Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 56)

5. Bố cục luận văn

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng tỉnh

3.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng tỉnh Vĩnh Phúc Phúc

Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (Nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Châu Á, với nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc Nhà nước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta.

Trải qua 64 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Việt Nam hôm nay đã có những thay đổi nhanh chóng và sâu sắc. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức; Song, các thế hệ cán bộ ngành Ngân hàng đã lập được nhiều thành tích, góp phần đưa Việt Nam từ một nước lạc hậu, nghèo nàn sau chiến tranh trở thành một nước có thu nhập trung bình và phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Ngân hàng Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng, tăng cường năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh tiền tệ của các TCTD, đảm bảo an toàn hệ thống.

* Về mạng lưới hoạt động và cơ cấu tổ chức hệ thống:Cùng với sự

trưởng thành của ngành Ngân hàng Việt Nam, hệ thống ngân hàng tỉnh Vĩnh Phúc đã có bước phát triển vượt bậc. Hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 21 Chi nhánh TCTD cấp I, 9 chi nhánh ngân hàng huyện, 86 PGD trực thuộc các TCTD, 30 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và 137 điểm giao dịch của ngân hàng chính sách phủ kín các xã, phường trong tỉnh.

* Về hoạt động dịch vụ: Hệ thống ATM, POS luôn được chú trọng phát triển về quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ và đem lại nhiều sản phẩm tiện ích cho khách hàng. Trên địa bàn tỉnh có 150 máy ATM; 14/21 ngân hàng, phòng giao dịch lắp đặt 450POS tại các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng bán lẻ, đáp ứng nhu cầu thanh toán của các chủ thẻ. Ngoài các dịch vụ truyền thống như: nhận tiền gửi của khách hàng, cho vay vốn, bảo lãnh, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ ngoại hối … ngành Ngân hàng trên địa bàn đã triển khai thêm nhiều dịch vụ mới như: Dịch vụ quản lý vốn tự động, dịch vụ nhận sổ phụ qua email, dịch vụ bán bảo hiểm qua ngân hàng, dịch vụ ngân hàng tại nhà và dịch vụ thanh toán thẻ, thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, internet, vé máy bay qua thẻ ATM. 100% các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện thanh toán chuyển tiền điện tử liên ngân hàng.

* Về lao động:Với hơn 2.000 cán bộ, trong đó trên 80% có trình độ đại

học và sau đại học, hầu hết cán bộ có trình độ ngoại ngữ và sử dụng thành thạo máy vi tính. Cán bộ được tạo điều kiện làm việc, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị …

Những năm qua, với sự quan tâm thường xuyên, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh, bám sát những mục tiêu, giải pháp trong điều hành CSTT của NHNN Việt Nam, hoạt động ngân hàng trên địa bàn đạt được nhiều kết quả: thanh khoản hệ thống dồi dào, lãi suất cho vay giảm mạnh, thị trường ngoại hối, vàng được kiểm soát,

các dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển hiện đại… Các TCTD trên địa bàn đã bám sát vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để đầu tư vốn tín dụng kịp thời, hợp lý theo hướng tích cực, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Đến 31/12/2014:Tổng nguồn vốn huy động đạt 30.999 tỷ đồng; Dư nợ cho vay toàn địa bàn đạt 27.489 tỷ đồng. Kết quả cho vay một số chương trình: Cho vay 1.944 DN, dư nợ 12.340 tỷ đồng; Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn đạt 8.650 tỷ đồng; Cho vay xây dựng nông thôn mới đạt 3.621 tỷ đồng; Cho vay nhà ở xã hội đạt 83,67 tỷ đồng. Tổng cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên đạt 14.891 tỷ đồng (chiếm 54,2% tổng dư nợ). Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ dân, hỗ trợ thị trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển phát triển vững chắc, tạo tiền đề cho các năm tiếp theo, phấn đấu hoàn thành kế hoạch 5 năm (2011-2015) và các mục tiêu của Đại hội Đảng bộ lần thứ XV đề ra.

Năm 2016, NHNN Việt Nam xác định mục tiêu và các giải pháp trọng tâm về điều hành CSTT là: “Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ CSTT nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các TCTD. Điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, bảo đảm giá trị đồng Việt Nam, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế. Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng”. Trên cơ sở đó NHNN Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng mục tiêu trong năm 2016 như: Giữ ổn định thị trường tiền tệ, ngân hàng, ngoại hối trên địa bàn; Phấn đấu tăng trưởng tín dụng từ 13-15%, huy động vốn tăng từ 15-17% so với năm 2014; Nợ xấu dưới 2% tổng dư nợ.

Để thực hiện mục tiêu trên; Hệ thống Ngân hàng toàn tỉnh đang thực hiện một số giải pháp lớn như sau:

Một là, Thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng

trên địa bàn tỉnh; Chủ động nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng trên địa bàn để báo cáo và đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Thống đốc NHNN về biện pháp quản lý hoạt động, mạng lưới TCTD và sửa đổi các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế. Tích cực thực hiện chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, mở rộng tìm kiếm khách hàng nhằm đưa vốn ra lưu thông hỗ trợ thị trường.

Hai là, Chủ động tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành

chức năng liên quan trong tỉnh cùng phối hợp xử lý các vấn đề liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, xử lý nợ xấu, đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

Ba là, Chỉ đạo các TCTD thực hiện giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu

quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, góp phần kiểm soát lạm phát và tháo gỡ khó khăn cho SXKD; Trong đó ưu tiên tập trung vốn hỗ trợ cho các lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV, DN sử dụng nhiều lao động, DN ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp mà Việt Nam có thế mạnh. Triển khai có hiệu quả các chương trình cho vay như: Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 61/NQ-CP của Chính phủ; Cho vay xuất khẩu lao động; Cho vay các đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất từ ngân sách tỉnh theo Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Thực hiện nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của NHNN Việt Nam về lãi suất, về mua bán ngoại tệ, niêm yết tỷ giá, về hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng nói riêng cũng như hoạt động tiền tệ tín dụng, ngân hàng nói chung. Chủ động triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu, hạn chế phát sinh nợ xấu trong tương lai. Tăng cường thông tin, tuyên truyền về sản phẩm dịch vụ ngân hàng để người dân hiểu và dễ dàng tiếp

cận các chương trình, chính sách ưu đãi của Nhà nước, của Ngành nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN phát triển SXKD.

Bốn là, Tiếp tục phối hợp với Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Ban Dân vận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 56)