6. Bố cục của luận văn
4.2.1. Các giải pháp chung
* Nhóm giải pháp về công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành
Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh tăng cường hơn nữa trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, giám sát, kiểm tra đôn đốc quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện Luật đất đai và cơ chế chính sách về bồi thường GPMB theo Luật đất đai.
* Nhóm giải pháp về Quy định thống nhất và chi tiết hóa hệ thống văn bản pháp luật đất đai, chính sách bồi thường GPMB từ Trung ương tới địa phương.
Quy định thống nhất và chi tiết hoá hệ thống văn bản pháp luật đất đai, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng từ Trung ương xuống địa phương. Bổ sung các quy định liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đảm bảo được ba yếu tố: phù hợp, thống nhất và đồng bộ. Cần có những quy định cụ thể về tỷ lệ đồng thuận đối với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để có cơ sở quyết định thu hồi đất. Ngoài việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoá chính sách thu hồi đất, các cơ quan có thẩm quyền phải xây dựng quy chế thu hồi đất cho từng loại dự án cụ thể. Quy chế này phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa phương, dự án nhưng không trái với quy định của pháp luật đất đai về thu hồi đất.
Cần thành lập cơ quan nghiên cứu và quản lý thị trường bất động sản, việc quản lý thị trường này vừa thể hiện chức năng quản lý của Nhà nước vừa sử dụng là công cụ để Nhà nước điều tiết lại chính thị trường đó theo các định hướng chiến lược của nhà nước. Trong công tác quản lý đất đai bồi thường giải phóng mặt bằng, việc quản lý thị trường bất động sản có tác dụng rất to lớn, đó là xác định được chính xác giá trị tài sản đặc biệt là đất đai khi Nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo Luật Đất đai và các quy định của bộ Luật dân sự (thu tiền sử dụng đất khi giao đất, tính các loại thuế thu từ đất, bồi thường thiệt hại từ đất...)
Xây dựng khung giá đất hàng năm của địa phương phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường phục vụ cho việc áp giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Một nguyên tắc chung của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là thu hồi đất phải phù hợp với giá đất trên thị trường. Trong thực tế, việc thu hồi đất không phải chỉ có một dạng duy nhất và giá đất áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại cũng được biến thiên
theo từng dự án và phụ thuộc vào loại đất bị thu hồi. Việc điều chỉnh giá đất phải được tiến hành hàng năm đảm bảo sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường tránh được sự chênh lệch giá quá cao. Ngoài việc điều chỉnh khung giá đất, việc điều chỉnh giá nhà tái định cư, mức hỗ trợ khi có biến động mặt bằng giá cả phải được cập nhật và tiến hành thường xuyên để có được giá bồi thường phù hợp, giảm thiểu khó khăn cho người bị thu hồi đất.
* Nhóm giải pháp về tuyên truyền
Tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về đất đai, bồi thường GPMB trên các hội nghị, phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức đối thoại và tham gia các chương trình tọa đàm, đối thoại với nhân dân, các tổ chức và cá nhân trong tỉnh, đặc biệt là vùng có dự án, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ của cán bộ công chức đủ khả năng thực hiện công tác GPMB.
* Nhóm giải pháp về thanh kiểm tra
Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra các dự án để phân loại đánh giá hiệu quả và tiến độ thực hiện dự án; thường xuyên kiểm tra và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực về đất đai và bồi thường GPMB. Tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng, đánh giá rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước. Kiên quyết xử lý và thu hồi các dự án không triển khai và triển khai chậm theo Luật đất đai năm 2013, đối với các trường hợp vi phạm sẽ xử lý kiên quyết…..Tập Trung đối thoại và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại tố cáo của công dân cơ sở để tránh khiếu kiện vượt cấp kéo dài làm ảnh hưởng tới tiến độ dự án và quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi.
* Nhóm giải pháp về phương án tái định cư
UBND tỉnh Thái Nguyên và UBND thành phố Thái Nguyên tập trung quy hoạch và chuẩn bị trước các khu TĐC để nhân dân khi có nhu cầu di chuyển sớm ổn định cuộc sống tại nơi tái định cư. Cần lưu ý các giải pháp
nguồn thu nhập mới, đây là vấn đề cần được quan tâm. Điều này không chỉ là trách nhiệm của Chủ đầu tư dự án mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền địa phương.
* Nhóm giải pháp về thu hút đầu tư, tiếp nhận đầu tư dự án:
Khi tiếp nhận dự án đầu tư phải đánh giá khả năng tài chính thực hiện dự án của chủ đầu tư, tiến độ cam kết của chủ đầu tư, ảnh hưởng của dự án với địa phương và nhân dân nơi đầu tư sao cho sử dụng quỹ đất tiết kiệm nhất, mang lại hiệu quả cao, sử dụng lao động địa phương nhất là người bị thu hồi đất để giải quyết việc làm và ít ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân khu vực dự án và giáp gianh dự án.