5. Bố cục luận văn
2.3.4. Phương pháp phân tích thông tin
2.3.4.1. Phương pháp so sánh
Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu các số liệu thu thập được giữa các năm, các Chi nhánh NHTM với nhau, giữa cơ cấu các chỉ tiêu để thấy được sự biến động (tăng, giảm). Dựa trên so sánh số tuyệt đối và số tương đối, phân tích mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến vấn đề được nghiên cứu.
2.3.4.2. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả (Descriptive statistics) là phương pháp thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thống kê mô tả để phân tích, mô tả các dữ liệu như tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.
2.3.4.3. Mô hình phân tích bao tới hạn (Data Envelopment Analysis - DEA)
Tác giả sử dụng mô hình phân tích bao tới hạn để phân tích cho bộ số liệu phản ánh tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2014.
DEA được gọi là phương pháp bao dữ liệu (bao tới hạn) bởi nó sử dụng những biến tốt nhất ứng với mức đầu vào xác định để tạo thành một đường bao biên.
Ngành ngân hàng là một ngành có hoạt động dịch vụ phức tạp, có rất nhiều mối quan hệ giữa các đầu vào - đầu ra là không xác định, đặc biệt khi chúng ta xem xét mối quan hệ đồng thời nhiều đầu vào và đầu ra.Trong khi phương pháp tiếp cận tham số đòi hỏi phải chỉ định cụ thể mối quan hệ giữa đầu vào- đầu ra, và điều này có thể dẫn đến những kết luận sai nếu không chỉ định đúng dạng hàm.
* Các độ đo hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân bổ (AE) và hiệu quả chi phí (CE) hay hiệu quả kinh tế
Độ đo hiệu quả đầu tiên được tác giả Farell giới thiệu vào năm 1957 dựa trên nghiên cứu của Debreu (1951) và Kopmans (1951). Ông cho rằng hiệu quả của một ngân hàng gồm hai thành phần là hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân bổ (AE). Hiệu quả phân bổ (AE) phản ánh khả năng của ngân hàng sử dụng các đầu vào theo các tỷ lệ tối ưu, khi giá cả tương ứng của chúng đã biết. Khi kết hợp hai độ đo này cho ta độ đo hiệu quả kinh tế (CE).
Farell minh họa những ý tưởng của mình bằng việc sử dụng một ví dụ đơn giản bao gồm các ngân hàng sử dụng hai đầu vào (𝑥1 và 𝑥2) để sản xuất một đầu ra (y), với giả thiết hiệu quả hoạt động không đổi theo quy mô. Đường đồng lượng đơn vị của ngân hàng, được biểu diễn bằng đường SS’ trong hình 2.1 cho phép đo hiệu quả kỹ thuật.
Nếu một ngân hàng đã cho sử dụng các lượng đầu vào, xác định tại điểm P, để sản xuất một đơn vị đầu ra, thì phi hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng đó được xác định bởi khoảng cách QP, là lượng mà tất cả các đầu vào có thể giảm đi một cách tỷ lệ mà không cần giảm đầu ra. Mức không hiệu quả này được diễn tả theo phần trăm và bằng tỷ số QP/OP, biểu thị tỷ lệ phần trăm mà tất cả đầu vào có thể giảm. Hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng thường được đo bằng tỷ
số:
𝑇𝐸𝑖 = 𝑂𝑄 𝑂𝑃⁄ (2.1) Hay 𝑇𝐸𝑖 = 1 − 𝑄𝑃 𝑂𝑃⁄
TE sẽ nhận một giá trị nữa là 0 và 1, vì vậy cho ta một độ đo về mức độ không hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng. Khi 𝑇𝐸 = 1, chỉ rằng ngân hàng có hiệu quả kỹ thuật toàn bộ. Ví dụ tại điểm Q là điểm hiệu quả kỹ thuật vì nó nằm trên đường đồng lượng hiệu quả.
Hình 2.1. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối
(Nguồn: Coelli, Rao và Battese, năm 2004)
Tỷ số giá đầu vào được biểu thị bằng đường đồng phí AA’, cho phépchúng ta tính được hiệu quả phân bổ. Hiệu quả phân bổ (AE) của ngân hàng hoạt động tại P được định nghĩa bởi tỷ số:
𝐴𝐸𝑖 = 𝑂𝑅 𝑂𝑄⁄ (2.2)
Khoảng cách RQ biểu thị lượng giảm trong chi phí sản xuất, nếu sản xuất diễn ra tại điểm hiệu quả phân bổ (và hiệu quả kỹ thuật) Q’, thay vì tại điểm hiệu quả kỹ thuật, nhưng không hiệu quả phân bổ Q.
Hiệu quả kinh tế toàn phần (EE) được định nghĩa là tỷ số : 𝐸𝐸𝑖 = 𝑂𝑅 𝑂𝑃⁄ (2.3)
Lưu ý rằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ cho hiệu quả kinh tế chung:
𝑇𝐸𝑖 × 𝐴𝐸𝑖 = 𝑂𝑄 𝑂𝑃⁄ × 𝑂𝑅 𝑂𝑄⁄ = 𝑂𝑅 𝑂𝑃⁄ = 𝐸𝐸𝑖 (2.4)
Chú ý rằng tất cả ba độ đo bị chặn giữa 0 và 1. Tuy nhiên trên thực tế, chúng ta không thể có đường đồng lượng hiệu quả như hình 2.1. Bởi vì, để có được đường đồng lượng hiệu quả chúng ta phải ước lượng từ số liệu mẫu, do đó Farell (1957) đã gợi ý sử dụng một đường đồng lượng lồi tuyến tính từng khúc phi tham số như hình 2.2 được xây dựng sao cho không có điểm quan sát nào nằm bên trái hoặc ở phía dưới nó.
Hình 2.2. Đường đồng lượng lồi tuyến tính từng khúc
(Nguồn: Coelli, Rao và Battese, năm 2004) * Hiệu quả quy mô
Hiệu quả kỹ thuật (TE) được phân ra thành hiệu quả quy mô và các thành phần khác. Hiệu quả quy mô lại phân ra thành hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS - Constant Returns to scale) và hiệu quả thay đổi theo quy mô (VRS - Variable Returns to scale).
Hiệu quả không đổi theo quy mô có nghĩa là khi tăng đầu vào n lần thì đầu ra cũng tăng đúng n lần. Hiệu quả thay đổi theo quy mô là khi tăng đầu vào n lần thì đầu ra tăng nhiều hơn hoặc tăng ít hơn n lần.
Hình 2.3. Đường biên CRS, VRS và NIRS
(Nguồn: Coelli, Rao và Battese, năm 2004)
Hiệu quả không tăng theo quy mô của mô hình DEA cũng được biểu diễn trên hình 2.3. Như vậy hiệu quả NIRS TE của ngân hàng thứ p tại điểm P là APc /AP. Do đó DRS tồn tại khi hiệu quả quy mô bằng hiệu quả không tăng theo quy mô (như trường hợp Q), điều này ngụ ý rằng ngân hàng quá lớn và ngân hàng có thể cải thiện năng suất các yếu tố đầu vào theo đó giảm các chi phí đơn vị bằng cách giảm quy mô. IRS xuất hiện khi hiệu quả quy mô không bằng hiệu quả không tăng theo quy mô (như trường hợp điểm P), điều này có nghĩa là bằng cách tăng quy mô hoạt động, ngân hàng có thể cải thiện năng suất các yếu tố đầu vào và do đó giảm các chi phí đơn vị.
Qua những kinh nghiệm nghiên cứu trong nước, đề tài của tác giả sẽ dựa trên các chỉ tiêu đánh giá truyền thống đối với hiệu quả hoạt động của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để phân tích định tính, đồng thời tiếp tục ứng dụng mô hình phân tích định lượng DEA trên cơ sở bài nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh NHTM tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2010 - 2014. Các biến dự kiến đưa vào mô hình:
Bảng 2.1. Các yếu tố đầu vào và đầu ra đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
STT Đầu vào Đầu ra
1 Tổng chi cho nhân viên Doanh thu từ lãi 2 Tổng nguồn vốn Doanh thu ngoài lãi 3 Chi trả lãi
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Có rất nhiều cách lựa chọn các biến đầu vào và đầu ra, tuy nhiên dựa vào kinh nghiệm từ các nghiên cứu trong nước và tình hình thực tế hoạt động các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nên tác giả chọn ra 03 biến đầu vào và 02 biến đầu ra trên để nghiên cứu, các biến đầu vào và đầu ra này cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của mô hình.