Quy trình nghiên cứu của luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây​ (Trang 48)

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khách nhau bằng cách phân tích chúng thành tƣờng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tƣợng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã đƣợc phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tƣợng.

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hƣớng phát triển. Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tƣợng đầy đủ hơn.

2.1.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn là các phƣơng pháp trực tiếp tác động vào đối tƣợng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và quy luật vận động của đối tƣợng đó, giúp ngƣời nghiên cứu thu thập thông tin hoặc làm nảy sinh các ý tƣởng nghiên cứu và đề xuất sáng tạo. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm các phƣơng pháp cụ thể nhƣ sau:

Phương pháp quan sát khoa học : Quan sát khoa học là phƣơng pháp tri giác đối tƣợng một cách hệ thống để thu thập thông tin đối tƣợng. Có hai loại quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp.

Phương pháp điều tra : Điều tra là phƣơng pháp khảo sát một nhóm đối tƣợng trên diện rộng để phát hiện các quy luật phân bố và các đặc điểm của đối tƣợng.

Phương pháp chuyên gia : Là phƣơng pháp điều tra qua đánh giá cửa các chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó. Thực chất đây là phƣơng pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ƣu cho vấn đề, sự kiện đó.

Phương pháp phân tích tổng kết : Là phƣơng pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.

2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin và dữ liệu

2.2.1. Đối với các dữ liệu sơ cấp

Đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn cán bộ nhân viên hiện đang công tác tại Agribank CN Hà Tây. Các phiếu điều tra thu về sau khi loại bỏ đi những phiếu không hợp lệ sẽ đƣợc phân tích để tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến việc công tác đào tạo nhân lực.

2.2.2. Đối với các dữ liệu thứ cấp

Các nguồn thông tin nhƣ giáo trình, sách tham khảo, tạp chí, đề tài nghiên cứu và thông tin từ mạng internet, nhằm phục vụ nghiên cứu lý luận chung đào tạo nguồn nhân lực của NHTM.

Thu thập tại Agribank CN Hà Tây nhƣ các báo cáo thƣờng niên của ngân hàng, số liệu tại phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán Ngân quỹ, phòng Kế hoạch kinh doanh… của Agribank sẽ đƣợc phân tích định tính và định lƣợng bằng Excel nhằm phân tích đánh giá hoạt động đào tạo nhân lực tại Agribank CN Hà Tây.

2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

a. Khái niệm

Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phƣơng pháp đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tƣơng ứng theo một quy ƣớc nào đó.

Thiết kế bảng hỏi: Bảng câu hỏi là một công cụ dùng để thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời dùng để giao tiếp giữa ngƣời nghiên cứu và ngƣời trả lời trong tất cả các phƣơng pháp phỏng vấn. Thông thƣờng có 6 bƣớc cơ bản để thiết kế một bảng câu hỏi:

 Xác định các dữ liệu cần tìm: Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, để xác định cụ thể nghiên cứu và nội dung các dữ liệu cần phải thu thập trên tổng thể đó.

 Xác định phƣơng pháp phỏng vấn: Tùy theo phƣơng pháp phỏng vấn (Gửi thƣ, gọi điện thoại, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua bảng câu hỏi…) sẽ thiết kế bảng câu hỏi khác nhau. Riêng với đề tài này tác giả xác định phƣơng pháp phỏng vấn qua phát bảng câu hỏi và câu trả lời

bằng cách lựa chọn phƣơng án có sẵn.

 Phác thảo nội dung bảng câu hỏi: Tƣơng ứng với nội dung cần nghiên cứu, phác thảo câu hỏi cần đặt ra.

 Chọn dạng câu hỏi: Câu hỏi có sẵn đáp án, ngƣời phỏng vấn lựa chọn phƣơng án phù hợp.

 Xác định từ ngữ thích hợp: Sử dụng tiếng Việt, từ ngũ quen thuộc, dễ hiểu, không viết tắt, câu hỏi rõ ràng. Xác định cấu trúc bảng hỏi: Câu hỏi trong bảng hỏi phải tuân thủ nguyên tắc, hợp logic, đi từ vấn đề chung đến vấn đề chi tiết, theo mạch tƣ duy của ngƣời phỏng vấn để sàng lọc thông tin.

 Thiết kế và trình bày bảng câu hỏi: Toàn bộ câu hỏi đƣợc thiết kế trên hai mặt giấy A4.

Những nghiên cứu của các tác giả trƣớc đó đƣợc tiếp cận chƣa áp dụng hình thức sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu thứ cấp về hiệu quả của hoạt động đào tạo tại chi nhánh ngân hàng. Dựa trên những chỉ tiêu kỹ thuật đƣợc sử dụng trong mô hình Donald Kirkpatrick mà tác giả đã đề cập trong phần 1.2.2.7 tác giả đã đƣa ra đƣợc một bảng hỏi gồm 18 câu đƣợc trình bày trên 2 mặt tờ A4 nhƣ phụ lục đính kèm sau luận văn này. Trong điều kiện thời gian và nguồn lực có hạn, tác giả đã tiến hành chọn 150 mẫu khảo sát. Để đảm bảo độ tin cậy và tính thực tế của các câu trả lời, phiếu khảo sát đƣợc phát cho cán bộ nhân viên tại chi nhánh thoả mãn các điều kiện sau:

- Có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm trong công việc.

- Có tham gia vào các chƣơng trình huấn luyện cho công tác đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp.

b. Tiến hành phát phiếu điều tra, khảo sát Số lƣợng phiếu điều tra phát ra: 150 phiếu Số lƣợng phiếu thu về: 138phiếu

Thời gian phát phiếu: 10/10/2017 - 15/10/2017

Thời gian thu thập và xử lý dữ liệu: 15/10/2017 -20/10/2017

Thời gian xử lý, tổng hợp các dữ liệu để đƣa vào báo cáo: 20/10/2017- cuối tháng 12/2017.

Số phiếu không hợp lệ: 8 (Do thiếu thông tin, ngƣời hỏi không trả lời đầy đủ) Bằng phƣơng pháp này tác giả đã thu thập đƣợc những thông tin liên quan đến nhu cầu, mức độ hài lòng cũng nhƣ những ý kiến đóng góp của cán bộ nhân viên về công tác đào tạo nhân lực tại Aribank CN Hà Tây.

2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Phƣơng pháp phỏng vấn là phƣơng pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra.

Mẫu nghiên cứu: chủ yếu tập trung vào nhóm nhân viên, ngoài ra là ý kiến của một số lãnh đạo về công tác Quản trị nhân lực hiện nay ở Agribank.

Thu thập và tập hợp: Để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài của mình tác giả đã tiến hành phỏng vấn thƣờng và phỏng vấn sâu với 10 ngƣời đại diện cho các phòng ban khác nhau

2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin và số liệu

Phƣơng pháp phân tích xử lý thông tin là phƣơng pháp sử dụng, phân tích các dữ liệu sau khi đã thu thập đƣợc thông tin, số liệu cần thiết. Thông qua sàng lọc, phân tích, xử lý chọn ra những thông tin phù hợp nhất phục vụ tốt nhất cho mục tiêu nghiên cứu và đánh giá vấn đề.

2.3.1. Phương pháp phân tích thống kê

Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của cá hiện tƣợng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lƣợng.

2.3.2. Phương pháp so sánh tổng hợp

Phƣơng pháp so sánh tổng hợp trong nghiên cứu khoa học là phƣơng pháp sử dụng các chỉ tiêu, dữ liệu nghiên cứu đƣợc của các mẫu điều tra so với nhau hoặc các chỉ số tƣơng đƣơng của tổng thể từ đó tổng hợp lại quá trình nghiên cứu.

Tiêu chuẩn để so sánh: Chỉ tiêu kế hoạch của công tác đào tạo nhân lực qua một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện công tác đào tạo nhân lực qua các kỳ kinh doanh.

Điều kiện để so sánh: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán. Bằng các biện pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu đã thu thập đƣợc sau khi phân

tích cần đƣợc so sánh để thấy điểm khác biệt hay tƣơng đồng của mẫu điều tra với vấn đề liên quan.

Quy trình thực hiện nghiên cứu đƣợc tiến hành theo 2 giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức, gồm những bƣớc sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết

- Xây dựng khung lý thuyết, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu - Xây dựng bảng hỏi, điều tra thử

- Phát triển thang đo chính thức, xây dựng bảng hỏi chính thức - Điều tra chính thức bằng bảng hỏi...

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY

3.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây Nam – Chi nhánh Hà Tây

3.1.1. Sự hình thành NHNo&PTNT Việt Nam – CN Hà Tây

Năm 1988, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đƣợc thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nƣớc: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW đƣợc hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nƣớc và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thƣơng nghiệp, Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thƣơng mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnhvực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trƣớc pháp luật. Agribank CN Hà Tây là thành viên trực thuộc của Agribank Việt Nam đƣợc thành lập từ tháng 10/1991, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và điều lệ của Agribank Việt Nam, trên cơ sở sát nhập 8 đơn vị thuộc Agribank Hà Sơn Bình và 6 đơn vị trực thuộc Agribank Thành phố Hà Nội, Trụ sở giao dịch chính của Agribank CN Hà Tây đóng tại số 34 đƣờng Tô Hiệu - TX Hà Đông - Hà Tây với mô hình 14 ngân hàng huyện, thị xã chi nhánh, 17 phòng giao

dịch và bàn tiết kiệm. Khi mới thành lập Agribank CN Hà Tây cơ sở còn thiếu thốn, lạc hậu, đội ngũ cán bộ nhân viên là 1181 ngƣời, trình độ nghiệp vụ còn nhiều bất cập. Tổng nguồn vốn huy động là 77,9 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay đới với doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tập thể chiếm 89%, nợ quá hạn 7,8 tỷ chiếm 16,8% trên tổng dƣ nợ, kết quả tài chính lỗ 5,2 tỷ. Có thể nói lúc bấy giờ Agribank chi nhánh

Hà Tây đang đứng trên bờ vực của sự phá sản. Đứng trƣớc thực trạng hết sức khó khăn đó. Trong những năm qua Agribank CN Hà Tây đã kiên trì đƣờng lối đổi mới với chủ trƣơng bám sát nông nghiệp, nông thôn, sắp xếp lại mô hình tổ chức, tinh giảm bộ máy, phát triển kinh doanh theo hƣớng đa năng, vƣợt qua khó khăn từng bƣớc phát triển đã đạt đƣợc nhiều thành tích đáng khích lệ, năm sau cao hơn năm trƣớc. Với sự đổi mới không ngừng trong hoạt động và tổ chức, Agribank CN Hà Tây đã vƣơn lên thành lá cờ đầu trong hệ thống các Agribank toàn quốc, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc tặng thƣởng nhiều danh hiệu cao quý nhƣ:

- Huân chƣơng Lao động hạng III năm 1995.

- Huân chƣơng Lao động hạng II năm 1998: Huân chƣơng hạng III năm1995, hạng II năm1998 cho Agribank huyện Chƣơng Mỹ.

- Huân chƣơng Lao động hạng III năm 1998 cho Agribank huyện Hoài Đức và huyện Ứng Hòa.

- Agribank CN Hà Tây đạt danh hiệu lá cờ đầu khu vực Đồng Bằng Sông Hồng năm 1994, 1995, 1997, 1998 và năm 1996 là đơn vị lá cờ đầu của toàn ngành đƣợc Thống đốc NHNN tặng bằng khen.

- Năm 2000, Agribank CN Hà Tây vinh dự đƣợc Nhà nƣớc trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Những thành tích đã đạt đƣợc là nguồn cổ vũ động viên cho toàn thể cán bộ công nhân viên chức Agribank CN Hà Tây tiếp tục kiên định trên con đƣờng đổi mới, phát huy những thế mạnh, khắc phục khó khăn để có thể phát triển hơn nữa, mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Với những tiềm lực mạnh mẽ và truyền thống bề dày thành tích Agribank CN Hà Tây đã dành đƣợc niềm tin của khách hàng, xây dựng đƣợc một vị thế vững

chắc trong kinh doanh, đƣợc đánh giá là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Hiệu quả từ hoạt động của Agribank CN Hà Tây đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.

Từ khi thành lập tới nay Ngân hàng đã trải qua các tên gọi:  Từ năm 1988-1991: Ngân hàng Nông nghiệp Hà Sơn Bình.  Từ năm 1991-1996: Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tây.

 Từ năm 1997-11/8/2008: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây.

 Từ 11/8/2008- đến nay: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Tây.

Hiện nay, trụ sở chính của Agribank Hà Tây đƣợc đặt tại Khu giãn dân Mỗ Lao, Mỗ Lao, P. Mộ Lao, Q. Hà Đông, Tp. Hà Nội.

Về chức năng, Agribank CN Hà Tây là ngân hàng thƣơng mại, có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng nhằm thức đẩy sản xuất kinh doanh, dịch vụ của toàn địa bàn, đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.

Nhiệm vụ cụ thể của Ngân hàng là: huy động vốn để cho vay, kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng, tín dụng thuê mua, kinh doanh vàng bạc đá quý và các hoạt động kinh doanh khác. Trong đó huy động vốn, cho vay và các dịch vụ khác là rất quan trọng, sát thực với địa bàn của khu vực Hà Tây nhằm phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam – CN Hà Tây

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Agribank CN Hà Tây

Về cơ cấu tổ chức, Agribank CN Hà Tây hiện có 1 hội sở chính, 9 phòng ban, 14 PGD và 12 chi nhánh Ngân hàng cấp II trực thuộc đƣợc quản lý theo mô hình quản lý trực tuyến. Ban giám đốc quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh thông qua việc quản lý các phòng tại trung tâm, các Phòng giao dịch và chi nhánh trực thuộc. Trong đó ngƣời quản lý cao nhất là Giám đốc Chi nhánh theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây​ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)