Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người bị thu hồi đất tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 46)

6. Bố cục của luận văn

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong qua trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên?

- Công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC ảnh hưởng đến người bị thu hồi đất như thế nào?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ các đơn vị tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê.

Có nhiều phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. Nhìn chung khi tiến hành thu thập dữ liệu cho một cuộc nghiên cứu, phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp với nhau để đạt được hiệu quả mong muốn. Sau đây là một số phương pháp thường dùng:

- Phương pháp quan sát: là phương pháp ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con người. Phương pháp này thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình, cá nhân: Nhân viên điều tra đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn (phiếu điều tra).

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các bảng biểu, báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên; Phòng Tài nguyên và môi thường thành phố Thái nguyên; Trung tâm phát

triển quỹ đất thành phố Thái Nguyên…Tổng hợp các thông tin từ các cơ quan có liên quan khác.

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào thông tin thu thập được tác giả sẽ tiến hành phân tích vẫn đề cần nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và số lượng mẫu điều tra

- Phương pháp chọn mẫu: là loại điều tra không toàn bộ. Từ tổng thể hiện tượng cần nghiên cứu người ta chọn ra một số đơn vị mang tính chất đại biểu cho tổng thể để điều tra. Kết quả điều tra được dùng suy rộng cho tổng thể. Các đơn vị được điều tra phải được chọn theo các phương pháp khoa học để đảm bảo tính chất đại biểu cho tổng thể.

Chọn ngẫu nhiên trong tổng số các hộ bị Nhà nước thu hồi ở hai dự án để khảo sát (Sử dụng bảng hỏi).

Số lượng mẫu điều tra: Lựa chọn ít nhất 50% số hộ dân bị thu hồi đất để khảo sát.

- Mục đích: Để điều tra về thu nhập, tài sản, lao động, việc làm, học vấn, giáo dục…. phục vụ cho vấn đề cần nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu điều tra

- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, và lập thành các bảng biểu. Sau đó tiến hành phân tích so sánh đánh giá đưa ra nhận xét.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

- Phân tích thông tin là xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng. Phân tích thông tin là lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu.

của việc bồi thường GPMB tạo khả năng nghiên cứu và phân tích một cách sâu sắc và chi tiết đối tượng nghiên cứu.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

2.3.1. Bồi thường đất

Ý nghĩa: nghiên cứu sự ảnh hưởng của chính sách bồi thường đất nông nghiệp tại các dự án nghiên cứu đến các hộ dân bị thu hồi đất.

2.3.2. Bồi thường tài sản, vật kiến trúc

Ý nghĩa: nghiên cứu sự ảnh hưởng của chính sách bồi thường tài sản, vật kiến trúc tại các dự án nghiên cứu đến các hộ dân bị thu hồi đất.

2.3.3. Hỗ trợ đất

Ý nghĩa: nghiên cứu sự ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ đất nông nghiệp tại các dự án nghiên cứu đến các hộ dân bị thu hồi đất.

2.3.4. Số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất

Ý nghĩa: nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tại các dự án nghiên cứu đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất.

Công thức tính và đơn vị đo: Tính tỷ lệ % giữa số người trong độ tuổi lao động có việc làm (làm nông nghiệp, buôn bán nhỏ, dịch vụ…), chưa có việc làm với tổng số người trong độ tuổi lao động.

2.3.5. Vấn đề thu nhập của các hộ bị thu hồi đất

Ý nghĩa: nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tại các dự án nghiên cứu đến thu nhập của các hộ dân bị thu hồi đất.

Công thức tính và đơn vị đo:

- Tính thu nhập bình quân theo các chỉ số khác nhau như: theo hộ/năm, theo đầu người/năm và đầu người/ tháng.

2.3.6. Vấn đề an ninh trật tự của các hộ sau khi bị thu hồi đất

Ý nghĩa: nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tại các dự án nghiên cứu đến an ninh trật tự của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG,

HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Đ T N

T Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, nằm ở trung tâm vùng Trung du miền núi Đông Bắc bộ. Có toạ độ địa lý: 200

20’ đến 22025’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội 80 Km về phía Đông Bắc và được bao quanh bởi 5 huyện của tỉnh Thái Nguyên:

Phía Bắc giáp: Huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương. Phía Nam giáp: Phổ Yên và huyện Phú Bình.

Phía Tây giáp: Huyện Đại Từ.

Phía Đông nam giáp: Thị xã Sông Công và huyện Phú Bình.

Thành phố Thái Nguyên cách sân bay Quốc tế Nội bài 52 km về phía Bắc. Có Quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng. Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn. Quốc Lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang. Thái Nguyên được xác định là đô thị động lực của vùng kinh tế trọng điểm trung du miền núi Bắc Bộ, với vai trò được khẳng định là trung tâm tổng hợp Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Y tế - Đào tạo - Khoa học kỹ thuật của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; Là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng với nhiều tuyến giao thông huyết mạch ở cả đường bộ, đường sắt và đường sông giao lưu kinh tế giữa thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng với các tỉnh miền núi phía Bắc.

Ngoài ra, Thái Nguyên còn có vị trí rất quan trọng, có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc nước ta (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).

Bản đồ địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên

3.1.1.2. Địa hình

Thành phố Thái Nguyên có độ cao thấp nhất, ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công, được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên, vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Địa hình của vùng này gồm có những đồi, gò thoải, bát úp xen kẽ nhau. Độ dốc từ 8o

diện tích có độ dốc nhỏ hơn 8o. Loại địa hình này thích hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm.

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa đông phi nhiệt đới lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa trung bình khá lớn.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất

phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%...

*

, tổng diện tích tự nhiên thành phố Thái Nguyên là 18.630,56 ha.

Trong đó: Đất nội thành là 6.081,06 ha (chiếm 32,6%), đất ngoại thành là 12.549,50ha (chiếm 67,4%), đất xây dựng đô thị 2.523,67 ha gồm: 1.941,79 ha đất dân dụng (gồm: đất khu ở, đất công trình công cộng đô thị, đất cây xanh, đất giao thông nội thị) và 58,88 ha đất ngoài dân dụng (gồm: đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kho tàng, đất cơ quan hành chính, đất trường chuyên nghiệp, đất du lịch, di tích, tôn giáo, đất giao thông đối ngoại,

đất quốc phòng, an ninh, đất bãi xử lý chất thải, đất nghĩa trang, nghĩa địa). Ngoài ra còn có 3.557,04 ha các loại đất khác như: Đất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, đất bằng chưa sử dụng, đất đồi chưa sử dụng và đất đầm, sông hồ. Bảng 3.1. 2013 TT Mục đích sử dụng đất Mã các loại đất Tổng DT các loại đất trong địa giới HC đất nội thị (19 phƣờng) Diện tích đất ngoại thị (9 xã) Tổng diện tích tự nhiên 18.630,56 6.081,06 12.549,50 A Đất nông nghiệp NNP 12.266,51 3.366,87 8.899,64

I Đất sản xuất nông nghiệp SXN 9.021,64 2.663,86 6.357,78

1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5.017,50 1.389,51 3.627,99

1.1 Đất trồng lúa LUA 3.661,23 1.045,64 2.615,59

1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 17,57 3,20 14,37

1.3 Đất trồng cây hàng năm khác BHK 1.338,70 340,67 998,03

2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.004,14 2.759,79 1.244,35

II Đất lâm nghiệp LNP 2.911,52 344,38 2.567,14

1 Đất rừng sản xuất RSX 1.926,70 299,38 1.627.32

2 Đất rừng phòng hộ RPH 984,82 0,00 984,82

III Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 329,94 131,03 198,91

IV Đất nông nghiệp khác NKH 3,41 3,41 0,00

B Đất phi nông nghiệp PNN 5.992,86 2.885,70 3.107,16

I Đất ở OTC 1.553,22 997,02 556,20

1 Đất ở tại nông thôn ONT 556,20 0,00 556,20

2 Đất ở tại đô thị ODT 997,02 997,02 0,00

II Đất chuyên dùng CDG 3.161,16 1.576,61 1.584,55

1 Đất trụ sở CQ, C.trình S.nghiệp CTS 85,86 72,52 13,34

2 Đất quốc phòng QPH 258,88 105,57 153,31

3 Đất an ninh ANI 16,28 6,18 10,10

4 Đất SX, kinh doanh phi NN CSK 498,68 368,97 129,71

5 Đất có mục đích công cộng CCC 2.301,46 1.023,37 1.278,09

III Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 13,54 6,46 7,08

IV Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 115,40 39,06 76,34

V Đất sông suối và mặt nước CD PNK 1.146,24 264,24 882,00

VI Đất phi nông nghiệp khác PNK 3,30 2,31 0,99

C Đất chƣa sử dụng CSD 371,19 128,49 242,70

I Đất bằng chưa sử dụng BCS 282,96 97,57 185,39

II Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 88,23 36,19 52,04

III Núi đá không có rừng cây NCS 0,00 0,00 0,00

* Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và

rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.

* Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và

sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.

* Nguồn nƣớc: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có

lượng nước ngầm phong phú.

3.1.2. -

3.1.2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên

Hiện nay, thành phố có 28 đơn vị hành chính gồm 19 phường, 9 xã với tổng diện tích 18.630,56 ha, dân số toàn đô thị 354.707 người; trong đó dân số thường trú 279.710 người (theo niên giám thống kê 2013).

Đến thời điểm này, thành phố Thái Nguyên đã hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI cũng như đáp ứng hầu hết các tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc Tỉnh.

3.1. -

* Thực trạng phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn thành phố Thái Nguyên năm 2013 đạt 11,72% (Chỉ tiêu kế hoạch là 12,5%).

Tổng sản phẩm trong thành phố (GDP) năm 2013 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 11.915 tỷ đồng, tăng 11,72% so với cùng kỳ năm 2012.

trong đó Dịch vụ - thương mại đạt 5.992 tỷ đồng, tăng 13,95% so với năm 2012; công nghiệp - xây dựng đạt 5.422 tỷ đồng, tăng 9,55 so với năm 2012; nông - lâm nghiệp đạt 492 tỷ đồng, tăng 4,39% so với năm 2012.

Cơ cấu kinh tế: GDP (giá thực tế) ước đạt 14.086 tỷ đồng, trong đó: ngành dịch vụ - thương mại đạt 6.802 tỷ đồng, chiếm 48,42 %; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 6.731 tỷ đồng, chiếm 47,78%; ngành Nông - Lâm nghiệp đạt 534 tỷ đồng, chiếm 3,8%.

GDP bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng/năm, bằng 102,1% kế hoạch (tăng 6 triệu đồng so với năm 2012).

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương năm 2013 đạt 6.175 tỷ đồng bằng 95% kế hoạch (chỉ tiêu kế hoạch là 6.500 tỷ đồng), tăng 7,46% so với cùng kỳ năm 2012.

Sản lượng lương thực cả năm 2013 đạt 30.632 tấn, tăng 0,75% (tăng 227 tấn) so với kế hoạch. Giá trị sản phẩm trên 1 ha nông nghiệp trồng ước đạt 93 triệu đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 6,89% so với cùng kỳ 2012 (tăng 6 triệu/1ha); giá trị sản phẩm trên 1 ha chè và cây ăn quả đạt 120 triệu đồng, tăng 7,14% so với kế hoạch, tăng 10,09% so với cùng kỳ năm 2012 (tăng 11triệu đồng/1ha).

Thu ngân sách năm 2013 đạt 871,36 tỷ đồng bằng 89,9% kế hoạch tỉnh và bằng 83,56% kế hoạch thành phố, tăng 7,08% so với năm 2012, trong đó: Thu thuế, phí, thu khác đạt 511,65 tỷ đồng, bằng 94,4 % kế hoạch tỉnh, bằng 85,28% kế hoạch thành phố; thu tiền sử dụng đất đạt 359,71 tỷ đồng, bằng 82,9 % kế hoạch tỉnh, bằng 79,94% kế hoạch thành phố. Thực hiện cả năm đạt 1.067,45 tỷ đồng, bằng 109,35% kế hoạch tỉnh, bằng 101,7% kế hoạch điều chỉnh thành phố.

Chi ngân sách thực hiện là 828,64 tỷ đồng, bằng 81,89% kế hoạch tỉnh và bằng 75,5% kế hoạch thành phố. Thực hiện cả năm đạt 1.160,54 tỷ đồng, bằng 100 % kế hoạch điều chỉnh thành phố.

* Sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp: Về trồng trọt đã gieo trồng

6.859,22 ha cây lương thực, tăng 2% (tăng 138,22 ha) so với kế hoạch. Sản lượng lương thực có hạt năm 2013 đạt 30.632 tấn tăng 0,75% (tăng 227 tấn) so với kế hoạch. Trồng mới và phục hồi được 80ha chè, tăng 60% so với kế hoạch nâng tổng diện tích chè trên địa bàn lên 1.377 ha.

* Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất

công nghiệp năm 2013 trên địa bàn đạt 19.000 tỷ đồng, tăng 5,5 % so với cùng kỳ năm 2012. Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 6.175 tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người bị thu hồi đất tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)