Phƣơng pháp phân tích xử lý thông tin là phƣơng pháp sử dụng, phân tích các dữ liệu sau khi đã thu thập đƣợc thông tin, số liệu cần thiết. Thông qua sàng lọc, phân tích, xử lý chọn ra những thông tin phù hợp nhất phục vụ tốt nhất cho mục tiêu nghiên cứu và đánh giá vấn đề.
2.3.1. Phương pháp phân tích thống kê
Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của cá hiện tƣợng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lƣợng.
2.3.2. Phương pháp so sánh tổng hợp
Phƣơng pháp so sánh tổng hợp trong nghiên cứu khoa học là phƣơng pháp sử dụng các chỉ tiêu, dữ liệu nghiên cứu đƣợc của các mẫu điều tra so với nhau hoặc các chỉ số tƣơng đƣơng của tổng thể từ đó tổng hợp lại quá trình nghiên cứu.
Tiêu chuẩn để so sánh: Chỉ tiêu kế hoạch của công tác đào tạo nhân lực qua một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện công tác đào tạo nhân lực qua các kỳ kinh doanh.
Điều kiện để so sánh: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán. Bằng các biện pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu đã thu thập đƣợc sau khi phân
tích cần đƣợc so sánh để thấy điểm khác biệt hay tƣơng đồng của mẫu điều tra với vấn đề liên quan.
Quy trình thực hiện nghiên cứu đƣợc tiến hành theo 2 giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức, gồm những bƣớc sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết
- Xây dựng khung lý thuyết, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu - Xây dựng bảng hỏi, điều tra thử
- Phát triển thang đo chính thức, xây dựng bảng hỏi chính thức - Điều tra chính thức bằng bảng hỏi...
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY
3.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây Nam – Chi nhánh Hà Tây
3.1.1. Sự hình thành NHNo&PTNT Việt Nam – CN Hà Tây
Năm 1988, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đƣợc thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nƣớc: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW đƣợc hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nƣớc và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thƣơng nghiệp, Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thƣơng mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnhvực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trƣớc pháp luật. Agribank CN Hà Tây là thành viên trực thuộc của Agribank Việt Nam đƣợc thành lập từ tháng 10/1991, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và điều lệ của Agribank Việt Nam, trên cơ sở sát nhập 8 đơn vị thuộc Agribank Hà Sơn Bình và 6 đơn vị trực thuộc Agribank Thành phố Hà Nội, Trụ sở giao dịch chính của Agribank CN Hà Tây đóng tại số 34 đƣờng Tô Hiệu - TX Hà Đông - Hà Tây với mô hình 14 ngân hàng huyện, thị xã chi nhánh, 17 phòng giao
dịch và bàn tiết kiệm. Khi mới thành lập Agribank CN Hà Tây cơ sở còn thiếu thốn, lạc hậu, đội ngũ cán bộ nhân viên là 1181 ngƣời, trình độ nghiệp vụ còn nhiều bất cập. Tổng nguồn vốn huy động là 77,9 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay đới với doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tập thể chiếm 89%, nợ quá hạn 7,8 tỷ chiếm 16,8% trên tổng dƣ nợ, kết quả tài chính lỗ 5,2 tỷ. Có thể nói lúc bấy giờ Agribank chi nhánh
Hà Tây đang đứng trên bờ vực của sự phá sản. Đứng trƣớc thực trạng hết sức khó khăn đó. Trong những năm qua Agribank CN Hà Tây đã kiên trì đƣờng lối đổi mới với chủ trƣơng bám sát nông nghiệp, nông thôn, sắp xếp lại mô hình tổ chức, tinh giảm bộ máy, phát triển kinh doanh theo hƣớng đa năng, vƣợt qua khó khăn từng bƣớc phát triển đã đạt đƣợc nhiều thành tích đáng khích lệ, năm sau cao hơn năm trƣớc. Với sự đổi mới không ngừng trong hoạt động và tổ chức, Agribank CN Hà Tây đã vƣơn lên thành lá cờ đầu trong hệ thống các Agribank toàn quốc, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc tặng thƣởng nhiều danh hiệu cao quý nhƣ:
- Huân chƣơng Lao động hạng III năm 1995.
- Huân chƣơng Lao động hạng II năm 1998: Huân chƣơng hạng III năm1995, hạng II năm1998 cho Agribank huyện Chƣơng Mỹ.
- Huân chƣơng Lao động hạng III năm 1998 cho Agribank huyện Hoài Đức và huyện Ứng Hòa.
- Agribank CN Hà Tây đạt danh hiệu lá cờ đầu khu vực Đồng Bằng Sông Hồng năm 1994, 1995, 1997, 1998 và năm 1996 là đơn vị lá cờ đầu của toàn ngành đƣợc Thống đốc NHNN tặng bằng khen.
- Năm 2000, Agribank CN Hà Tây vinh dự đƣợc Nhà nƣớc trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Những thành tích đã đạt đƣợc là nguồn cổ vũ động viên cho toàn thể cán bộ công nhân viên chức Agribank CN Hà Tây tiếp tục kiên định trên con đƣờng đổi mới, phát huy những thế mạnh, khắc phục khó khăn để có thể phát triển hơn nữa, mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
Với những tiềm lực mạnh mẽ và truyền thống bề dày thành tích Agribank CN Hà Tây đã dành đƣợc niềm tin của khách hàng, xây dựng đƣợc một vị thế vững
chắc trong kinh doanh, đƣợc đánh giá là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Hiệu quả từ hoạt động của Agribank CN Hà Tây đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.
Từ khi thành lập tới nay Ngân hàng đã trải qua các tên gọi: Từ năm 1988-1991: Ngân hàng Nông nghiệp Hà Sơn Bình. Từ năm 1991-1996: Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tây.
Từ năm 1997-11/8/2008: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây.
Từ 11/8/2008- đến nay: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Tây.
Hiện nay, trụ sở chính của Agribank Hà Tây đƣợc đặt tại Khu giãn dân Mỗ Lao, Mỗ Lao, P. Mộ Lao, Q. Hà Đông, Tp. Hà Nội.
Về chức năng, Agribank CN Hà Tây là ngân hàng thƣơng mại, có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng nhằm thức đẩy sản xuất kinh doanh, dịch vụ của toàn địa bàn, đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.
Nhiệm vụ cụ thể của Ngân hàng là: huy động vốn để cho vay, kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng, tín dụng thuê mua, kinh doanh vàng bạc đá quý và các hoạt động kinh doanh khác. Trong đó huy động vốn, cho vay và các dịch vụ khác là rất quan trọng, sát thực với địa bàn của khu vực Hà Tây nhằm phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam – CN Hà Tây
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Agribank CN Hà Tây
Về cơ cấu tổ chức, Agribank CN Hà Tây hiện có 1 hội sở chính, 9 phòng ban, 14 PGD và 12 chi nhánh Ngân hàng cấp II trực thuộc đƣợc quản lý theo mô hình quản lý trực tuyến. Ban giám đốc quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh thông qua việc quản lý các phòng tại trung tâm, các Phòng giao dịch và chi nhánh trực thuộc. Trong đó ngƣời quản lý cao nhất là Giám đốc Chi nhánh theo quy định tại Điều lệ Agribank Việt Nam và văn bản uỷ quyền của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam. Với mô hình tổ chức đó cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Hà Tây đã đảm bảo đƣợc chế độ một thủ trƣởng, cho phép tổ chức và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phân định rõ ngƣời, rõ việc, rõ trách nhiệm trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh.
Về nhân sự, tổng số định biên toàn chi nhánh đến thời điểm hiện cuối 2018 là hơn 1119 cán bộ. Trong số đó tỷ lệ nam và nữ thì nữ giới chiếm số lƣợng lớn
hơn: nữ chiếm 70% trên tổng số cán bộ, nam chiếm 30% trên tổng số cán bộ. Xét về trình độ tiến sĩ, thạc sĩ chiếm 9.5%, đại học chiếm 61.6%, dƣới đại học chiếm 28.9% trên tổng số cán bộ.
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT CN Hà Tây trong những năm gần đây năm gần đây
a. Hoạt động huy động vốn
Hoạt đông huy động vốn giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng gặp khó khăn, không đạt kế hoạch theo dự kiến sẽ làm ảnh hƣởng đến kế hoạch sử dụng vốn, có thể đánh mất cơ hội đầu tƣ, mở rộng thị trƣờng, thị phần ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, Agribank CN Hà Tây đã đặc biệt quan tâm đến công tác huy động vốn bằng các giải pháp: Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đƣa ra nhiều các hình thức huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tiền gửi của khách hàng, thực hiện tốt quan hệ cung cầu vốn trên địa bàn theo cơ chế thị trƣờng, chú trọng huy động vốn trung, dài hạn ngoại tệ và nguồn vốn ổn định từ dân cƣ… Chính vì những giải pháp năng động, sáng tạo đó mà hoạt động huy động vốn của Agribank CN Hà Tây qua các năm đã đạt đƣợc một số kết quả sau:
Hoạt động Huy động vốn của chi nhánh luôn đạt mức cao, tăng trƣởng qua các năm, cụ thể tổng nguồn vốn huy động năm 2018 đạt 21,696 tỷ, tăng 19,55% so với năm 2017, tăng 35,48% so với năm 2016, tăng 54,34%, so với năm 2015 và tăng 54,07% so với năm 2014. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy nguồn tiền huy động từ dân cƣ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động của Chi nhánh, luôn chiếm hơn 80% tổng nguồn huy động của Chi nhánh.
Có đƣợc thành tựu này chính là do Chi nhánh luôn chú ý đến mức lãi suất tín dụng hấp dẫn để thu hút vốn, các kỳ hạn tiền gửi đa dạng đáp ứng các mục đích khác nhau của khách hàng… Bên cạnh đó là nhiều hoạt động khuyến khích gửi tiền khác nhau nhƣ: Gửi tiền trúng giải thƣởng tiện nghi, 3 ngày vàng, tiết kiệm siêu may mắn… Các đợt khuyến mãi của chi nhánh luôn thu về đƣợc những khoản gửi tiết kiệm cao từ dân cƣ.
Bảng3.1 Tình hình huy động vốn tại Agribank CN Hà Tây năm 2014 - 2018
ĐVT: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng nguồn vốn 9,966 100.00 9,906 100.00 13,998 100.00 17,454 100.00 21,696 100.00
I Phân theo loại
tiền 9,966 9,906 13,998 17,454 21,696
1 VNĐ 9,125 91.56 9,269 93.57 13,394 95.69 16,828 96.41 21,068 97.11
2 Ngoại tệ quy đổi 842 8.44 637 6.43 604 4.31 626 3.59 628 2.89
II Phân theo thành phần kinh tế 9,966 9,906 13,998 17,454 21,696
1 Huy động từ dân
cƣ 7,711 77.37 7,911 79.87 11,694 83.54 15,320 87.77 19,425 89.53
2 Tiền gửi của các
tổ chức kinh tế 2,252 22.59 1,979 19.98 2,292 16.38 2,124 12.17 1,904 8.78
3
Tiền gửi, tiền vay các TCTD khác
3 0.03 15 0.16 11 0.08 10 0.06 367 1.69
III Phân theo thời
gian 9,966 9,906 13,998 17,454 21,696 1 Không kỳ hạn 1,664 16.70 1,744 17.60 2,104 15.03 1,932 11.07 2,071 9.55 2 Có kỳ hạn dƣới 12 tháng 3,407 34.18 4,024 40.62 6,067 43.34 11,835 67.81 15,165 69.89 3 Có kỳ hạn từ 12 đến < 24 tháng 565 5.67 299 3.02 2,780 19.86 1,935 11.09 4,250 19.59 4 Có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên 4,330 43.44 3,839 38.76 3,047 21.77 1,752 10.04 210 0.97
Năm 2018 là năm có nguồn huy động vốn từ các tổ chức kinh tế tăng đột biến đạt hơn 334 tỷ đồng, tăng gần 40% so với năm 2017. Chi nhánh đã có những ƣu tiên bảo vệ quyền lợi khách hàng, triển khai nhiều dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ. Với mức huy động vốn luôn ở mức cao, điều này giúp Chi nhánh luôn duy trì trạng thái thanh khoản tốt ngay trong thời điểm thị trƣờng khó khăn.
Tiền gửi huy động từ dân cƣ luôn chiếm tỷ trọng lơn và tăng dân qua các năm. Nguyên nhân do thực hiện chủ trƣơng của ban lãnh đạo Agribank là giảm dần nguồn vốn vay TCTD nguồn vốn có nhiều biến động và ảnh hƣởng trực tiếp và nhanh nhất đến khả năng thanh khoản của Agribank Việt Nam. Qua việc giảm dần nguồn vốn đó để các chi nhánh tìm kiếm khai thác các nguồn vốn khác có độ ổn định cao, lãi suất rẻ và tránh tình trạng phải lệ thuộc vào việc sử dụng vốn của các Ngân hàng khác. Cũng qua số liệu trên ta thấy Agribank CN Hà Tây đã thực hiện hết sức nghiêm túc chủ trƣơng của Agribank bằng việc tăng cƣờng huy động nguồn tiền gửi từ dân cƣ (nguồn tiền có tính ổn định cao) và nguồn tiền huy động từ các tổ chức kinh tế (nguồn tiền có lãi suất rẻ).
Đi vào phân tích nguồn huy động theo thời gian, số liệu từ bảng cho thấy nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Năm 2018, tỷ trọng nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm gần 79,44%, tăng 3469 tỷ so với năm 2017. Sự biến động này là do trong năm 2018, ngân hàng có chiến lƣợc tăng nguồn huy động ngắn hạn chuyển dịch cơ cấu huy động tiền gửi sang ngắn hạn để tránh rủi ro về lãi suất. Vì vậy, Ngân hàng đã có những chính sách thu hút nguồn vốn ngắn hạn nhƣ áp dụng những chính sách khuyến khích dân cƣ gửi vốn ngắn hạn, có bộ phận chăm sóc khách hàng, tập huấn cho giao dịch viên tƣ vấn hƣớng khách hàng gửi tiền sang ngắn hạn.
e. Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống, lâu đời và cho đến nay trong hệ thống Agribank Việt Nam thu lãi từ hoạt động này thƣờng chiếm tỷ lệ từ 70 - 80% tổng thu nhậ. Để tăng doanh số cho vay đồng thời hạn chế những rủi ro trong hoạt động cho vay Agribank CN Hà Tây đã tích cực đẩy mạnh cho vay đối với hộ
sản xuất và cá nhân vì đặc điểm môi trƣờng trong khu vực là sản xuất theo hộ gia đình, cá thể chiếm phần lớn. Chi nhánh đã chú trọng triển khai các phƣơng thức và đối tƣợng cho vay: hạn mức tín dụng, từng lần… Mở rộng tín dụng đi đôi với đảm bảo an toàn, hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng. Đối với sản xuất kinh doanh, chủ động tiếp cận, tƣ vấn cho các khách hàng. Chủ động tìm hiểu và tiếp cận với khách hàng, củng cố khách hàng truyền thống và chủ động thu hút thêm khách hàng mới, có chính sách ƣu đãi lãi suất với các khách hàng có tiềm lực tài chính, có uy tín trong quan hệ tín dụng và khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu