Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người bị thu hồi đất tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 49 - 53)

6. Bố cục của luận văn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, nằm ở trung tâm vùng Trung du miền núi Đông Bắc bộ. Có toạ độ địa lý: 200

20’ đến 22025’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội 80 Km về phía Đông Bắc và được bao quanh bởi 5 huyện của tỉnh Thái Nguyên:

Phía Bắc giáp: Huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương. Phía Nam giáp: Phổ Yên và huyện Phú Bình.

Phía Tây giáp: Huyện Đại Từ.

Phía Đông nam giáp: Thị xã Sông Công và huyện Phú Bình.

Thành phố Thái Nguyên cách sân bay Quốc tế Nội bài 52 km về phía Bắc. Có Quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng. Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn. Quốc Lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang. Thái Nguyên được xác định là đô thị động lực của vùng kinh tế trọng điểm trung du miền núi Bắc Bộ, với vai trò được khẳng định là trung tâm tổng hợp Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Y tế - Đào tạo - Khoa học kỹ thuật của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; Là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng với nhiều tuyến giao thông huyết mạch ở cả đường bộ, đường sắt và đường sông giao lưu kinh tế giữa thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng với các tỉnh miền núi phía Bắc.

Ngoài ra, Thái Nguyên còn có vị trí rất quan trọng, có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc nước ta (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).

Bản đồ địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên

3.1.1.2. Địa hình

Thành phố Thái Nguyên có độ cao thấp nhất, ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công, được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên, vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Địa hình của vùng này gồm có những đồi, gò thoải, bát úp xen kẽ nhau. Độ dốc từ 8o

diện tích có độ dốc nhỏ hơn 8o. Loại địa hình này thích hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm.

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa đông phi nhiệt đới lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa trung bình khá lớn.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất

phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%...

*

, tổng diện tích tự nhiên thành phố Thái Nguyên là 18.630,56 ha.

Trong đó: Đất nội thành là 6.081,06 ha (chiếm 32,6%), đất ngoại thành là 12.549,50ha (chiếm 67,4%), đất xây dựng đô thị 2.523,67 ha gồm: 1.941,79 ha đất dân dụng (gồm: đất khu ở, đất công trình công cộng đô thị, đất cây xanh, đất giao thông nội thị) và 58,88 ha đất ngoài dân dụng (gồm: đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kho tàng, đất cơ quan hành chính, đất trường chuyên nghiệp, đất du lịch, di tích, tôn giáo, đất giao thông đối ngoại,

đất quốc phòng, an ninh, đất bãi xử lý chất thải, đất nghĩa trang, nghĩa địa). Ngoài ra còn có 3.557,04 ha các loại đất khác như: Đất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, đất bằng chưa sử dụng, đất đồi chưa sử dụng và đất đầm, sông hồ. Bảng 3.1. 2013 TT Mục đích sử dụng đất Mã các loại đất Tổng DT các loại đất trong địa giới HC đất nội thị (19 phƣờng) Diện tích đất ngoại thị (9 xã) Tổng diện tích tự nhiên 18.630,56 6.081,06 12.549,50 A Đất nông nghiệp NNP 12.266,51 3.366,87 8.899,64

I Đất sản xuất nông nghiệp SXN 9.021,64 2.663,86 6.357,78

1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5.017,50 1.389,51 3.627,99

1.1 Đất trồng lúa LUA 3.661,23 1.045,64 2.615,59

1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 17,57 3,20 14,37

1.3 Đất trồng cây hàng năm khác BHK 1.338,70 340,67 998,03

2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.004,14 2.759,79 1.244,35

II Đất lâm nghiệp LNP 2.911,52 344,38 2.567,14

1 Đất rừng sản xuất RSX 1.926,70 299,38 1.627.32

2 Đất rừng phòng hộ RPH 984,82 0,00 984,82

III Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 329,94 131,03 198,91

IV Đất nông nghiệp khác NKH 3,41 3,41 0,00

B Đất phi nông nghiệp PNN 5.992,86 2.885,70 3.107,16

I Đất ở OTC 1.553,22 997,02 556,20

1 Đất ở tại nông thôn ONT 556,20 0,00 556,20

2 Đất ở tại đô thị ODT 997,02 997,02 0,00

II Đất chuyên dùng CDG 3.161,16 1.576,61 1.584,55

1 Đất trụ sở CQ, C.trình S.nghiệp CTS 85,86 72,52 13,34

2 Đất quốc phòng QPH 258,88 105,57 153,31

3 Đất an ninh ANI 16,28 6,18 10,10

4 Đất SX, kinh doanh phi NN CSK 498,68 368,97 129,71

5 Đất có mục đích công cộng CCC 2.301,46 1.023,37 1.278,09

III Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 13,54 6,46 7,08

IV Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 115,40 39,06 76,34

V Đất sông suối và mặt nước CD PNK 1.146,24 264,24 882,00

VI Đất phi nông nghiệp khác PNK 3,30 2,31 0,99

C Đất chƣa sử dụng CSD 371,19 128,49 242,70

I Đất bằng chưa sử dụng BCS 282,96 97,57 185,39

II Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 88,23 36,19 52,04

III Núi đá không có rừng cây NCS 0,00 0,00 0,00

* Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và

rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.

* Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và

sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.

* Nguồn nƣớc: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có

lượng nước ngầm phong phú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người bị thu hồi đất tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)