Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 74 - 90)

5. Bố cục luận văn

3.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan

3.3.2.1. Năng lực tài chính

Yếu tố tài chính quan trọng nhất của ngân hàng thương mại là vốn, bao gồm: Vốn pháp định và Quỹ dự trữ. Vốn ngân hàng là điều kiện cơ bản đảm bảo tiền gửi của khách hàng, một khi gặp rủi ro trong kinh doanh (như nợ khó đòi, lỗ trong nghiệp vụ chứng khoán thì vốn của ngân hàng là khoản bù đắp rủi ro đó và tạo khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng).

Mặc dù vốn là yếu tố cơ bản để đánh giá về mặt tài chính của ngân hàng, nhưng ngoài yếu tố vốn ta cần phải tính đến hàng loạt các yếu tố khác như:

thanh khoản của ngân hàng, cấu trúc rủi ro tích sản, tính chất biến động của các loại tiền gửi và chất lượng quản lý ngân hàng.Theo quan điểm của Mỹ và một số nước phương Tây, muốn đánh giá một ngân hàng người ta sử dụng 5 tiêu chí:

- Tỷ lệ vốn: Các tỷ số về vốn (Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản, Vốn chủ sở hữu/Tài sản có …).

- Chất lượng tài sản: Chất lượng tín dụng và các khoản đầu tư. - Tiền lãi: Các tỷ số về thu nhập

- Thanh khoản: Tính thanh khoản trên tài sản, trên cổ phiếu …

- Chất lượng quản lý: Đội ngũ quản lý, nhân viên, mạng lưới, công nghệ… Các ngân hàng căn cứ vào các tiêu chuẩn trên để chấm điểm và phân loại ngân hàng tốt, khá, yếu…

Các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc muốn nâng cao năng lực tài chính cũng cần học tập, áp dụng những phương pháp hiện đại của các nước khác trên Thế giới có hoạt động ngân hàng tiên tiến, hiệu quả để đánh giá hoạt động của chi nhánh mình, từ đó có các giải pháp cho phù hợp với đặc điểm tình hình từng chi nhánh.

3.3.2.2. Năng lực ứng dụng khoa học công nghệ

Hoạt động ngân hàng gắn liền với hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhất để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của toàn bộ xã hội. Ngân hàng với nhiều dịch vụ tiện ích, cơ sở vật chất hiện đại góp phần phục vụ cho phát triển du lịch như: hệ thống máy rút tiền tự động ATM, mạng lưới ngân hàng trải dài tận các xã, huyện trong toàn tỉnh phục vụ cho hoạt động thanh toán, chuyển khoản được nhanh gọn, thuận tiện cho người sử dụng.

Hoạt động dịch vụ ngân hàng đã ngày càng phát triển đa dạng, các Ngân hàng thương mại đã phát triển nhiều chương trình quản lý sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích và hiện đại, triển khai chương trình quản lý và điều hành nội

bộ, giao dịch ngân hàng một cửa, 100% các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện thanh toán chuyển tiền điện tử liên ngân hàng

Các TCTD trên địa bàn thực hiện tốt việc trang bị công nghệ theo chỉ đạo của Ngành và của hệ thống, thực hiện giao dịch một cửa nhanh, chính xác, đáp ứng yêu cầu luân chuyển vốn tiền tệ của tổ chức, cá nhân, góp phần tăng nhanh quá trình chu chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế.

Thực hiện có hiệu quả Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015, tiếp tục triển khai mở rộng kết nối liên thông hệ thống POS và phát triển thanh toán thẻ qua POS một cách hiệu quả, vững chắc. Mở rộng các dịch vụ thanh toán, mở tài khoản cá nhân, rút tiền tự động (ATM) để phục vụ nhu cầu thanh toán. Đến 31/12/2014, trên địa bàn tỉnh có 150 máy ATM; 13/21 ngân hàng, phòng giao dịch lắp đặt 274 POS tại các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng bán lẻ, đáp ứng nhu cầu thanh toán của các chủ thẻ.

Năm 2014 khối lượng thanh toán qua NHNN Chi nhánh tỉnh khá lớn: Chuyển tiền đi 8.329 món, giá trị 86.240 tỷ đồng; chuyển tiền đến 6.449 món, giá trị 21.230 tỷ đồng; thanh toán bù trừ 85.623 món, giá trị 19.136 tỷ đồng.

Các TCTD chủ động tiếp cận với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để mở rộng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trả lương cho cán bộ công nhân viên chức qua tài khoản. Đến 31/12/2014 có trên 310 nghìn tài khoản tiền gửi thanh toán, với trên 5.000 tỷ đồng được thanh toán qua hệ thống, trong đó số tài khoản cá nhân là 295.000 tài khoản, số dư 570 tỷ đồng, còn lại là các phương tiện thanh toán khác.

3.3.2.3.Năng lực trình độ, chất lượng nguồn nhân lực

Hiện nay chất lượng và trình độ nguồn nhân lực được các NHTM đặc biệt quan tâm, đó là một trong các yếu tố giúp NHTM nâng cao được năng lực cạnh tranh.

NHTM với hơn 2.000 cán bộ,đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo cơ bản có trình độ chuyên môn nhiệm vụ tốt, đặc biệt có kinh nghiệm công tác, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đáp ứng tốt trong lĩnh vực ngân hàng.

Về cơ cấu thì cán bộ là nữ chiếm đa số với tỷ lệ lên đến 75%. Đa số lực lượng lao động ngành Ngân hàng trên địa bàn đều trẻ, có nhiệt huyết trong công việc, yêu ngành, yêu nghề.

Về trình độ học vấncó trên 80%trình độ đại học và trên đại học, hầu hết cán bộ có trình độ ngoại ngữ và sử dụng thành thạo máy vi tính. Cán bộ được tạo điều kiện làm việc, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị … Việc bố trí công việc được thực hiện theo đề án vị trí việc làm tại từng Chi nhánh, phù hợp với năng lực của từng cán bộ để mỗi Chi nhánh đạt được hiệu quả chung cao nhất.

3.4. Đánh giá chung hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

3.4.1. Nhận xét chung về hoạt động của các chi nhánh NHTM

3.4.1.1. Kết quả đạt được

Cùng với sự trưởng thành của ngành NH Việt Nam, hệ thống NH Vĩnh Phúc đã có bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 22 Chi nhánh TCTD cấp I (năm 2010 là 17 Chi nhánh TCTD cấp I), 9 Chi nhánh ngân hàng huyện, 86 PGD trực thuộc các TCTD, 30 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và 137 điểm giao dịch của ngân hàng chính sách phủ kín các xã, phường trong tỉnh. Hệ thống ATM, POS luôn được chú trọng phát triển về quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ và đem lại nhiều sản phẩm tiện ích cho khách hàng. Trên địa bàn tỉnh có 150 máy ATM; 14/21 ngân hàng, phòng giao dịch lắp đặt 450 POS tại các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng bán lẻ...

Nguồn vốn huy động và tín dụng ngân hàng liên tục tăng trưởng trong 5 năm qua.Ở thời điểm cuối năm 2010, dư nợ tín dụng cao hơn so với tổng vốn huy động trên địa bàn, nhưng đến nay các TCTD đã biết tranh thủ huy động

nguồn vốn lớn từ các tổ chức kinh tế, từ dân cư, nguồn vốn dự án ... Kết quả nguồn vốn huy động đã tăng cao hơn dư nợ và đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế.Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ dân, hỗ trợ thị trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển vững chắc, tạo tiền đề cho các năm tiếp theo.

Trong thời gian qua, trên địa bàn có nhiều TCTD rất tích cực trong việc chia sẻ khó khăn với khách hàng như: cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi, cho vay mới với lãi suất thấp, không thu phí liên quan đến khoản vay...

Khi nền kinh tế khó khăn, ngành Ngân hàng cũng đã thực hiện hiệu quả các chương trình kinh tế lớn của tỉnh như:Chương trình kích cầu đầu tư; Chương trình cho vay khu chế xuất - khu công nghiệp; Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp; Chương trình Bình ổn thị trường; Chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn...Hiệu quả tín dụng đối với các chương trình này có ý nghĩa rất quan trọng bởi vai trò, tính chất của mỗi chương trình mà tác động thúc đẩy mang tính dây chuyền đối với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh là rất lớn.Không chỉ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng ngân hàng, các chương trình kinh tế nói trên khi thực hiện và phát triển hiệu quả đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, tạo thu nhập, cải thiện đời sống của các tầng lớp dân cư, hạn chế những sự phát sinh của tệ nạn xã hội, góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội.

3.4.1.2. Những hạn chế

Tín dụng tăng trưởng khá song dòng vốn tín dụng vẫn chưa được thông suốt chủ yếu do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình đã có cải thiện nhưng chưa vững chắc, nợ xấu từng bước được khắc phục nhưng còn tiềm ẩn cao.

Các biện pháp hỗ trợ nhằm cải thiện sức hấp thụ vốn như việc nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản lý dòng tiền của bản thân doanh nghiệp vẫn chưa cải thiện nhiều.

Việc xử lý tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn.

Có hiện tượng các TCTD lôi kéo khách hàng tốt của nhau, cho vay với lãi suất thấp quá mức cần thiết.Dù không nhiều nhưng đó là những biểu hiện của tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, dễ gây xáo trộn và tạo tiền lệ không tốt cho thị trường tiền tệ trên địa bàn.

Mặc dù chỉ tiêu lợi nhuận rất quan trọng trong kinh doanh, song trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay đòi hỏi các ngân hàng, nhất là các NHTM Nhà nước phải đi đầu dẫn dắt thị trường trong việc thực hiện các chỉ đạo điều hành của NHNN, các chương trình tín dụng của Chính phủ, tín dụng theo chương trình thí điểm để hỗ trợ vốn tối đa cho thị trường, cùng với cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Tuy nhiên vẫn còn có một số ngân hàng vẫn thực hiện cho vay với lãi suất cao, tiếp tục thu nhiều khoản phí, chưa thực sự đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn trong sản xuất- kinh doanh.

3.4.2. Nhận xét về hiệu quả hoạt động của 5 chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

3.4.2.1. Những kết quả đạt được

Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo phương pháp truyền thống kết hợp phân tích mô hình DEA cho 5 chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010- 2014, tác giả có thể đưa ra một số nhận xét sau:

- Thông qua chỉ số ROA của 5 chi nhánh NHTM cho thấy tỷ suất sinh lời của các chi nhánh NHTM đều ở mức hiệu quả, tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng giảm qua các năm.

- Tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu từ hoạt động của các chi nhánh NHTM có xu hướng giảm qua các năm, chứng tỏ các ngân hàng đang ngày càng quan tâm tới việc tối thiểu hóa chi phí, nhằm tận dụng khai thác tối đa nguồn lực sẵn có.

- Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ thay đổi khá nhiều qua các năm (trừ BIDV Vĩnh Phúc), tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu cụ thể đề ra hàng năm là nhỏ hơn 3%.

- Hiệu quả kỹ thuật giai đoạn 2010 -2014 đạt ở mức rất cao, có thể nói không có nhiều khác biệt giữa các chi nhánh ngân hàng trong việc sử dụng nguồn lực đầu vào của mình. Trong đó, có 3 chi nhánh NHTM đã sử dụng nguồn lực tối ưu.

3.4.2.2. Những hạn chế

- Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng khá cao: Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của SHB ở mức 25.9%, năm 2013 là 22.3% (do ảnh hưởng của việc sáp nhập các ngân hàng), năm 2014 giảm còn 3.8 %.

- Hiệu quả hoạt động của một số ngân hàng chưa cao do còn sử dụng lãng phí các yếu tố đầu vào. Yếu tố đầu vào còn sử dụng lãng phí nhiều nhất đó là chi cho nhân viên và chi trả lãi.

- Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời một số ngân hàng còn thấp (chi nhánh SHB Vĩnh Phúc) do ảnh hưởng của việc sáp nhập.

Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

4.1. Định hướng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2020

4.1.1. Quan điểm phát triển

- Phát triển ổn định và bền vững hệ thống NH là yêu cầu xuyên suốt chiến lược và quá trình thực hiện chiến lược NH. Phát triển ổn định và bền vững của hệ thống NH là nền tảng quan trọng đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế xã hội, bởi hệ thống NH là huyết mạch của nền kinh tế.

- Chiến lược phát triển NH được xây dựng và thực thi không tách rời chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Phát triển hệ thống NH phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển kinh tế xã hội, với sự phát triển tổng thệ hệ tài chính,thị trường tài chính và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chính NH.

- Phát huy tối đa nguồn lực còn người, lấy con ngưới làm trung tâm cho động lực phát triển hệ thống NH. Con người là chủ thể sáng tạo, là nguồn lực chủ yếu và là yếu tố quyết định sự phát triển hệ thống NH ổn định và bền vững, tạo ra những đột phá mới trong sự phát triển của hệ thống.

4.1.2. Mục tiêu chiến lược và khâu đột phá

4.1.2.1.Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục cải cách toàn diện hệ thống NH theo hướng phát triển ổn định, bền vững, ngang tầm với các NH trên thế giới và khu vực về quy mô, năng lực tài chính, quản trị, dịch vụ và công nghệ NH; mô hình phát triển NHphù hợp với cơ cấu phát triển kinh tế, yêu cầu hội nhập quốc tế đáp ứng đầy đủ nhất nhu

cầu và tiễn ích xã hội trong lĩnh vực tiền tệ NH, phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế bền vững; tạo tiền đề để phát triển cao hơn cho trong thời kỳ chiến lược sau.

4.1.2.2.Mục tiêu chủ yếu

- Xây dựng và phát triển NHNN lên một cấp độ mới trong việc thực hiện vai trò quản lý các hoạt động tiền tệ, tín dụng, thực thi CSTT, ngoại hối hiệu quả với tầm nhìn triển vọng vì lợi ích của khu vực tài chính, củng cố lòng tin của dân chúng đối với những động thái chính sách của NHNN và hệ thống tiền tệ, chủ động kiểm soát lạm phát ở mức mục tiêu hàng năm, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô (Mục tiêu này sẽ được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu tiền tệ và mức lạm phát cụ thể sẽ được tính toán sau khi có số liệu kinh tế vĩ mô).

- Phát triển thị trường tài chính nói chung, thị trường tiền tệ nói riêng theo hướng thiết lập một cơ chế vận hành thị trường có hiệu quả, đảm bảo tính ổn định bền vững, thông suốt và phát huy tốt nhất vai trò của các thành viên thị trường.

- Nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu với những giá trị cốt lõi của hệ thống NH Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế (mục tiêu này sẽ được cụ thể hóa bằng các tiêu chí cụ thể, như tỷ lệ đủ vốn, tổng tài sản có, tỷ lệ ROA... sẽ được tính toán sau khi có các chỉ số phát triển kinh tế- xã hội cụ thể).

4.1.2.3. Các đột phá chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 74 - 90)