Lao động làm việc trực tiếp tại chi nhánh là đối tƣợng tham gia quá trình đào tạo, theo theo kết quả điều tra của phòng hành chính nhân sự thì đây là nhân tố ảnh hƣởng lớn thứ 2 đến công tác đào tạo của Chi nhánh.
Tính đến hiện tại, Agribank Hà Tây hiện có 1 hội sở gồm 9 phòng ban, 14 phòng giao dịch và 12 chi nhánh cấp 2 trực thuộc, đƣợc quản lý theo mô hình quản lý trực tuyến. Tổng số lao động tính đến thời điểm hiện cuối 2018 là hơn 1119 cán bộ. Cơ cấu lao động gian đoạn 2016 – 2018 đƣợc mô tả tổng quan qua bảng số liệu dƣới đây:
Bảng 3.5. Thống kê lao động tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị: Người
Diễn giải Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng Nữ % Tổng Nữ % Tổng Nữ %
I-Số lao động toàn đơn vị 1,056 762 72 1109 771 70 1119 779 70
II- Đảng viên 288 187 65 294 190 65 312 196 63 III-Cán bộ lãnh đạo 1- GÐ, PGÐ Chi nhánh cấp 1 4 1 25 4 1 25 5 1 20 2- GÐ, PGÐ Chi nhánh cấp 2 46 28 61 48 30 62.5 48 30 63 3-Trƣởng phòng, phó phòng chi nhánh cấp 1 18 12 67 23 20 87 24 21 88 4-Trƣởng phòng, phó phòng chi nhánh cấp 2 58 38 66 60 35 58 61 35 57
5-Tham gia cấp ủy Đảng cơ sở 120 67 56 128 68 53 131 70 53
6- Cán bộ tham gia ban chấp hành
công đoàn 5 2 40 5 2 40 5 2 40
IV-Trình độ chuyên môn
Tiến sĩ, thạc sĩ 96 67 70 101 75 74 106 78 74 Đại học 892 653 73 941 672 71 946 689 73 Cao đẳng, trung cấp 68 47 69 67 48 72 67 48 72 Sơ cấp 2 2 100 2 2 100 3 2 67 V-Trình độ chính trị Cao cấp 4 1 25 4 1 25 5 2 40 Trung cấp 46 28 61 48 28 58 52 29 56 Sơ cấp 1,006 704 70 1057 738 70 1062 762 72 VI-Trình độ goại ngữ Bẳng B trở lên 950 611 64 998 651 65 1017 672 66 VII-Trình độ vi tính A 603 330 55 610 378 62 605 384 63 B 344 274 80 389 293 75 402 301 75 Ðai học 9 2 22 10 2 20 12 3 25
Những con số trên đã chỉ rõ quy mô lao động Agribank CN Hà Tây tăng nhẹ trong 3 năm qua. Song song với việc xây dựng thƣơng hiệu, Agribank CN Hà Tây đã khẩn trƣơng phát triển mạng lƣới phòng giao dịch trên địa bàn thành phố. Số lao động đến cuối năm 2016 mới chỉ là 1056 ngƣời, nhƣng đến cuối năm 2017, con số này đã lên tới 1109 ngƣời, tăng 53 ngƣời (tƣơng ứng 5%) so với năm 2016, và đến năm 2018 thì số nhân viên đã tăng lên nhẹ là 1119 ngƣời, tăng 10 ngƣời (tƣơng ứng 1%) so với năm 2017 và tăng 63 ngƣời (tƣơng ứng 6%) so với năm 2016.
a. Cơ cấu nhân lực theo giới tính
Nhìn vào tỷ lệ nam và nữ trong tổng số cán bộ nhân viên của ngân hàng, ta nhận thấy số lao động nữ trong ngân hàng luôn cao hơn so với số lao động nam. Năm 2016, số lao động nữ là 762 ngƣời (chiếm 72% tổng số lao động), đến năm 2017 tăng lên là 771 ngƣời (chiếm 70% tổng số lao động), năm 2018 tăng lên 779 ngƣời (giữ tỷ lệ 70% tổng số lao động). Điều này hoàn toàn không gây mất cân đối trong cơ cấu lao động mà ngƣợc lại, tỷ lệ này rất phù hợp với tính chất ngành nghề ngân hàng. Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, với hai lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là huy động vốn và tín dụng, trong đó hoạt động huy động vốn có số lao động nữ chiếm chủ yếu nên tổng số lƣợng lao động nữ toàn hệ thống thƣờng nhiều hơn lao động nam. Thêm vào đó, do nhu cầu mở rộng và phát triển mạng lƣới nên tổng số lao động tăng lên kéo theo tỷ lệ lao động nữ cũng tăng theo vào cuối năm 2018.
Cơ cấu nhân lực có tỷ lệ nữ chiếm đa số là đặc trƣng phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng tài chính. Lao động nữ có nhiều ƣu điểm nhƣ cần cù, chăm chỉ, khéo tay, thích sự ổn định nhƣng cũng có nhiều hạn chế do đặc điểm về giới nhƣ không kham đƣợc những công việc nặng nhọc, ngoài trách nhiệm lao động đối với xã hội còn phải gánh vác nhiều trách nhiệm đối với gia đình, điều kiện học hành của nữ giới ở nƣớc ta còn rất hạn chế. Theo báo cáo tổng hợp đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn
cho việc xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong giai đoạn 2011-2020” của Học viện phụ nữ tiến hành, có một sự mất cân đối lớn về trình độ
đào tạo, không có chuyên môn – kỹ thuật tập trung nhiều ở khu vực kinh tế phi chính thức chiếm tới 72,7%. Sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa nam giới và phụ nữ đƣợc thể hiện ở cả các cấp học, cấp học cao thì phụ nữ càng ít hơn so với nam giới, đặc biệt ở các bậc đại học và sau đại học. Số liệu thống kê năm 2012 cho thấy tỷ lệ lao động nữ đã qua đào tạo ở nƣớc ta chỉ chiếm 1/10 tổng số nhân lực toàn quốc. Sự bất bình đẳng về giới không chỉ phổ biến trong phân công lao động gia đình, trong chăm sóc sức khỏe, trong giáo dục mà ngay cả trong tham gia thị trƣờng lao động tạo thu nhập. Tỷ lệ lao động nữ chiếm đa số còn làm tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiẹp do phải thực hiẹn các chế đọ chính sách đối với lao đọng nữ.
Theo báo cáo điều tra lao động – việc làm của Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình, lao động nữ ở nƣớc ta còn mang nhiều nét khuôn mẫu giới truyền thống dẫn đến đôi khi còn thiếu ý thức kỷ luật lao động, thiếu tinh thần sáng tạo, năng nổ, đôi khi còn có tâm lý ngại trách nhiệm trong công việc và thiếu sự gắn kết với tập thể do gánh nặng chăm sóc gia đình còn quá lớn. Điều này đã đã gây ra nhiều khó khăn đối với công tác đào tạo của Agribank CN Hà Tây, có thể kể đến nhƣ:
- Một số cán bộ do vƣớng mắc việc gia đình, chƣa thực sự muốn cải thiện vị trí và mức lƣơng hiện tại nên chƣa tích cực, chủ động tham gia các khóa học hoặc có đăng ký tham gia nhƣng tham dự không đầy đủ, kết quả kiểm tra chƣa cao, kết quả thực hiện công việc trƣớc và sau khi đào tạo không có sự cải thiện.
- Nhiều lao động đăng ký tham gia các khóa học với mục đích chủ yếu là để nâng lƣơng nhƣng thái độ học đối phó, thƣờng chỉ tham dự một phần buổi học để điểm danh cho xong nhiệm vụ, không nắm vững nội dung của khóa đào tạo nên khi vào thực hành công việc thực tế còn nhiều lúng túng.
- Nhiều khóa học đƣợc tổ chức vào các thời điểm cuối tuần, cuối năm để tránh làm ảnh hƣởng đến tiến độ công việc của các nhân viên nhƣng tuổi đời của cán bộ nữ trong chi nhánh hiện ở mức trung, mức tuổi này đa số đang có con nhỏ, thời điểm cuối tuần và cuối năm là thời điểm bận rộn, áp lực cần nhiều thời gian trong việc chăm sóc con nhỏ, vì vậy họ ngại tham gia các khóa học vào thời điểm này.
b. Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi
Bảng 3.6 Thống kê lao động theo độ tuổi tại NHNo&PTNT CN Hà Tây giai đoạn 2016 - 2018
Độ tuổi
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Dƣới 30 675 63.94 825 74.41 833 74.45 Từ 30 đến 40 284 26.85 208 18.72 209 18.72 Trên 40 97 9.21 74 6.67 74 6.63 Tổng 1056 100 1109 100 1119 100
Nguồn: Phòng hành chính và nhân sự Agribank CN Hà Tây
Qua bảng tổng kết trên có thể thấy độ tuổi bình quân của ngân hàng là khá trẻ. Số lao động dƣới 30 tuổi chiếm phần lớn tổng số lao động toàn hệ thống: Năm 2016, số lao động dƣới 30 tuổi là 675 ngƣời (chiếm 63,94% tổng số lao động), tăng lên 825 ngƣời (chiếm 74,41% tổng số lao động) vào năm 2017, đến cuối năm 2018 tăng nhẹ thành 833 ngƣời (chiếm 74,47% tổng số lao động).
Là ngân hàng số một tại Việt Nam, Agribank là điểm đến mơ ƣớc của rất nhiều tân cử nhân, tân thạc sỹ tốt nghiệp loại khá, giỏi. Tỷ lệ lao động mới gia nhập tổ chức hàng năm của Agribank CN Hà Tây trung bình là 5%, tƣơng đƣơng với khoảng 50 lao động mới/ năm (Tỷ lệ lao động mới gia nhập tổ chức thƣờng cao hơn tỷ lệ gia tăng lao động đã báo cáo trên bảng là do luôn có một lực lƣợng lao động rời khỏi đơn vị, chuyển đi nơi khác). Nguồn nhân lực trẻ thƣờng mới chỉ đạt yêu cầu về bằng cấp, trình độ học vấn, tin học, ngoại ngữ… các tiêu chí khác nhƣ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng sáng tạo, kỹ năng làm việc tập thể gần nhƣ chƣa có. Thực trạng này đặt ra một nhu cầu thƣờng xuyên đối với hoạt động đào tạo thuộc các loại hình đào tạo định hƣớng, kỹ năng, nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức ngoại ngữ, kiến thức công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, triển khai dự án hiện đại hóa ngân hàng.
Nguồn nhân lực trẻ tuy còn nhiều khuyết điểm xong lại rất phù hợp với chiến lƣợc phát triển của một ngân hàng hiện đại do khả năng tiếp thu tốt những kiến thức mới, nhanh nhạy thích nghi với các công nghệ mới, giúp Agribank CN Hà Tây có nhiều cơ hội có đƣợc đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao, năng nổ, sáng tạo với ý thức kỷ luật tốt.
Số lao động từ 30 đến 40 tuổi chủ yếu là những cán bộ quản lý cấp trƣởng, phó phòng trở lên. Đây là độ tuổi sung mãn, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và các mối quan hệ kinh tế, là những cán bộ chủ chốt và là đội ngũ kế cận cho tƣơng lai phát triển của ngân hàng trong những giai đoạn phát triển tiếp theo.
Độ tuổi trên 40 dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhƣng hầu hết là những cán bộ quản lý và lãnh đạo của ngân hàng. Phần lớn họ là những ngƣời đã gắn bó lâu dài với Agribank Hà Tây, đã chứng kiến và trải qua những bƣớc thăng trầm của các giai đoạn phát triển cùng ngân hàng. Vì thế, hơn ai hết, họ hiểu rõ về Agribank CN Hà Tây cùng đội ngũ nhân viên cũng nhƣ tính chất ngành nghề mà họ đang làm việc. Trải qua một thời gian dài rèn luyện và thử thách, họ có rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý và có uy tín lớn trong ngân hàng. Họ sẽ là những giảng viên rất phù hợp cho hình thức đào tạo nhà quản lý/ giám sát thông qua phƣơng pháp kèm cặp, chỉ bảo đối với lực lƣợng cán bộ quản lý cấp trƣởng, phó phòng. Tuy nhiên, công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp trung và cấp cao ở chi nhánh còn phụ thuộc chủ yếu và chủ trƣơng từ hội sở, chi nhánh chƣa chủ động đƣa ra một lộ trình đào tạo bài bản cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quy hoạch, tiền bổ nhiệm của riêng mình. Do vậy, đôi khi sự luân chuyển, đề bạt cán bộ trong hệ thống Agribank còn chƣa đƣợc công bằng, chƣa thực sự tạo ra động lực cho các cán bộ quản lý.
c. Cơ cấu nhân lực theo trình độ
Ngân hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ mà con ngƣời giữ vai trò nòng cốt. Vì thế, nhận thức đƣợc điều này, ngay từ khâu tuyển dụng ban đầu, Agribank CN Hà Tây đã đề ra những tiêu chuẩn phù hợp về trình độ, đáp ứng với yêu cầu của từng vị trí công việc, nhằm đảm bảo cho ngƣời tuyển dụng có đủ khả năng tiếp thu và thực hiện công việc một cách hiệu quả.
Theo số liệu trên ta thấy, chất lƣợng nguồn nhân lực của cán bộ nhân viên Agribank Hà Tây trong ba năm qua đã tăng lên rõ rệt. Riêng đối với bộ phận lao động có trình độ phổ thông thì chủ yếu là những ngƣời làm trong những bộ phận không đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nhƣ bảo vệ và tạp vụ. Từ đó có thể nhìn thấy rõ ràng tỷ lệ lao động có trình độ đại học là lớn nhất (hơn 70%). Nguồn lao động có trình độ cao có khả năng học hỏi, tiếp thu tốt các kỹ năng công nghệ mới, có tham vọng phát triển nghề nghiệp nhƣng có một bộ phận ứng viên trẻ còn thiếu ý thức kỷ luật, quá tự tin vào trình độ, thƣờng hay đứng núi này trong núi nọ. Nhiều lao động đƣợc đào tạo bài bản về kỹ năng, nghiệp vụ ở chi nhánh nhƣng khi kết thúc đào tạo chƣa lâu đã rời đi sang hệ thống ngân hàng khác với hy vọng có nhiều đãi ngộ hơn.