Phân tích hiệu quả hoạt động củacác chi nhánh ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 66 - 73)

5. Bố cục luận văn

3.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động củacác chi nhánh ngân hàng

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 21 chi nhánh ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, do một số chi nhánh ngân hàng mới được thành lập trong thời gian gần đây với kết quả kinh doanh còn hạn chế và khó khăn trong việc thu thập thông tin. Vì vậy trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả lựa chọn 5 chi nhánh ngân hàng thương mại lớn đã có thời gian hoạt động trên địa bàn tương đối dài để đánh giá hiệu quả hoạt động trong giai đoạn 2010-2014.

3.2.2.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại qua một số chỉ tiêu tài chính

* Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Thu nhập ròng trên tổng tài sản (ROA): Đây là một chỉ tiêu phản ánh

tính hiệu quả quản lý. Nó chỉ ra khả năng của Hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.

ROA là thước đo hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng vì mọi tài sản đều là những khoản đầu tư. Một mức ROA thấp là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay không hiệu quả hoặc chi phí hoạt động của ngân hàng quá mức. Ngược lại, mức ROA cao phản ánh ngân hàng sử dụng một cơ cấu tài sản

hợp lý, chính sách kinh doanh và đầu tư tài sản hiệu quả. Bảng 3.5.ROA của một số NHTM (%) Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014 NH TMCP Đầu tư và PT Vĩnh Phúc 2,83 3,05 2,72 1,84 1,95 NH TMCP Công thương Vĩnh Phúc 2,1 2,1 1,89 1,6 1,33 NH TMCP Ngoại thương Vĩnh Phúc 2,26 2,48 2,38 2,33 1,79 NH Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc 1,42 2,11 1,8 1,72 1,54 NH TMCP Sài Gòn HN Chi nhánh VP 0,77 1,59 0 0,07 0,69

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Một ngân hàng được coi là hoạt động hiệu quả khi thu nhập ròng trên tổng tài sản tối thiểu phải đạt từ 0,9-1%. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong số 05 Chi nhánh NHTM được nghiên cứu thì chỉ có 01 NH TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Vĩnh Phúc là hoạt động chưa được hiệu quả (ROA là 0,69), nguyên nhân là do trước đây tên gọi là NH TMCP Nhà Hà Nội chi nhánh Vĩnh Phúc, sau khi sáp nhập thành NH TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Vĩnh Phúc vì tỷ lệ nợ quá hạn cao, Chi nhánh phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều nên chênh lệch Thu nhập- Chi phí nhỏ hơn không (âm). Bước sang giai đoạn 2013- 2014 Chi nhánh này đã nỗ lực cố gắng để chỉ số ROA tăng dần nhưng tại thời điểm nghiên cứu vẫn được đánh giá là hoạt động chưa thực sự hiệu quả.

04 Chi nhánh NHTM còn lại đều hoạt động hiệu quả, nhưng tỷ lệ này có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là các NHTM này thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp xử lý nợ xấu mà một trong số đó là phân loại, trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế về nợ xấu, nên chênh lệch Thu-Chi cũng giảm xuống, dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm và ROA giảm theo. Một nguyên nhân nữa là những năm gần đây kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc, của cả nước chịu ảnh hưởng không nhỏ của những biến động kinh tế Thế giới, nên hoạt động ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do các doanh nghiệp còn e dè, chưa dám vay vốn đầu tư nhiều vào sản xuất kinh doanh, mà nguồn

thu chính của các NHTM trên địa bàn vẫn là thu từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên các Chi nhánh NHTM đã nỗ lực không ngừng nghỉ để nâng cao năng lực quản lý, giữ vững vị thế trong lòng khách hàng.

* Chỉ tiêu phản ánh thu nhập, chi phí

Tổng chi phí hoạt động trên tổng thu hoạt động:Đây là thước đo phản

ánh mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, hay nói cách khác là khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động của ngân hàng.

Bảng 3.6.Tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên tổng thu hoạt động củacác chi nhánh NHTM Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014 NH TMCP Đầu tư và PT Vĩnh Phúc 0,83 0,87 0,85 0,85 0,80 NH TMCP Công thương Vĩnh Phúc 0,76 0,92 0,90 0,88 0,89 NH TMCP Ngoại thương Vĩnh Phúc 0,88 0,81 0,79 0,76 0,75 NH No và PTNT Vĩnh Phúc 0,90 0,89 0,88 0,86 0,86 NH TMCP Sài Gòn HN Chi nhánh VP 0,91 0,92 0,95 0,99 0,91

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Nhìn vào bảng số liệu về tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên tổng thu từ hoạt động ta thấy nhìn chung tỷ lệ này có xu hướng giảm qua các năm, điều này chứng tỏ là 05 Chi nhánh NHTM được nghiên cứu ở trên ngày càng hoạt động hiệu quả hơn. Có 02 Chi nhánh NHTMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc và NHTMCP Ngoại thương Vĩnh Phúc có tỷ lệ thấp hơn các Chi nhánh được nghiên cứu, cho thấy hiệu quả hoạt động của các Chi nhánh này ngày càng tốt hơn. 02 Chi nhánh NHTMCP Công thương Vĩnh Phúc và NH No&PTNT Vĩnh Phúc thì tỷ lệ này có sự thay đổi nhẹ qua các năm, nhưng giai đoạn từ 2012-2014 đã tương đối ổn định. Chỉ có NHTMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Vĩnh Phúc thì có sự thay đổi thất thường, nguyên nhân là do trước đây trên địa bàn tỉnh được gọi là NHTMCP Nhà Hà Nội, đến năm 2012 NHTMCP Nhà Hà Nội sát nhập vào NHTMCP Sài Gòn Hà Nội theo hệ thống nên tỷ lệ này tăng cao, chịu ảnh hưởng của một số yếu tố do

sát nhập và hợp nhất gây nên.

Qua bảng tính toán trên có thể thấy trong 05 Chi nhánh NHTM được nghiên cứu thì NHTMCP Ngoại thương Vĩnh Phúc sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả nhất, vì để tạo ra 01 đồng doanh thu từ hoạt động thì chỉ mất có 0,75 đồng chi phí hoạt động.

* Chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính

Tác giả sử dụng tỷ lệ nợ xấu (nợ xấu/tổng cho vay và cho thuê) để nghiên cứu: Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của tín dụng. Tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ chất lượng tín dụng càng cao.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của của 05 Chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúcđược thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.7. Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng

Đơn vị tính: % Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014 NH TMCP Đầu tư và PT Vĩnh Phúc 1,57 0,96 1,18 1,7 1,15 NH TMCP Công thương Vĩnh Phúc 0,01 0,8 0,83 2,5 1,08 NH TMCP Ngoại thương Vĩnh Phúc 0,28 1,8 2,45 2,0 2,12 NH Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc 2,56 1,44 1,18 1,9 1,38 NH TMCP Sài Gòn HN Chi nhánh VP 0,0 0,61 25,9 22,03 3,8

(Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc)

Theo số liệu báo cáo ta thấy NH TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc là Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu thấp và ít biến động nhất trong 05 Chi nhánh được nghiên cứu, ở mức tương đối thấp giai đoạn 2010-2014, điều này chứng tỏ Chi nhánh đã quản lý rất tốt vấn đề nợ xấu. 05 Chi nhánh NHTM trên đều có nhiều đột phá và quyết liệt trong công tác xử lý nợ xấu năm 2014. NH TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Vĩnh Phúc tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2014 là 3,8%, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung toàn địa bàn (năm 2014 nợ xấu toàn địa bàn đạt 1,8%), nhưng nhìn vào thực tế năm 2012-2013 nợ xấu của Chi nhánh này rất cao (năm 2012 là 25,9%, năm 2013 là 22,03%) do ảnh hưởng của

hợp nhất và sát nhập các NHTM trong cả nước, vậy mà Chi nhánh đã giảm rất thấp tỷ lệ nợ xấu trong vòng 01 năm, chứng tỏ đây là một nỗ lực rất lớn lao và đáng ghi nhận.

3.2.2.2. Áp dụng mô hình phân tích bao tới hạn do lường hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại

* Bộ số liệu về một số chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Để lựa chọn các đầu vào và đầu ra trong mô hình ước lượng hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tác giả đã sử dụng cách tiếp cận trung gian đó là cách tiếp cận coi các NHTM là tổ chức trung gian tài chính thực hiện chức năng huy động vốn từ các tác nhân trong nền kinh tế sau đó cho các tác nhân kinh tế khác vay. Theo cách tiếp cận này, các đầu ra của các ngân hàng có thể được đo bằng: thu nhập từ lãi (Y1), thu nhập ngoài lãi (Y2). Còn các đầu vào được lựa chọn trong mô hình: tổng nguồn vốn huy động (DEPO), tổng chi cho nhân viên (L), chi trả lãi (I).

Bộ số liệu giai đoạn 2010- 2014 của 05 chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh được tổng hợp và thu thập dựa trên báo cáo tổng kết năm và báo cáo tài chính của các ngân hàng này.

Bảng 3.8. Danh sách các chi nhánh NHTM trên địa bàn được nghiên cứu STT Tên các Chi nhánh NHTM

1 NHTMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc BIDV 2 NHTMCP Công thương Vĩnh Phúc Vietinbank 3 NH TMCP Ngoại thương Vĩnh Phúc Vietcombank 4 NH Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc Agribank 5 NH TMCP Sài Gòn Hà Nội CN Vĩnh Phúc SHB

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) *Kết quả ước lượng hiệu quả bằng phương pháp DEA

Sau khi lựa chọn được các biến đại diện đầu vào và đầu ra cho mẫu nghiên cứu gồm 05 chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn

2010 - 2014, theo cách tiếp cận phi tham số (DEA) với sự hỗ trợ phần mềm DEAP 2.1, tác giả đã ước lượng được hiệu quả hoạt động cho toàn bộ mẫu và từng chi nhánh ngân hàng.

Bảng 3.9. Ước lượng hiệu quả bằng DEAP 2.1 dưới điều kiện CRS

STT TE 2010 TE 2011 TE 2012 TE 2013 TE 2014 1 BIDV 1,000 1,000 1,000 0,967 1,000 2 Agribank 0,988 1,000 1,000 1,000 1,000 3 Vietcombank 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 4 Vietinbank 1,000 0,999 1,000 1,000 1,000 5 SHB 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000 Trung bình 0,998 1,000 1,000 0,993 1,000

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Hiệu quả kỹ thuật bình quân của thời kỳ nghiên cứu 2010- 2014 đạt mức rất cao, điều này cho thấy không có nhiều sự khác biệt trong sử dụng nguồn lực của các chi nhánh ngân hàng. Năm 2010 hiệu quả kỹ thuật trung bình ở mức 0,998 điều này cho thấy các chi nhánh NHTM tỉnh Vĩnh Phúcđể tạo ra cùng mức sản lượng đầu ra như nhau thì hiện đã sử dụng được 99,80% các đầu vào hay nói cách khác ngân hàng còn sử dụng lãng phí các đầu vào chỉ khoảng 0,2%. Năm 2013, mức độ lãng phí là 0.7%

Xét theo tiến độ về thời gian hiệu quả kỹ thuật trung bình có sự thay đổi theo xu hướng giảm nhẹ giai đoạn 2011 - 2013. Các năm 2011, 2014 đạt mức 100%

Kết quả cho thấy trong giai đoạn 2010 - 2014, so sánh giữa 05 chi nhánh NHTM được nghiên cứu hầu hết đã sử dụng nguồn lực tối ưu hoặc ở mức gần tối ưu (trên 95%) Đi sâu vào phân tích các chi nhánh NHTM đạt điểm hiệu quả chưa cao, có thể nhận xét tổng quát rằng, hoàn toàn có khả năng để ngân hàng này cắt giảm lãng phí đầu vào trong điều kiện vẫn giữ nguyên (hoặc thậm chí

còn làm tăng) các kết quả đầu ra. Tùy theo hệ số hiệu quả khác nhau của từng ngân hàng mà các biến đầu vào như: tổng nguồn vốn huy động (DEPO), tổng chi cho nhân viên (L), chi trả lãi (I) có thể nâng lên ở các mức độ khác nhau.

Có thể xem xét vấn đề này đối với 02 chi nhánh ngân hàng trong số 05 chi nhánh NHTM được nghiên cứu là chi nhánh BIDV Vĩnh Phúc, và chi nhánh Agribank Vĩnh Phúc

Bảng 3.10. Giá trị tối ưu cho các biến số đầu vào

(Đơn vị: triệu đồng) BIDV Giá trị thực Di chuyển về tâm Di chuyển lỏng lẻo Giá trị mục tiêu Original Value Radial movement Slack

movement Projected value

Y1 638578 0.000 0.000 638578 Y2 39205 0.000 92743.575 131948.575 L 43450 -509.596 -13535.072 29405.332 DEPO 3399400 -39869.329 0.000 3359530.671 I 499563 -5859.046 0.000 493703.954 AGRI Giá trị thực Di chuyển về tâm Di chuyển lỏng lẻo Giá trị mục tiêu Original Value Radial movement Slack

movement Projected value

Y1 387949 0.000 0.000 387949 Y2 26359 0.000 0.000 26359

L 18836 -625.379 0.000 18210.621 DEPO 2444700 -81167.124 0.000 2363532.876

I 304604 -10113.237 0.000 294490.763

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Kết quả cho thấy, trong năm 2011 Agribank Vĩnh Phúc có thể cắt giảm khoảng 60,133 tỷ đồng (trong đó tổng chi cho nhân viên giảm 14,405 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động giảm 39,869 tỷ đồng, chi trả lãi giảm 5,859 tỷ đồng) mà vẫn không làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Không những thế, điều này còn khiến cho hiệu quả kinh tế của các ngân hàng này được

tăng lên và làm gia tăng kết quả đầu ra, đưa các ngân hàng này tiến gần tới đường giới hạn khả năng sản xuất của chúng. Cụ thể, AgribankVĩnh Phúc có thể làm gia tăng thu ngoài lãi thêm 92,743 tỷ .

BIDV Vĩnh Phúc năm 2013 có thể cắt giảm khoảng 91,705tỷ đồng (trong đó tổng chi cho nhân viên giảm 0.425 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động giảm 81,167 tỷ đồng, chi trả lãi giảm 10,113 tỷ đồng) mà vẫn không làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của mình.

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)