Thực trạng bồi thường GPMB tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người bị thu hồi đất tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 35 - 41)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1. Thực trạng bồi thường GPMB tại Việt Nam

Trong những năm qua việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB ở Việt Nam đã và đang đạt được những hiệu quả nhất định. Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đã góp phần rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nhưng đây cũng là một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong công tác quản

1.2.1.1. Về diện tích đất ở đất nông nghiệp bị thu hồi để phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị và các công trình công cộng

Trong 5 năm, từ 2005-2010 tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi 366.44 nghìn ha (chiếm gần 4 % tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước). Trong đó diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 39.56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70.32 nghìn ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136.17 nghìn ha.

Các vùng kinh tế trọng điểm và khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Những địa phương có diện tích đất thu hồi lớn là Bình Dương (16.627 ha), Quảng Nam (11.812ha), Hà Nội (7.776ha), Vĩnh Phúc (5.573 ha). Theo số liệu điều tra của BNNPTNT tại 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%. Nếu tính theo các vùng kinh tế thì Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất, chiếm 4.4% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2.1% ở nhiều vùng khác là dưới 0.5%.

1.2.1.2. Về đời sống, lao động và việc làm của các hộ nông dân bị thu hồi đất

Theo báo cáo của BNNPTNT cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm qua đã tác động đến đời sống của trên 627.000 hộ gia đình với khoảng 950.000 lao động và 2.5 triệu người. Trung bình mỗi ha đất bị thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Vùng đồng bằng Sông Hồng có số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất lớn nhất: khoảng 300 nghìn hộ; Đông Nam Bộ khoản 108 nghìn hộ. Mặc dù quá trình thu hồi đất, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với người dân bị thu hồi đất về các vấn đề như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ TĐC… nhưng trên thực tế, có tới 67% lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, 13% chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định.

1.2.1.3 Những ưu, nhược điểm về tình hình GPMB trong thời gian quan. * Những mặt đạt được

- Đối với trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh; việc triển khai bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khá thuận lợi và ít gặp trở ngại từ phía người có đất bị thu hồi.

- Các quy định về thu hồi đất, bồi thường, tái định cư ngày càng phù hợp hơn với quy luật kinh tế, quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của người có đất bị thu hồi; trình tự, thủ tục thu hồi đất ngày càng rõ ràng hơn.

- Nhiều địa phương đã vận dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thoả đáng nên việc thu hồi đất tiến hành bình thường hầu như không có hoặc có rất ít khiếu nại.

- Việc bổ sung quy định về tự thoả thuận giữa Nhà đầu tư cần đất với người sử dụng đất đã giảm sức ép từ các cơ quan hành chính trọng việc thu hồi đất.

* Nhưng mặt thiếu sót, hạn chế

- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của người sử dụng đất đựoc pháp luật công nhận. Đặc biệt là trong việc định giá đất bồi thường, xử lý mối tương quan giữa giá đất thu hồi với giá đất TĐC (thu hồi giá quá thấp, chưa sát với giá thị trường).

- Chưa giải quyết tốt việc làm cho người có đất bị thu hồi, nhất là đối với nông dân không còn hoặc cón ít đất sản xuất hoặc những người không có việc làm như nơi ở cũ.

- Giá đất bồi thường, hỗ trợ nhìn chung chưa sát giá thị trường trong điều kiện bình thường, trong nhiều trường hợp quá thấp so với giá đất cùng loại chuyển nhượng thực tế, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị và liền kề với khu dân cư. Tại vùng giáp ranh giữa các tỉnh và vùng

giáp ranh giữa đô thị và nông thôn còn chênh lệch quá lớn về giá đất bồi thường, hỗ trợ.

- Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để chuyển nhượng sang làm nghề khác. Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường trong nhiều trường hợp không đủ để nhận chuyển nhượng lại đất ở tương đương hoặc nhà ở mới tại khu tái định cư.

- Tại nhiều dự án, các cơ quan có trách nhiệm thực hiện bồi thường, hỗ trợ, TĐC để GPMB chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục từ khi công khai quy hoạch, thông báo kế hoạch, quyết định thu hồi….cho tới khâu cưỡng chế.

- Nhiều dự án chưa có khu TĐC đã thực hiện thu hồi đất ở. Nhìn chung các địa phương chưa coi trọng việc lập khu TĐC chung cho các dự án tại địa bàn, một số khu TĐC đã lập nhưng không bảo đảm điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.

- Chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC ngày càng được Nhà nước quan tâm giải quyết thoả đáng hơn; tuy nhiên việc thay đổi chính sách cùng với việc thiếu sự vận dụng cụ thể, linh hoạt tại các dự án mức bồi thường khác nhau do sự thay đổi chính sách đã dẫn tới sự so bì và khiếu kiện kéo dài của người có đất bị thu hồi. Vì vậy việc GPMB để thực hiện một số dự án không đảm bảo đúng tiến độ.

- Một số địa phương thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật, hoặc né tránh, thiếu cương quyết, không giải quyết dứt điểm, làm cho việc GPMB bị dây dưa kéo dài nhiều năm.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường GPMB gồm các thành viên được trưng tập từ các ngành khác nhau, thiếu kinh nghiệm, chưa am hiểu sâu chính sách pháp luật về đất đai, lúng túng trong việc giải thích chính sách pháp luật cho nhân dân dẫn đến việc khiếu nại của người dân.

- Nhiều nhà đầu tư không đủ khả năng về tài chính để bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi. Việc ngân hàng rút bỏ cam kết, không cho vay vốn khi thị trường nhà đất chững lại cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của Nhà đầu tư để triển khai dự án.

- Trong nhiều trường, hợp, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã được giải quyết đúng pháp luật, thoả đáng nhưng người sử dụng đất hoặc do không hiểu pháp luật, cố ý trì hoãn để được bồi thường hỗ trợ thêm nên không chấp hành quyết định thu hồi đất, thậm chí liên kết khiếu nại đông người, gây áp lực với cơ quan nhà nước. Trong khi đó, cơ chế về giải quyết đơn thư khiếu nại còn nhiều bất cập đã làm cho việc giải quyết khiếu nại kéo dài, gây ảnh hưởng đến việc GPMB.

1.2.1.4 Nghiên cứu trong nước về bồi thường GPMB

* Việc áp dụng thực hiện chính sách bồi thường GPMB

Chính sách thu hồi đất, bồi thường GPMB cho các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế được Luật Đất đai 2003 quy định, cụ thể hóa các quy định đó bằng các Nghị định của Chính phủ…Theo các quy định mới của hệ thống pháp luật, vấn đề con người được đặt lên trước hết khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất. Người sử dụng đất hợp pháp luôn được pháp luật bảo hộ kèm với những chính sách cụ thể giúp người có đất bị thu hồi (đặc biệt là người nông dân) có đủ khả năng tái tạo lại tư liệu sản xuất tương đương với giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi, tài sản bị thiệt hại để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên cũng còn nhiều bất cập từ phía các chủ thể, là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng khiếu kiện gia tăng trong lĩnh vực đất đai hiện nay. Hậu quả thu hồi đất thấp, nhiều dự án bị chậm tiến độ do không giải phóng được mặt bằng là áp lực kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương trong cả nước.

* Giá đất áp dụng trong bồi thường GPMB

Một trong những nội dung quan trọng của chính sách pháp luật đất đai về thu hồi đất và có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống – xã hội và việc làm giá đất để áp giá bồi thường cho người bị thu hồi đất đảm bảo tái tạo cuộc sống và thu nhập, người bị thu hồi đất nông nghiệp thường chịu thiệt thòi hơn người bị thu hồi đất phi nông nghiệp về mức, loại, khoản bồi thường bằng tiền. Đây là một trong những nguyên nhân của các trường hợp khiếu kiện về đất đai.

* Về đời sống, việc làm của các hộ dân có đất bị thu hồi

- Vấn đề đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi đang được khá nhiều cơ quan, đơn vị quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu. Do tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với việc tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp và đô thị ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong những năm gần đây nên một diện tích lớn đất nông nghiêp đã phải chuyển sang để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới và các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật…Việc chuyển mục đích đối với đất nông nghiệp nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi.

- Những tồn tại về lao động, việc làm do bị thu hồi đất sản xuất đã dẫn đến hậu quả: Tỷ lệ đói nghèo giảm so với chi tiêu, phân bố giàu nghèo rõ rệt, theo đánh giá của viện nghiên cứu địa chính thì năm 2008 trên cả nước, việc làm của các hộ bị thu hồi đất chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (chiếm tời 60%), hộ làm dịch vụ 9%, hộ công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 6%, hộ xây dựng và thương nghiệp chiếm 2%. Thu hồi đất giải quyết việc làm đã tác động, làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ nông dân (53% hộ có thu nhập giảm so với trước, chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước). Những năm gần đây, trong tổng số lao động bị mất đất sản xuất khu vực nông thôn, cả nước có khoáng 280.000 người di cư từ nông thôn đến các đô thị để tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, so với ít nhất 7 triệu lao động ở nông thôn hiện có đất canh tác do bị thu hồi đất phục vụ cho các công trình, dự án đầu tư trong

và ngoài nước trong tiến trình CNH, HĐH. Hiện họ đang rất cần công ăn việc làm. Con số này chưa tính đến 85 vạn người bổ sung cho lực lượng lao động SXNN hàng năm. Trong khi đó, mỗi năm Việt Nam mất khoảng 73.300 ha đất nông nghiệp, chủ yếu công cho công nghiệp, giao thông, xây dựng khu đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn, tuy chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng quỹ đất và lao động hiện có nhưng kéo theo đó là công nhân, dân cư, dịch vụ tụ tập xung quanh nên con số này trên thực tế nhiều hơn.

* Về khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp

- Người dân chưa kịp chuẩn bị để kiếm một nghề mới khi đột ngột mất đất, mất việc làm. Bản thân họ ít có khả năng tìm ngày việc làm mới để đảm bảo thu nhập. Tình trạng thất nghiệp toàn phần và thất nghiệp một phần rất gay gắt. Đa số thanh niên các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp có trình độ văn hóa thấp, trong khi để có một nghề chắc chắn đáp ứng chỗ làm việc trong các doanh nghiệp, phần lớn yêu cầu phải có trình độ từ phổ thông trung học.

- Số tiền hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề chỉ đủ tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn với ngành nghề đơn giản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người bị thu hồi đất tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)