Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 30)

5. Bố cục luận văn

1.1.3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM

1.1.3.1. Phương pháp truyền thống

Phương pháp truyền thống và được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM ở Việt Nam hiện nay là dựa vào hệ số tài chính.Mỗi hệ số cho biết mối quan hệ giữa hai biến số tài chính qua đó cho phép phân tích, so sánh giữa các chi nhánh, ngân hàng và phân tích xu hướng biến động của các biến số này theo thời gian. Hệ số tài chính được chia ra thành

các nhóm sau:

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời - phản ánh hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh.Theo thông lệ quốc tế thường được phản ánh qua các chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ thu lãi biên ròng (NIM) đo lường mức chênh lệch giữa thu và chi trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp. Công thức:

𝑁𝐼𝑀 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝−𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑙ờ𝑖 (ℎ𝑜ặ𝑐 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó) (1)

- Tỷ lệ thu ngoài lãi biên ròng (NOM) đo lường mức chênh lệch giữa

nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu. Trong đó bao gồm tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành, thiết bị và chi phí tổn thất tín dụng. Công thức:

𝑁𝑂𝑀 = 𝑇𝑛𝑔𝑡ℎ𝑢𝑛ℎ𝑝𝑛𝑔𝑜à𝑖𝑙ã𝑖−𝑇𝑛𝑔𝑐ℎ𝑖𝑝ℎí𝑛𝑔𝑜à𝑖𝑙ã𝑖

𝑇𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑡𝑟𝑡à𝑖𝑠𝑛𝑐ó (2)

- Thu nhập hoạt động biên (TNHĐB). Công thức tính: 𝑇𝑁𝐻Đ𝐵 = 𝑇ổ𝑛𝑔𝑡ℎ𝑢ℎ𝑜ạ𝑡độ𝑛𝑔−𝑇ổ𝑛𝑔𝑐ℎ𝑖𝑝ℎíℎ𝑜ạ𝑡độ𝑛𝑔

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị𝑡à𝑖𝑠ả𝑛𝑐ó (3)

- Hệ số thu nhập trên cổ phiếu (EPS) đo lường trực tiếp thu nhập của các cổ đông tính trên mỗi cổ phiếu hiện hành đang lưu hành. Công thức tính như sau:

𝐸𝑃𝑆 = 𝑇ổ𝑛𝑔𝑠ố𝑐ổ𝑝ℎ𝑖ế𝑢𝑡ℎườ𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑛ℎà𝑛ℎ𝐿ợ𝑖𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝑠𝑎𝑢𝑡ℎ𝑢ế (4)

- Thu nhập ròng trên tổng tài sản (ROA) là một chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả quản lý nhằm chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng. Công thức:

𝑅𝑂𝐴 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ó (5)

nhập cho các cổ đông của ngân hàng, thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng. Hay nói cách khác là chấp nhận rủi ro để hy vọng có được thu nhập ở mức hợp lý, nhằm phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.

𝑅𝑂𝐸 = 𝐿𝑖𝑛ℎ𝑢𝑛𝑠𝑎𝑢𝑡ℎ𝑢ế

𝑉𝑛𝑐ℎ𝑠𝑢 (6)

Ngoài việc tính toán đánh giá từng chỉ tiêu trên, các nhà quản trị ngân hàng còn xem xét mối quan hệ giữa chỉ tiêu ROA và ROE vì trên thực tế hai chỉ tiêu này phản ánh sự đánh đổi cơ bản giữa rủi ro và thu nhập. Một ngân hàng có thể có ROA thấp nhưng vẫn có thể đạt được ROE khá cao do họ sử dụng đòn bẩy tài chính lớn hơn.

*Nhómchỉ tiêu phản ánh thu nhập, chi phí: Các NHTM thường nâng cao hiệu quả hoạt động của mình bằng cách giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất lao động trên cơ sở tự động hóa và nâng cao trình độ nhân viên để tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy, nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập, chi phí được thể hiện như sau:

Tổng chi phí hoạt động/Tổng thu từ hoạt động: Đâylà thước đo phản ánh

mối quan hệ giữa đầu vào (tổng chi phí) và đầu ra (tổng thu), nói cách khác nó phản ánh khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động của ngân hàng.

Năng suất lao động (Thu nhập hoạt động/Số nhân viên làm việc đầy đủ thời gian): Phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của ngân hàng.

Tổng thu hoạt động/tổng vốn tài sản: Phản ánh ngân hàng đã phân bổ tài

sản (danh mục đầu tư) một cách hợp lý nhằm nâng cao lợi nhuận của ngân hàng.

* Nhómchỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính

Các ngân hàng thường gặp những rủi ro trong hoạt động như rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro phá sản, rủi ro thu nhập …

Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính như sau:

ánh chất lượng của tín dụng, chỉ số này càng nhỏ càng thể hiện chất lượng tín dụng càng cao.

- Tỷ lệ cho vay (Cho vay ròng/Tổng tài sản): Phản ánh phần tài sản có

được phân bổ vào những loại tài sản có tính thanh khoản kém. Như vậy tỷ lệ này cho thấy, việc tăng cường sử dụng nguồn vốn vay rất có thể gây ra rủi ro thanh khoản nếu như nhu cầu rút tiền của công chúng tăng và chất lượng của các khoản cho vay giảm.

- Tỷ lệ giữa giá trị tài sản nhạy cảm với lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất: Khi quy mô tài sản nhạy cảm với lãi suất vượt quá nguồn vốn vay

nhạy cảm với lãi suất trong một thời kỳ nhất định, một ngân hàng có thể sẽ rơi vào tình trạng bất lợi và thua lỗ có thể xảy ra nếu lãi suất giảm. Ngược lại, khi quy mô vốn nhạy cảm với lãi suất vượt quá tài sản nhạy cảm với lãi suất, thua lỗ chắc chắn xảy ra nếu lãi suất tăng.

- Tỷ lệ đòn bẩy tài chính (Tổng tài sản/Tổng vốn chủ sở hữu): Chỉ tiêu

này phản ánh bao nhiêu đồng giá trị tài sản được tạo ra trên cơ sở một đồng vốn chủ sở hữu và ngân hàng phải dựa vào nguồn vay nợ là bao nhiêu. Trên thực tế cho thấy tỷ lệ này trung bình khoảng trên 15 lần, nhưng vì vốn chủ sở hữu có chức năng bù đắp thua lỗ nên tỷ lệ này càng lớn thì rủi ro phá sản của ngân hàng càng cao.

Qua công thức tính toán và ý nghĩa của các chỉ tiêu ở trên ta nhận thấy để tối đa hóa lợi nhuận và đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình thì các ngân hàng thương mại cần phải chú ý và kiểm soát hợp lý các chỉ tiêu như: Quy mô ngân hàng (ROA); Kiểm soát chi phí (Chi phí hoạt động/Tổng thu hoạt động); Cơ cấu tiền gửi; Đòn bẩy tài chính; Mở rộng các dịch vụ thu phí; Tăng trưởng về tài sản, tiền gửi và các khoản cho vay. Cũng không nên coi chỉ tiêu tăng trưởng về tài sản, tiền gửi và các khoản cho vay như là một chỉ tiêu tốt cho lợi nhuận vì sự tăng trưởng quá mức có thể dẫn tới tình trạng mất khả năng kiểm soát, làm chi phí hoạt động lớn hơn tổng nguồn thu của ngân

hàng.

1.1.3.2. Phương pháp phân tích bao số liệu - DEA

* Sự hình thành, quá trình phát triển của phương pháp phân tích bao số liệu DEA

Phương pháp phân tích bao số liệu (DEA) là một công cụ phân tích kinh tế khá mạnh, được sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp, nhóm hộ sản xuất.Trong phương pháp DEA, mô hình toán tuyến tính và kinh tế được lồng ghép và áp dụng khá linh hoạt, mục đích là dựa vào số liệu đã có để xây dựng một mặt phẳng phi tham số (mặt phẳng giới hạn sản xuất). Khi đó, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ được tính toán dựa theo mặt phẳng này.

Phương pháp phân tích bao số liệu dùng để xây dựng đường giới hạn sản xuất, được đề xuất đầu tiên bởi Farrell (1957).Một thời gian dài sau đó, phương pháp này chỉ được quan tâm bởi một số ít nhà khoa học (Coelli và các cộng sự., 2005). Sau đó, các tác giả Boles (1966), Sephard (1970) và Afriat (1972) đã đề xuất các mô hình toán học có thể giải quyết hiệu quả các bài toán có liên quan đến tính toán hiệu quả, năng suất của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vào thời điểm đó các phương pháp này vẫn chưa nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Theo Coell (2005), tình trạng này xảy ra cho đến khi khái niệm và phương pháp “phân tích bao dữ liệu” được sử dụng trong bài báo của Charnel, Cooper (1978). Năm 1978, Charnel, Cooper and Rhodes cũng đề xuất một phương pháp với giả thiết tối thiểu hoá đầu vào và với điều kiện kết quả sản xuất không thay đổi theo quy mô. Sau này, các bài báo của Fare, Grosskopf và Logan (1983); Banker, Charnes, Cooper (1984) còn đề cập tới một số giả định khác và xây dựng thêm mô hình phân tích bao số liệu với điều kiện kết quả sản xuất thay đổi theo quy mô. Gần đây, các nhà nghiên cứu bắt đầu nghiên cứu thêm một số mô hình phân tích DEA mở rộng nhằm khắc phục một số hạn chế của DEA cũng như mở rộng sự ứng dụng của nó trong phân tích kinh tế.

*Ưu điểm của phương pháp phân tích bao số liệu - DEA so với các mô hình tham số

- Không yêu cầu phải xác định một dạng hàm cụ thể khi xây dựng biên sản xuất.

- Đường giới hạn biên sản xuất được xây dựng trực tiếp từ dữ liệu quan sát thông qua hệ thống phương trình tuyến tính. Vì thế, có thể ứng dụng trong những nghiên cứu với số lượng quan sát hạn chế.

- Có thể sử dụng trong trường hợp nhiều sản phẩm đầu ra và nhiều yếu tố đầu vào.

- Có thể sử dụng để ước lượng riêng biệt các loại hiệu quả sản xuất như hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả theo quy mô sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 25 - 30)