5. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.2.1. Phương phápchọn địa bàn nghiên cứu
Agribank Kim Sơn được thành lập năm 1996 là Ngân hàng đầu tiên tại huyện Kim Sơn. Vì vậy tôi lựa chọn Agribank Kim Sơn làm địa điểm nghiên cứu của luận văn.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập chủ yếu thông qua số liệu thứ cấp. Đây là các số liệu đã được thu thập sẵn nhằm mục đích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Agribank Kim Sơn.
- Để đánh giá một cách cơ bản tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng thì thông tin kế toán trong Ngân hàng là quan trọng nhất. Các thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong báo cáo tài chính kế toán bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả kinh doanh. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính. + Các tài liệu liên quan khác.
Nguồn gốc các tài liệu này đều được chú thích rõ ràng khi sử dụng trong luận văn và được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.
2.2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin
Trên cơ sở tiến hành tập hợp, chỉnh lý, hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu đã thu thập được và tiến hành phân tích.
Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu có liên quan sau đó được mã hóa và nhập vào phần mềm xử lý số liệu như Excel làm cơ sở cho những kết luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
2.2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
Ở Luận văn này, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu:
So sánh các chỉ tiêu của thời kỳ sau so với thời kỳ trước, các chỉ tiêu dự kiến, kế hoạch so với thực hiện,... qua đó đánh giá được sự thay đổi, làm tiền đề để tìm hiểu và phân tích nguyên nhân.
- Phương pháp biểu đồ:
Luận văn còn sử dụng phương pháp biểu đồ để phân tích, đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp:
Dựa trên những số liệu đã thu thập được, đi sâu phân tích nhằm tìm ra nguyên nhân và các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Agribank Kim Sơn. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng
trong những năm tới.
- Phương pháp phân tích SWOT + Khái niệm mô hình SWOT
Có nhiều khái niệm về SWOT tuy nhiên chúng chỉ khác nhau về cách thức thể hiện đơn cử như định nghĩa sau:
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chức Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội)
và Threats (nguy cơ), SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ…
SWOT là tập hợp viết tắt những cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một Doanh nghiệp, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực tế việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lượng, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu… đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chon.
Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (có cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu). Đây là một việc làm khó đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, chi phí, khả năng thu nhập, phân tích và xử lý thông tin sao cho hiệu quả nhất.
+ Phân tích SWOT
Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kính thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats.
+ Chiến lược cơ bản mô hình SWOT
Thứ nhất, SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của Doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội thị trường
Thứ hai, WO (Weaknesses - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các điểm yếu của Doanh nghiệp để tận dụng cơ hội thị trường.
Thứ ba, ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của Doanh nghiệp tránh các nguy cơ của thị trường.
Thứ tư, WT (Weaknesses - Strengths): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của Doanh nghiệp để tránh các nguy cơ của thị trường.
Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một đơn vị, người ta thường tự đặt ra các câu hỏi sau:
Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh.
Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực thế và đối mặt với sự thật.
Opportunities: Cơ hội đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số… Từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.
Threats: Những trở ngại đang phải đối mặt? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ gì có nguy cơ gì với Doanh nghiệp hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe dọa Doanh nghiệp? Các phân tích này thường giúp tìm tra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.
Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của Doanh nghiệp thông qua việc phân tích tình hình bên trong và bên ngoài Doanh nghiệp. SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn.
Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là: Văn hóa Doanh nghiệp, hình ảnh Doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, nhân lực chủ chốt, khả năng sử dụng các nguồn lực, kinh nghiệm đã có, hiệu quả hoạt động, năng lực hoạt động, danh tiếng thương hiệu, thị phần, nguồn tài chính, hợp đồng chính yếu, bản quyền và bí mật thương mại…
Các yếu tố bên ngoài cần phân tích có thể là: Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, nhà cung cấp, đối tác, thay đổi xã hội, công nghệ mới, môi trường kinh tế, môi trường chính trị và pháp luật, chất lượng phân tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được…
Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối tác chiến lược, tư vấn... SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin với xu hướng giản lược. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất vấn đề. Nhiều đề mục có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-W và O-T do quan điểm của nhà phân tích.
+ Khung phân tích SWOT
Mô hình phân tích SWOT được áp dụng trong việc đánh giá một đơn vị kinh doanh, một đề xuất hay một ý tưởng. Đó là cách đánh giá chủ quan các dữ liệu được tổ chức theo một trình tự logic nhằm giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề, từ đó có thể thảo luận và ra quyết định hợp lý và chính xác nhất.
Khung phân tích SWOT sẽ giúp chúng ta suy nghĩ một cách chuyên nghiệp và đưa ra quyết định ở thế chủ động chứ không chỉ dựa vào các phản ứng bản năng hay thói quen cảm tính.
Khung phân tích SWOT thường được trình bày dưới dạng lưới, bao gồm 4 phần chính thể hiện 4 nội dung chính của SWOT: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và Nguy cơ. Một số câu hỏi mẫu và câu trả lời được điền vào các phần tương ứng trong khung. Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses -W) Cơ hội (Opportunities - O) Thách thức (Threats - T)