có hội nghị gặp mặt khách hàng, họ đã nhận xét thái độ phục vụ khách hàng của chi nhánh ngày càng đƣợc cải thiện tốt hơn, điều đó đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:

Bảng 3.16 Kết quả thăm dò ý kiến khách hàng về thái độ và chất lượng phục vụ của Agribank CN Hà Tây qua các năm 2016 – 2018

Xếp loại Tỉ lệ %

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Rất tốt 20 24 35

Tốt 50 51 46

Bình thƣờng 20 18 16

Kém 10 7 3

Nguồn: Phòng Hành chính và Nhân sự Agribank CN Hà Tây

Bảng thống kê dữ liệu trên cho thấy có sự chuyển đổi rõ rệt trong chất lƣợng phục vụ khách hàng. Nhƣng đây mới chỉ là nhận xét của các khách hàng lớn, chi nhánh chƣa có sự điều tra bài bản và chính xác tất cả các loại khách hàng về chất lƣợng phục vụ khách hàng của cán bộ nhân vien trong chi nhánh. Mặt khác cũng cần có sự điều tra đầy đủ để khách hàng nhằm chỉ ra những mặt yếu kém cụ thể trong thái độ và chất lƣợng phục vụ để làm căn cứ khắc phục và nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng.

Về khả năng tiếp cận công nghệ ngân hàng của cán bộ nhân viên thì Chi nhánh chƣa có một điều tra chính thức nào về vấn đề này. Hiện nay Chi nhánh chỉ mới có số liệu thống kê về số lƣợng nhân viên đã đƣợc đào tạo các chƣơng trình nhƣ IPCAS. Tính đến cuối năm 2018, Chi nhánh đã có 953/964 ngƣời đã đƣợc đào tạo chƣơng trình ngân hàng hiện đại IPCAS, số cán bộ đạt trình độ tin học cơ bản tăng và chiếm tỉ lệ cao. Đến cuối năm 2018 đã có 91% cán bộ nhân viên đạt trình độ tin học cơ bản.

Mặc dù đã có nhiều chỉ số để đánh giá hoạt động đào tạo nhân lực tại chi nhánh nhƣng các chỉ số đó chƣa gắn liền với hiệu quả công việc/ năng suất làm việc của đơn vị. Do vậy có thể nói việc đánh giá kết quả đào tạo của chi nhánh chƣa thể

hiện chính xác, các phƣơng pháp đánh giá đơn điệu, chƣa có phƣơng pháp đánh giá hiệu quả làm việc của ngƣời lao động sau đào tạo. Chi nhánh và Trƣờng ĐTCB Agribank chƣa có các phƣơng pháp đánh giá chính xác chất lƣợng các khóa học và tác dụng của các khóa học đối với công việc nhƣ: Thời gian thu hồi vốn, Tƣ cách ngƣời lao động có thay đổi sau khóa đào tạo không, có giảm tỉ lệ thuyên chuyển, có giảm những lời phàn nàn của khách không, khả năng tiếp cận công nghệ mới sau khóa học IPCAS nhƣ thế nào?

3.3. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Agribank CN Hà Tây

3.3.1. Hoạt động lập kế hoạch đào tạo của Chi nhánh còn thiếu tính chủ động, độc lập, linh hoạt và hiệu quả

Ða số các chƣơng trình đào tạo phù hợp với tình hình thực tế của chi nhánh, nhu cầu của học viên. Nội dung chƣơng trình học cung cấp cho học viên đầy đủ đầy đủ và kịp thời những kiến thức mới, cập nhật và cần thiết cho công việc. Phƣơng pháp đào tạo hợp lý, Trƣờng ĐTCB Agribank đã kết hợp nhiều lớp học, tập huấn, hội nghị tại những khu nghỉ mát, nghỉ dƣỡng để có thể kết hợp việc học và nghỉ ngơi cho học viên đồng thời nâng cao chất lƣợng của khóa học.

Tuy nhiên, nhƣợc điểm của quy trình này là do xác định nhu cầu đào tạo phụ thuộc nhiều vào Trƣờng ĐTCB Agribank nên công tác lập kế hoạch thiếu tính chủ động, chƣa đƣợc cụ thể hóa, ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động kinh doanh khi có chƣơng trình đào tạo bất ngờ đƣợc Ngân hàng Trung ƣơng gửi xuống.

Nội dung chƣơng trình học do Trƣờng ĐTCB Agribank cung cấp là đƣợc thiết kế chung cho toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam vì vậy đôi khi áp dụng vào thực tiễn của chi nhánh có sự không phù hợp, dẫn đến tác dụng của các chƣơng trình đào tạo với chi nhánh không nhƣ mong muốn. Việc phụ thuộc vào kế hoạch đào tạo của Trƣờng sẽ làm cho công tác đào tạo của Chi nhánh thiếu tính chủ động, độc lập, linh hoạt và hiệu quả.

3.3.2. Độ tin cậy của thông tin dùng xác định nhu cầu đào tạo thấp, tỷ lệ thực tế tham gia các khóa học so với kế hoạch đã đề ra thấp.

Trƣớc đây, tại Agribank CN Hà Tây chỉ có một hình thức giao dịch với khách hàng là giao dịch trực tiếp. Giờ đây khoa học công nghệ phát triển làm cho

hình thức giao dịch cũng phong phú và hiện đại hơn nhiều. Theo xu hƣớng của thời cuộc, NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây cũng đã ứng dụng nhiều phần mềm công nghệ hiện đại để cung cấp các dịch vụ mới nhƣ Internetbanking, SMS, E-mobile, dịch vụ chuyển tiền WESTERN UNION… Vì vậy, đội ngũ cán bộ hiện nay cần đƣợc đào tạo và đào tạo lại thƣờng xuyên tập trung vào cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và công nghệ, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ để nhanh chóng hoàn thiện nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu của chi nhánh trong thời đại công nghệ 4.0. Với yêu cầu về kỹ năng, kiến thức nhƣ vậy, chi nhánh lựa chọn tiến hành các loại hình đào tạo mang tính định hƣớng lao động, đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng.

Tuy nhiên, hiện nay thông tin dùng để xác định nhu cầu đào tạo có độ tin cậy thấp vì phần lớn không phải là kết quả của quá trình điều tra chính xác, thậm chí có lúc còn làm chiếu lệ. Nhu cầu mà Trƣờng ĐTCB Agribank tổng hợp hàng năm để xây dựng kế hoạch đào tạo không chuẩn. Nội dung khảo sát nhu cầu đào tạo do trƣờng ĐTCB Agribank đề xuất còn đơn giản, nặng về số lƣợng mà chƣa quan tâm đến chất lƣợng.

Mặt khác, số cán bộ nữ chiếm phần đông (hơn 70%) do đặc thù công việc ngành ngân hàng. Vì vậy cần có kế hoạch đào tạo để phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của lao động nữ, để họ có hể vừa hoàn thành công việc của cơ quan, vừa hoàn thành công việc của ngƣời phụ nữ trong gia đình. Hiện nay, tuổi đời của cán bộ trong Chi nhánh nói chung và tuổi đời cán bộ nữ nói riêng là ở mức trung. Mức tuổi này đa số họ đang trong thời gian có con nhỏ, họ ngại tham gia các khóa học vì phải chăm sóc con cái, Vì vậy khi xây dựng một chƣơng trình đào tạo cần phải tính toán cho phù hợp để họ vừa chăm sóc con và vừa có thể học tập.

Việc các lớp học đƣợc bố trí vào cuối năm sẽ làm hoạt động của Chi nhánh gặp khó khăn vì đây là thời điểm công việc có nhiều áp lực, rất bận rộn. Nhân viên nữ có con nhỏ sẽ khó thu xếp để tham gia các khóa học này.

Mặc dù, tuổi bình quân của lao động nữ tại Agribank CN Hà Tây là 37.4 tuổi, đây là độ tuổi năng động, ham học hỏi và dễ tiếp thu kiến thức mới, trình độ cán bộ từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao 68.5% nên có thể tiếp thu kiến thức một

cách dễ dàng và nhanh chóng nhƣng đội ngũ cán bộ đƣợc đào tạo hiện nay chủ yếu là các lớp học ngắn hạn để nâng cao trình độ nghiệp vụ.

Bên cạnh đó có thể thấy sức ì của ngƣời lao động tại chi nhánh đang xuất hiện ở một số cán bộ. Có một bộ phận cán bộ thỏa mãn với vị trí, mức lƣơng hiện tại nên không muốn phấn đấu nhiều để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, cần có những chƣơng trình đổi mới mang tính sáng tạo để khuyến khích ngƣời lao động có sự say mê tham gia học tập nâng cao trình độ.

3.3.3. Trong công tác xác định đối tượng đào tạo, còn xảy ra hiện tượng đào tạo trùng hoặc bỏ sót đối tượng đào tạo

Ngân hàng tài chính là một ngành dịch vụ có hoạt động giao dịch trực tiếp với khách hàng nên thái độ của cán bộ nhân viên trong phục vụ khách hàng là vô cùng quan trọng. Nhân viên các phòng ban cần phải có một thái độ nhiệt tình, chu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây​ (Trang 87 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)