i. Chương trình do Trung tâm ĐTCB của Trụ sở chính tổ chức
Trụ sở chính huy động các cán bộ có học hàm học vị, cán bộ giỏi nghiệp vụ tham gia xây dựng chƣơng trình đào tạo. Các chƣơng trình có mời giảng viên ngoài từ các trƣờng ĐH, viện nghiên cứu, chuyên gia các ngân hàng bạn thì Chi nhánh tự lên chƣơng trình theo khung yêu cầu nội dung cần truyền đạt cho học viên mà Trƣờng ĐTCB Agribank đƣa ra. Các chƣơng trình học có mục tiêu đƣợc cụ thể hóa đến từng phần nội dung, kiến thức, kỹ năng sẽ cung cấp cho học viên (các mục tiêu đó đƣợc trình bày cụ thể trong công văn từ Hội sở gửi xuống, yêu cầu Chi nhánh cử cán bộ đi học). Tài liệu học tập do Trụ sở chính và các giảng viên ngoài biên soạn,
đƣợc hội đồng khoa học NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt, in và gửi các đơn vị để học viên nghiên cứu trƣớc khi học. Tài liệu cung cấp những kiến thức cần thiết, cụ thể về lĩnh vực chuyên môn hoạt động của ngân hàng, sát với thực tiễn nên rất thiết thực và hữu ích cho công tác đào tạo.
j. Đối với chương trình đào tạo do Chi nhánh tổ chức
Các chƣơng trình đào tạo của Chi nhánh hiện nay thƣờng tập trung vào các nghiệp vụ và kiến thức bổ trợ nhƣ: tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế, kỹ năng giao tiếp khách hàng, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nên chi nhánh sử dụng cả giảng viên kiêm chức và giảng viên ngoài. Các giảng viên kiêm chức và các giảng viên đƣợc mời tự xây dựng chƣơng trình phù hợp với yêu cầu nội dung cần truyền đạt cho ngƣời học. Chƣơng trình đã xây dựng đƣợc Phòng Hành chính Nhân sự tổng hợp dƣới dạng văn bản trình giám đốc Chi nhánh phê duyệt, sau đó tiến hành giám sát thực hiện.
Theo Quyết định số 487/QĐ-HĐQT-TĐTCB” của NHNo&PTNT Việt Nam (năm 2011) quy định “giảng viên kiêm chức là các chuyên viên, cán bộ của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đang công tác tại các đơn vị thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, có trình độ học vấn từ bậc đại học trở lên, có năng lực về nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với chƣơng trình khóa học, có khả năng truyền đạt kiến thức nghiệp vụ, có đạo đức tốt, có sức khỏe do Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam quyết định công nhận bằng văn bản”.
Điều kiện để trở thành giảng viên kiêm chức đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau: - Trình độ: tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên môn giỏi, có khả năng nghiên cứu tổng hợp. Có phẩm chất đạo đức tốt.
- Có 2 năm kinh nghiệm trở lên, chuyên môn, thực hành giỏi, có khả năng truyền đạt, nhiệt tình với nghề, có tinh thần trách nhiệm.
- Đã tham gia giảng dạy và đƣợc bồi dƣỡng qua các khóa đào tạo về nghiệp vụ sƣ phạm do Trƣờng ĐTCB Agribank tổ chức. Đƣợc cấp chứng chỉ thời hạn 3 năm & cấp lại khi đủ điều kiện.
học tập nâng cao trình độ sƣ phạm và trình độ chuyên môn. Tính đến hết 31/12/2018 Chi nhánh có 52 giảng viên kiêm chức. Những ngƣời này đƣợc Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam cấp chứng chỉ công nhận, căn cứ theo những tiêu chí mà Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đã đƣa ra. Giảng viên kiêm chức của Chi nhánh Hà Tây thƣờng xuyên đƣợc cử đi đào tạo tại Trụ sở chính về các chƣơng trình đào tạo nhƣ: chƣơng trình của WB (IPCAS), chƣơng trình đào tạo chuyên gia đầu ngành trên cơ sở dự án hợp tác đào tạo giữa NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức khác. Những ngƣời này sẽ là nòng cốt trong công tác đào tạo nâng cao trình độ CBNV chi nhánh. Họ giỏi chuyên môn và đƣợc đào tạo theo chƣơng trình chuẩn quốc tế, nên họ dễ dàng truyền thụ cho học viên cả lý thuyết và thực tiễn công việc.
Đối với 2 nguồn giảng viên trên, nguồn giảng viên nào cũng có ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng. Giảng viên kiêm chức có ƣu điểm là nắm rõ về tổ chức về đặc điểm nguồn nhân lực của tổ chức nên có những nội dung đào tạo phù hợp nhƣng kỹ năng sƣ phạm, kỹ năng truyền đạt còn hạn chế. Làm hạn chế nhiều tinh thần học tập của đội ngũ học viên.
Giảng viên thuê ngoài là những ngƣời giỏi cả chuyên môn và kỹ năng sƣ phạm vì đã đƣợc lựa chọn tƣơng đối kĩ và đƣợc kiểm định qua nhiều lần tổ chức lớp nhƣng lại không am hiểu sâu hoạt động của Chi nhánh nên đôi khi bài học xa rời thực tế. Nguồn giảng viên này không chủ động và ngày càng khó thuê vì mức thù lao phải trả ngày càng cao hơn mức Trƣờng ĐTCB và Chi nhánh đƣợc phép chi trả.
Hiện nay, trên nhiều chi nhánh Ngân hàng Agribank nói riêng và hệ thống các ngân hàng khác nói chung đang dần phổ biến hình thức đào tạo trực tuyến E – Learning. E-learning là dự án thuộc Đề án phát triển công nghệ thông tin thực hiện chiến lƣợc phát triển của Agribank đến năm 2025 đƣợc triển khai với quy mô 6 giai đoạn. Dự án này cho phép các Chi nhánh có thể tích hợp đầy đủ các tính năng của hệ thống đào tạo trực tuyến hiện đại nhƣ số hóa bài giảng, lớp học ảo, cộng đồng học tập, báo cáo và phân tích… cho phép chuyển đổi từ học tập trung sang học tập hƣớng tới ngƣời dùng, các học viên đƣợc trải nghiệm nhiều phƣơng thức học tập khác nhau, trên các thiết bị khác nhau, cải thiện khả năng phân tích chuyên sâu và
có những trải nghiệm học tập dễ dàng hơn. Tuy nhiên chƣa đƣợc Chi nhánh lê kế hoạch triển khai. Sự chậm trễ này đến từ lý do chi nhánh chậm đổi mới tƣ duy đào tạo, ngại thí điểm phƣơng pháp mới, tâm lý thụ động trông chờ vào trƣờng ĐTCB Agribank và NHNo& PTNT Việt Nam (vì việc thí điểm phƣơng pháp mới đòi hỏi nhiều thời gian, nhân lực, tiền bạc, độ rủi ro cao). Đội ngũ giảng viên của chi nhánh nhiều về số lƣợng (52 ngƣời) nhƣng chất lƣợng chƣa tốt, giảng viên ngoài là những ngƣời có đủ năng lực và phẩm chất nhƣng có hạn chế là họ không am hiểu công việc thực tế, chi phí cao.