Ảnh hưởng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người bị thu hồi đất tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 77)

6. Bố cục của luận văn

3.4.4. Ảnh hưởng của

3.4.4.1. Tác động đến kinh tế

* Tác động đến lao động và việc làm

Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định tới thu nhập và là nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghèo. Do thành phố không còn quỹ đất nông nghiệp dự trữ để bồi thường nên khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức bồi thường được thực hiện nhiều nhất là bồi thường, hỗ trợ bằng tiền. Cùng với quá trình chuyển đổi đất đai sử dụng vào mục đích nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, đô thị việc thực hiện chính sách bồi

thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi đã có những tác động rất rõ rệt đến vấn đề lao động, việc làm của người dân

- Dự án xây dựng Trường Đại học Việt Bắc tại xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên:

Kết quả điều tra về lao động, việc làm của 420 hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án cho thấy: Tình trạng việc làm của những người trong độ tuổi lao động trước và sau khi thu hồi đất cũng có biến động. Số người không có việc làm tăng từ 4,36% lên 6,74%, số lao động làm nông nghiệp sau khi thu hồi giảm từ 66,67% xuống còn 33,15%, sau khi thu hồi đất số lao động đã chuyển sang buôn bán nhỏ, dịch vụ tăng từ 16,67 % lên 39,58%.

Bảng 3.14: Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất dự án xây dựng Trƣờng Đại học Việt Bắc tại xã Đồng Bẩm

STT Chỉ tiêu điều tra

Trƣớc thu hồi đất Sau thu hồi đất (2 năm) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Số hộ điều tra 420 420 2 Số nhân khẩu 2.100 2.135

3 Số ngƣời trong độ tuổi lao

động, trong đó: 1.260 100 1.291

+ Làm nông nghiệp 840 66,67 428 33,15

+ Làm việc trong các doanh nghiệp 45 3,57 63 4,88

+ Buôn bán nhỏ, dịch vụ 210 16,67 511 39,58 + Cán bộ công chức 30 2,38 41 3,18 + Làm nghề khác 80 6,35 161 12,47 + Không có việc làm 55 4,36 87 6,74 4 Số ngƣời làm việc + Tại thành phố 1.224 97,14 1.239 95,97 + Ở nơi khác 36 2,86 52 4,03

- Dư án xây dựng trụ sở làm việc mới Tòa án tỉnh phường Túc Duyên Kết quả điều tra về lao động, việc làm của 32 hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án cho thấy: Số lao động làm nông nghiệp trước khi thu hồi 61,87% sau thu hồi còn 30,98%, sau khi thu hồi đất số lao động đã chuyển sang buôn bán nhỏ, dịch vụ tăng từ 15,11% lên 36,13%, làm trong các doanh nghiệp tăng từ 5.04% lên 9,67%.

Bảng 3.15: Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất

STT Chỉ tiêu điều tra

Trƣớc thu hồi đất Sau thu hồi đất (2 năm) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Số hộ điều tra 32 32 2 Số nhân khẩu 160 185

3 Số ngƣời trong độ tuổi lao

động, trong đó: 139 100 155 100

+ Làm nông nghiệp 86 61,87 48 30,98

+ Làm việc trong các doanh nghiệp 7 5,04 15 9,67

+ Buôn bán nhỏ, dịch vụ 21 15,11 56 36.13 + Cán bộ công chức 6 4,32 9 5,81 + Làm nghề khác 11 7,91 14 9,03 + Không có việc làm 8 5,75 13 8,38 4 Số ngƣời làm việc + Tại thành phố 139 100 132 85,16 + Ở nơi khác 0 0 7 14,84

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ năm 2013, 2014)

Qua điều tra phỏng vấn cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp của hai dự án có tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất và điều này cũng cho thấy người dân bị mất đất đã chủ động chuyển đổi nghề.

* Tác động đến thu nhập

Đối với dự án xây dựng Trường Đại học Việt Bắc đời sống, thu nhập của dân cư trong dự án này tương đối đồng đều, do hầu hết số hộ gia đình đều sống trong khu vực đô thị nên mức thu nhập bình quân hàng tháng tuy không cao nhưng ổn định. Thu nhập bình quân đầu người/tháng sau thu hồi là 1.200.000 đồng. Với mức thu nhập trên cuộc sống của người dân cũng không đến mức khó khăn vì bên cạnh việc canh tác người dân còn tăng gia sản xuất vào chăn nuôi gia súc gia cầm.

Đối với dự án xây dựng trụ sở làm việc mới Tòa án tỉnh các hộ đều nằm ở khu đô thị chủ yếu là sản xuất phi nông nghiệp nên thu nhập của các hộ tương đối cao 1.800.000 đồng/tháng. Nguồn thu chủ yếu từ đi chợ và làm công ăn lương.

Bảng 3.16. Thu nhập bình quân của ngƣời dân

ĐVT: đồng

Thu nhập

Dự án 1 Dự án 2

Trƣớc thu hồi đất

Sau thu hồi đất (3 năm)

Trƣớc thu hồi đất

Sau thu hồi đất (3 năm) Thu nhập bình quân của hộ/năm 45.000.000 72.000.000 72.000.000 108.000.000 Thu nhập bình quân đầu người/năm 9.000.000 14.400.000 14.400.000 21.600.000 Thu nhập bình quân đầu người/ tháng 750.000 1.200.000 1.200.000 1.800.000

Bảng 3.17. Thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất Thu nhập Dự án 1 Dự án 2 Tổng số Cơ cấu (%) Tổng số Cơ cấu (%) Tổng số hộ 420 100 32 100

Số hộ thu nhập cao hơn 152 36,19 17 53,12 Số hộ thu nhập không đổi 236 56,19 14 43,75

Số hộ thu nhập kém đi 32 7,62 1 3,13

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ 2013)

Ghi chú:

Dự án 2: Dự án xây dựng trụ sở là

Căn cứ kết quả điều tra, phỏng vấn về thu nhập của các hộ dân tại bảng 3.17 cho thấy:

Đối với dự án xây dựng Trường Đại học Việt Bắc: 36,19% hộ dân có thu nhập cao hơn trước khi thu hồi đất, 56,19% số hộ thu nhập không đổi và 7,62% số hộ thu nhập kém đi. Số hộ thu nhập cao hơn trước do các hộ sử dụng phương thức chuyển đổi nghề nghiệp canh tác sang gia tăng sản xuất chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ. Số hộ thu nhập thấp hơn trước khi thu hồi đất đều rơi vào các trường hợp bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp và thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo.

Đối với dự án xây dựng Trụ sở tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên: 53,12% số hộ thu nhập cao hơn trước khi thu hồi 43,75% số hộ thu nhập không đổi và 3,13% số hộ thu nhập kém đi. Số hộ thu nhập cao hơn trước do các hộ sử dụng phương thức chuyển đổi nghề nghiệp canh tác sang buôn bán kinh doanh và dịch vụ. Số hộ thu nhập thấp hơn trước khi thu hồi đất thuộc diện hộ bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp lại đông con.

3.4.4.2. Tác động về mặt xã hội

* Tác động đến việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Căn cứ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ bị thu hồi đất tại 2 dự án (bảng 3.18), cho thấy: đa số hộ dân cho rằng việc tiếp cận các cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội hiện nay là tốt hơn trước khi thu hồi đất (Dự án 1: 89,29 %; Dự án 2: 87,50%).

Bảng 3.18. Tình hình tiếp cận các cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội sau khi thu hồi đất

TT Chỉ tiêu điều tra

Dự án 1 Dự án 2 Tổng số hộ Tỷ lệ (%) Tổng số hộ Tỷ lệ (%) Tổng số hộ 420 100 32 100 1 Cơ sở hạ tầng tốt hơn 375 89,29 28 87,50 2 Cơ sở hạ tầng không đổi 38 9,05 3 9,38

3 Cơ sở hạ tầng kém đi 7 1,66 1 3,33

Ghi chú:

m

Qua tìm hiểu, hàng năm thành phố Thái Nguyên đã quan tâm dành nguồn ngân sách thành phố để đầu tư các công trình điện, đường giao thông khu dân cư, trường học, trạm y tế...trên địa bàn các phường, xã. Trong đó, công trình đường giao thông khu dân cư theo phương án nhà nước và nhân dân cùng làm (Nhà nước đầu tư 100% kinh phí đầu tư xây dựng, nhân dân tự nguyện hiến đất). Do vậy hiện phường Túc Duyên và xã Đồng Bẩm đang tiến hành bê tông hóa 100% hệ thống đường giao thông khu dân cư; xây dựng, nâng cấp hệ thống điện, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế...được đầu tư khang trang hiện đại hơn. Đây là một phần chính sách để nâng cao cuộc sống

của người dân sau khi thu hồi đất, phù hợp với quy hoạch, phát triển chung của thành phố.

* Tác động đến cảnh quan và Môi trường

- Về cảnh quan: Việc đầu tư cơ sở hạ tầng của hai dự án cơ bản hoàn thành (đường giao thông, cấp điện, cấp nước, cây xanh…) được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch được duyệt nên cảnh quan khu vực đã được nâng lên rõ rệt. - Về môi trường: trong quá trình san lấp mặt bằng và đầu tư xây dựng đối với hai dự án đã đảm bảo các điều kiện về môi trường theo quy định như: không gây tiếng ồn, bụi bẩn, rác thải xây dựng….và không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khu vực lân cận dự án.

* Tác động đến an ninh trật tự xã hội

Sự phát triển đô thị sẽ mang lại một phần lợi ích cho người dân, nhưng bên cạnh đó cũng làm tác động không nhỏ đến an ninh trật tự xã hội của địa phương như số người mắc nghiện, trộm cắp sẽ gia tăng. Do số lượng người ở nơi khác đến làm việc, ở trọ tại địa phương với những tập quán phong tục, cách sống và nhận thức khác nhau đã làm cho tình hình trật tự xã hội tại địa phương trở nên phức tạp hơn.

3.19:

Bảng 3.19. Tình hình an ninh trật tự của ngƣời dân sau khi thu hồi đất

TT Chỉ tiêu điều tra

Dự án 1 Dự án 2 Tổng số hộ Tỷ lệ (%) Tổng số hộ Tỷ lệ (%) 1 An ninh trật tự tốt hơn 208 49,52 17 50,00 2 An ninh trật tự không thay đổi 111 26,43 15 50,00 3 An ninh trật tự kém đi 101 24,05 0 0,00

Tổng số hộ 420 100,00 32 100,00

Ghi chú:

Qua kết quả điều tra thực tế cho thấy: Dự án xây dựng trường ĐH Việt Bắc so với các dự án khác thì tính phức tạp sẽ cao hơn và đặc biệt là trường được xây dựng tại xã Đồng Bẩm mà xã Đồng Bẩm là xã có tỷ lệ người mắc nghiện khá cao nên qua việc điều tra có 49,52 % cho rằng tình hình an ninh trật tự tốt hơn vì khi trường được đưa vào hoạt động, các hàng quán, các dịch vụ sinh hoạt thu từ các em sinh viên sẽ có nguồn thu khá ổn định nên vấn đề giải quyết công ăn việc làm rất tốt sẽ giúp cho một lượng lớn nhân công lao động đang thất nghiệp kể cả những trường hợp ngoài độ tuổi lao động vẫn có thể thích ứng được. Nhưng bên cạnh đó có 24,05 % số hộ cho rằng tình hình an ninh trật tự kém đi vì khi xây dựng Trường kèm theo đó là trong khu dân cư mở thêm các nhà trọ, các dịch vụ cho sinh viên nên làm cho tình hình trộm cắp tăng lên, an ninh trật tự của địa bàn phức tạp hơn.

3.4.4.3. Ý kiến định hướng phát triển của người dân

Qua điều tra các hộ cho thấy:

Các hộ nằm trong vùng dự án bị thu hồi, nhất là đối với các hộ bị thu trên 30% đất nông nghiệp luôn có đề xuất đối với hỗ trợ ổn định đời sống Nhà nước cần quan tâm cho đi đào tạo nghề trực tiếp mà phù hợp với địa phương đang cần.

Nên đầu tư khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, mở rộng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống cho nhân dân để tạo việc làm trong lĩnh vực này.

Cần mở các lớp đào tạo ngắn hạn, khuyến nông miễn phí. Có chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với các hộ bị thu hồi đất có nhu cầu để họ tự tạo việc làm trong lĩnh vực như: chăn nuôi, dịch vụ, du lịch, thương mại....

3.5. T

ên

3.5 2

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, sự kiểm tra giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh sự chỉ đạo và điều hành của UBND tỉnh Thái Nguyên, được sự đồng

tình ủng hộ và phối kết hợp chặt chẽ của UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn và các cấp các ngành, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2009-2013 đã đạt được kết quả đáng kể, góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương trong thời gian qua, đồng thời tạo đà thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo.

Việc triển khai Luật và các văn bản quy định của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương đã được UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời tới các sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố. Hình thức triển khai phong phú như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (Đài phát thanh truyền hình, báo Thái Nguyên, đài truyền thanh các xã, thôn, bản; thông qua bản tin tuyên truyền, cát séc, các buổi nói chuyện, tập huấn nghiệp vụ.... Vì vậy các chính sách hiện hành về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được triển khai kịp thời tới cán bộ làm công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư để hiểu và làm đúng theo chế độ chính sách hiện hành của nhà nước và của tỉnh, đồng thời cũng được truyền tải đến đông đảo các tầng lớp dân cư nhằm thực hiện và giám sát việc thực hiện của các cơ quan Nhà nước theo đúng quy định.

Về triển khai các văn bản của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các bộ và văn bản quy định của UBND tỉnh về công tác Bồi thường hỗ trợ và tái định cư:

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực Hội đồng Thẩm định Bồi thường hỗ trợ tái định cư tỉnh thường xuyên phối hợp với các sở ngành có liên quan tổ chức tập huấn chính sách, nghiệp vụ về công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư cho cán bộ làm công tác bồi thường thuộc Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư các huyện, thành phố.

Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư các huyện, thành phố có trách nhiệm triển khai các chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư để các đối tượng

Kết quả do làm tốt công tác triển khai, tập huấn chính sách về công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư nên các dự án trên địa bàn được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ về cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ bàn giao mặt bằng thi công công trình góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư đã có bước chuyển biến tích cực, hầu hết các công trình, dự án đều được các cấp, các ngành tính toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chính xác, kịp thời, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất.

Các vấn đề vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ đã được quan tâm giải quyết một cách kịp thời, triệt để đáp ứng cơ bản nguyện vọng và vướng mắc của nhân dân vì vậy tình trạng dây dưa, khiếu kiện kéo dài đã được cải thiện một cách đáng kể.

Phần lớn người bị thu hồi đất chấp hành nghiêm túc chủ trương thu hồi đất của nhà nước, nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư theo đúng quy định. Những trường hợp cố tình không chấp hành quyết định thu hồi đất, bàn giao mặt bằng để thi công công trình đã được xử lý một cách kiên quyết đúng quy định của pháp luật.

Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đã thiết lập được hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ trong thu hồi đất. Chính sách này đã và đang được áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội, từng bước tháo gỡ những vướng mắc trong thu hồi đất, giải phóng và bàn giao mặt bằng cho các dự án đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người bị thu hồi đất tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)