Thực trạng hoạt động củacác chi nhánh ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 66)

5. Bố cục luận văn

3.2.1. Thực trạng hoạt động củacác chi nhánh ngân hàng thương mạ

3.2.1.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn của các Chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2014 tăng trưởng khá qua các năm. Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đến 31/12/2014 đạt 30.999 tỷ đồng, tăng 21,05% so với năm 2013 và tăng 152,2% so với năm 2010 mặc dù hiện nay lãi suất huy động đang ở mức thấp. Hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và hộ dân còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp và hộ dân chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng SX- KD nên luồng tiền có xu hướng tập trung vào ngân hàng.Hơn nữa, đối với người dân thì đây vẫn là kênh đầu tư khá an toàn, đảm bảo một phần có lãi.

Bên cạnh nguồn tiền gửi tiết kiệm, các TCTD còn tận dụng huy động được nguồn tiền gửi các tổ chức kinh tế với lãi suất thấp để tăng nguồn vốn kinh doanh, phục vụ tốt hơn các chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng.

Đến năm 2014, thanh khoản của các ngân hàng đã dần ổn định, nguồn vốn kinh doanh được cải thiện. Tỷ lệ tín dụng/Huy động vốn bằng VND trên thị trường I tiếp tục giảm còn 88,6%, cuối năm 2013 là 88,9%. Mức độ tăng trưởng nguồn vốn của từng TCTD tuy khác nhau, song các TCTD thiếu vốn đã chủ động tranh thủ các nguồn vốn ủy thác đầu tư, vốn từ các dự án tài chính- tín dụng quốc tế và nhận điều hòa từ Hội sở chính để chủ động nguồn vốn đầu tư cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

* Về cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2010-

2014 của các NHTM Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với các NHTM Cổ phần và các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Vốn huy động của các NHTM Nhà nước qua các năm như sau: năm 2014 huy động được 24.586 tỷ đồng, chiếm 79,3%; năm 2013 huy động được 20.770 tỷ đồng, chiếm 81,1%; năm 2012 huy động được 16.458 tỷ đồng, chiếm 79,6%; năm 2011 huy động được 12.058,4 tỷ đồng, chiếm 82,3%; năm 2010 huy động được 9.929,7 tỷ đồng, chiếm 80,8% doanh số huy động toàn địa bàn.

Vốn huy động của các NHTM cổ phần cũng tăng dần qua các năm từ 2010-2014. Năm 2014 vốn huy động của các NHTM cổ phần đạt 5.297 tỷ đổng, chiếm 17,08% nguồn vốn huy động toàn địa bàn, tăng 165% so với năm 2010. Vốn huy động của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở giai đoạn 2010-2014 khá nhỏ bé so với tổng nguồn vốn, chỉ chiếm từ 2,9% đến 3,7%. Mà các quỹ tín dụng chủ yếu cho vay thành viên của quỹ, huy động vốn để cho vay, do đó có thể đánh giá quy mô chung của các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh còn nhỏ bé.

tiền USD đối với tổ chức kinh tế là không quá 1% với tất cả các kỳ hạn để giảm áp lực tăng tỷ giá, hạn chế doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ, đã làm cơ cấu loại tiền thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng huy động vốn ngoại tệ, tăng tỷ trọng huy động vốn bằng đồng Việt Nam. Nếu như năm 2010 huy động vốn từ ngoại tệ quy đổi đạt 1.558,3 tỷ VND (chiếm 12,68% tổng nguồn vốn huy động) thì giảm dần qua các năm, năm 2011 huy động từ ngoại tệ đạt 9,3%, năm 2012 còn 5,7%, năm 2013 còn 5,2% và đến năm 2014 chỉ còn 3%. Các TCTD chủ yếu huy động từ loại tiền VND dolãi suất huy động vốn ngoại tệ liên tục giảm qua các năm cùng với chính sách ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, điều đó giúp ổn định thị trường ngoại hối trên địa bàn.

Bảng 3.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng nguồn vốn huy động 12.289,5 14.659,4 20.677 25.609 30.999 - NHTM nhà nước 9.929,7 12.058,4 16.458 20.770 24.586 - NHTM cổ phần 1.994,8 2.059 3.445 4.074 5.297 - Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 365 542 774 765 1.116

Theo ngoại tệ

Việt Nam đồng 10.731,2 13.294,8 19.488 24.270 30.066 Ngoại tệ quy đổi 1.558,3 1.364,6 1.189 1.339 933

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc) 3.2.1.2.Hoạt động sử dụng vốn

Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2014 đạt 27.489 tỷ đồng, tăng 20,72% so với cuối năm 2013 và tăng 57,6% so với năm 2010. Các TCTD tập trung cho vay vào các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay xuất khẩu, cho vay công nghiệp hỗ trợ, cho vay doanh nghiệp theo các ngành kinh kế, cho vay xây dựng nông thôn mới

… và các chương trình mục đích khác theo đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

* Dư nợ cho vay phân theo kỳ hạn vay vốn

- Dư nợ ngắn hạn: Đến 31/12/2014 đạt 17.612 tỷ đồng; tăng 7,16% so với cuối năm 2013, tăng 41,3% so với năm 2010 vàchiếm 64,1% tổng dư nợ.

- Dư nợ cho vay trung và dài hạn đến 31/12/2014 đạt 9.878 tỷ đồng, tăng 55,9% so với cuối năm 2013, tăng 98,3% so với năm 2010 và chiếm 35,9% trên tổng dư nợ.

* Dư nợ cho vay phân theo loại tiền

Dư nợ cho vay theo loại tiền VND chiếm từ 98-99% tổng dư nợ cho vay. Đến 31/12/2014 dư nợ VND đạt 27.170 tỷ đồng, chiếm 98,84% tổng dư nợ, tăng 20,9% so với năm 2013, tăng 62,7% so với năm 2010.

* Dư nợ cho vay phân theo loại đối tượng cho vay

- Dư nợ cho vay đối với DNNN chiếm tỷ trọng 4% tổng dư nợ.

- Dư nợ cho vay DNTN, công ty cổ phần, công ty TNHH chiếm tỷ trọng 40,4% tổng dư nợ.

- Dư nợ cho vay DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 2,5% tổng dư nợ.

- Dư nợ cho vay hộ gia đình, tư nhân, cá thể chiếm tỷ trọng 51,7% tổng dư nợ.

- Dư nợ cho vay khác chiếm tỷ trọng 1,4% tổng dư nợ.

* Nợ xấu năm 2014: chiếm 1,8% trên tổng dư nợ.

Năm 2014, tín dụng trên địa bàn có sự tăng trưởng trở lại so với 2 năm gần đây (năm 2012 tăng 2,96%, năm 2013 tăng 3,87% và năm 2014 tăng 20,72%). Cùng với sự ấm lên của thị trường, ngành Ngân hàng rất chủ động triển khai khơi thông nguồn vốn tín dụng, mở rộng tìm kiếm khách hàng để đẩy vốn ra hỗ trợ thị trường và hoạt động của các doanh nghiệp, nên tín dụng có tốc

độ tăng khá ngay từ Quý I và tăng đều các tháng trong năm. Các tháng cuối năm 2014 thị trường tiêu thụ sản phẩm tốt lên, các doanh nghiệp mở rộng đầu tư để tăng sản phẩm phục vụ nên nhu cầu vốn cao hơn, cùng với việc nợ xấu của các TCTD được xử lý hiệu quả nên các TCTD mạnh dạn đẩy mạnh giải ngân cho vay. Một số TCTD nhờ có những chính sách tháo gỡ khó khăn cho khách hàng tốt nên đã có tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Phúc Yên, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Vĩnh Phúc, Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà Nội Chi nhánh Vĩnh Phúc.

Bảng 3.2.Dư nợ tín dụng đối với phát triển kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Dư nợ tín dụng 17.446 21.293 21.923 22.771 27.489 Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 12.464 16.009 16.453 16.435 17.612 - Trung, dài hạn 4.982 5.284 5.470 6.336 9.878

Theo loại tiền

Nội tệ 16.701 20.807 21.514 22.470 27.170 Ngoại tệ, vàng 745 486 409 301 319

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc) * Kết quả cho vay theo các mục đích, chương trình

- Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số

41/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của Thống đốc: Kết quả đến 31/12/2014, dư nợ đạt 8.650 tỷ đồng, chiếm 31,5% tổng dư nợ. Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn chủ yếu bằng nguồn vốn của hệ thống các NHTM nhà nước như NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, NH TMCP Công thương và NHCSXH tỉnh (chiếm tỷ lệ

trên 90% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn) do các ngân hàng này có mạng lưới phát triển rộng khắp ở hầu hết các huyện trong tỉnh. Đối tượng vay chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh. Ngành ngân hàng Vĩnh Phúc luôn quan tâm đẩy mạnh tín dụng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đây là lĩnh vực hoạt động an toàn, hiệu quả, đóng góp tích cực vào tăng trưởng tín dụng của tỉnh và phát triển kinh tế địa phương.

- Cho vay xây dựng nông thôn mới theo sự chỉ đạo của Chính phủ tại

Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 và Công văn số 2029/NHNN-TD ngày 09/4/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Đến 31/12/2014 dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới đạt 3.621 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cuối năm 2013, chiếm 13,17% tổng dư nợ. Các TCTD trên địa bàn rất chú trọng công tác cho vay chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần đáng kể việc đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn giúp các xã sớm hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo quy định.

- Cho vay khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện chương trình kết nối

Ngân hàng - Doanh nghiệp của Thống đốc NHNN, các TCTD trên địa bàn đã tích cực triển khai với nhiều chương trình ưu đãi cho các doanh nghiệp, trong đó vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và khu vực trực tiếp sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phục khó khăn duy trì và ổn định sản xuất. Đến 31/12/2014 ngành Ngân hàng trên địa bàn đã cho vay được 1.944 doanh nghiệp (tăng 2,32% so với năm 2013), dư nợ đạt 12.340 tỷ đồng, tăng 24,28% so với cuối năm 2013 và chiếm tỷ lệ 44,89% tổng dư nợ.

- Cho vay theo lãi suất thoả thuận:Đến 31/12/2014, tổng dư nợ cho vay

theo lãi suất thoả thuận đạt 20.899,78 tỷ đồng, chiếm 76,02% tổng dư nợ. Trong đó: Cho vay các nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển đạt 19.163,38 tỷ đồng, chiếm 91,69% tổng dư nợ cho vay lãi suất thoả thuận; Cho vay các nhu cầu vốn để phục vụ đời sống và qua thẻ tín dụng đạt 1.736,4 tỷ đồng, chiếm 8,31% tổng dư nợ cho vay lãi suất thoả thuận.

- Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Thông tư 11 của NHNN VN: Đến 31/12/2014

đã thực hiện cho vay hỗ trợ khách hàng mua nhà ở xã hội được 162 khách hàng với dư nợ là 83,67 tỷ đồng, trong đó cho vay 01 Doanh nghiệp với dư nợ 44 tỷ đồng. Trong thời gian tới, ngành Ngân hàng tỉnh tiếp tục triển khai tích cực nhiều hình thức tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại điểm giao dịch để đẩy mạnh giải ngân cho vay gói hỗ trợ nhà ở.

- Cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên: Đến 31/12/2014 dư nợ cho vay 5 lĩnh vực

ưu tiên đạt 14.891 tỷ đồng (chiếm 54,2% tổng dư nợ). Trong đó: Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn đạt 8.650 tỷ đồng, cho vay xuất khẩu đạt 172 tỷ đồng, cho vay công nghiệp phụ trợ đạt 553 tỷ đồng, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 5.516 tỷ đồng.

* Chất lượng tín dụng

Giai đoạn 2010 - 2013 do nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến việc các doanh nghiệp, hộ gia đình không dám mạnh dạn đầu tư và cũng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nợ xấu tăng cao.

Đến năm 2014 tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh do các TCTD trên địa bàn thực hiện nghiêm túc phân loại và hạch toán đầy đủ các khoản nợ theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro; Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNNvà Kế hoạch số 5524/KH-UBND ngày 01/10/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúcvề xử lý nợ xấu của các TCTD năm 2014. Các TCTD rất nỗ lực trong việc thực hiện các giải pháp thu hồi nợ nhằm làm trong sạch chất lượng tín dụng và thu hồi được vốn để tiếp tục đầu tư.

Bảng 3.3.Chất lượng tín dụng của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ nợ xấu 0,93 1,38 2,8 3,8 1,8 Trong đó:

Tỷ lệ nợ xấu của khối

NHTM NN 0,6 2,4 1,76 2,4 1,08

Tỷ lệ nợ xấu của khối

NHTM CP 1,14 0,83 5,78 7,91 4,24

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc) * Xử lý nợ xấu:

Đến 31/12/2014, nợ xấu của các Chi nhánh TCTD là 495 tỷ đồng, chiếm 1,8% tổng dư nợ. Công tác xử lý nợ xấu của các TCTD năm 2014 như sau:

- Trích lập dự phòng rủi ro được 24.331 món, số tiền 581 tỷ đồng (trong đó dự phòng chung là 196 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 385 tỷ đồng).

- Số nợ xấu đã thu hồi do khách hàng trả nợ được 598 món, số tiền 160 tỷ đồng.

- Số nợ xấu thu hồi do bán, phát mại tài sản được 45 món, số tiền 77 tỷ đồng. - Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu được 567 món, số tiền 354 tỷ đồng.

- Nợ xấu bán cho VAMC và DATC được 82 món, số tiền 377 tỷ đồng.

* Hoạt động dịch vụ

Trong xu hướng phát triển ngân hàng tại các nền kinh tế phát triển hiện nay, ngân hàng được coi như một siêu thị dịch vụ, một bách hoá tài chính với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn dịch vụ khác nhau tùy theo cách phân loại và tùy theo trình độ phát triển của ngân hàng.

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2014 hoạt động dịch vụ ngân hàng phát triển mạnh,các ngân hàng phát triển các dịch vụ ngân hàng mới như: nghiệp vụ thẻ, kinh doanh ngoại hối, đầu tư trên thị trường tiền gửi, chiết

khấu, chuyển tiền, kiều hối, tư vấn… Các NHTM đầu tư cả về công nghệ, máy móc thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu, gây dựng uy tín… cho phát triển đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng tăng. Cụ thể ở bảng tỷ lệ thu từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập của các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc dưới đây:

Bảng 3.4.Tỷ lệ thu từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập của các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Đơn vị tính: %

Tên ngân hàng Năm 2013 Năm 2014

NH TMCP Công Thương Vĩnh Phúc 2,2 2,7

NH TMCP Công Thương Phúc Yên 1,3 1,4

NH TMCP Công Thương Bình Xuyên 0,7 0,95 NH TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc 4,05 4,47 NH TMCP Đầu tư và Phát triển Phúc Yên 4,28 4,95 NH TMCP Ngoại thương Vĩnh Phúc 1,32 1,54 NH Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc 1,7 1,95 NH Nông nghiệp và PTNT Phúc Yên 1,65 1,92 NH Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 2,19 2,31

NH Hợp tác xã CN Vĩnh Phúc 0,21 0,25

NH TMCP Sài Gòn- Hà Nội CN Vĩnh Phúc 0,05 0,09 NH TMCP Hàng Hải CN Vĩnh Phúc 0,98 1,14

NH TMCP Á Châu CN Vĩnh Phúc 1,15 1,43

NH TMCP Việt Nam Thịnh vượng CN Vĩnh

Phúc 0,36 0,54 NH TMCP Kỹ thương CN Vĩnh Phúc 4,5 4,86 NH TMCP Quốc tế CN Vĩnh Phúc 3,02 3,43 NH TMCP Đông Nam Á CN Vĩnh Phúc 2,85 3,1 NH TMCP Quân đội CN Vĩnh Phúc 2,1 2,32 NH TMCP An Bình CN Vĩnh Phúc 2,1 2,22 NH TMCP Đông Á CN Vĩnh Phúc 1,6 1,75

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc)

Tính đến 31/12/2014, tổng thu dịch vụ của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là 99,5 tỷ đồng, chiếm 2,2% tổng thu nhập. Trong đó

nổi bật trong những Chi nhánh có doanh số thu dịch vụ cao gồm: NH TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc đạt 17,1 tỷ đồng, tiếp đến là NH TMCP Đầu tư và Phát triển Phúc Yên đạt 14,8 tỷ đồng, NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc đạt 14,6 tỷ đồng.

Tỷ lệ thu dịch vụ trên tổng thu nhập tăng qua các năm do các NHTM đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 66)