Thông qua thực trạng tại Agribank Kim Sơn và so sánh với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn kim sơn, ninh bình​ (Trang 50 - 66)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Thông qua thực trạng tại Agribank Kim Sơn và so sánh với các

NHTMCP trên địa bàn

3.3.1.1. Năng lực tài chính

- Huy động vốn

Agribank Kim Sơn đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, đặc biệt là vốn huy động từ tiền gửi. Từ đó tăng cường công tác tuyên truyền tiếp thị, đa dạng hoá các hình thức và phương pháp huy động vốn vì lợi ích cho cả Ngân hàng và khách hàng.

Kết quả huy động vốn tiền gửi năm 2014 được thể hiện qua bảng số liê ̣u sau:

Bả ng 3.2. Tình hình huy đô ̣ng vốn tiền gửi của Agribank Kim Sơn

ĐVT: Tỷ đồng/%

Năm Chỉ tiêu

2012 2013 2014

Số tiền Tỷ lê ̣ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lê ̣

Tiền gửi của TCKT + CN 332,13 77,40 410,89 77,90 525,33 75,40 Tiền gửi kho ba ̣c + TCTD 95,05 22,15 115,14 21,83 160,26 23,00 Tiền gửi tiết kiệm 1,93 0,45 1,42 0,27 11,13 1,60

Tổng huy động 429,11 100 527,45 100 696,72 100

(Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ)

Qua bảng số liê ̣u trên ta thấy, trong những năm qua nguồn vốn huy động của Agribank Kim Sơn luôn đạt được mức tăng trưởng ổn định, mức tăng trưởng bình quân 28%/năm. Tổng nguồn vốn huy động năm 2013 đạt 527,45 tỷ đồng tăng 22,9% so với năm 2012, năm 2014 đạt 696,72 tỷ đồng tăng 32,1% so với năm 2013.

Trong tiền gửi, tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân là bộ phận chủ yếu. Cụ thể là: năm 2012, tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân là 332,13 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 77,4% tổng tiền gửi; sang năm 2013, tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân là 410,89 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 77,9% tổng tiền gửi; sang năm 2014 tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân là 525,33 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 75,4% tổng tiền gửi.

Như vậy, tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân tại Agribank Kim Sơn trong 3 năm vừa qua tăng cả về quy mô và tỷ trọng. Quy mô và tỷ trọng của tiền gửi kho bạc và tổ chức tín dụng cũng có xu hướng gia tăng song các loại tiền gửi này vẫn chiếm tỷ lệ không cao trong tổng tiền gửi, từ 95,05 tỷ đồng năm 2012 (tương ứng với 22,15% tổng tiền gửi) lên 160,26 tỷ đồng năm 2014 (tương ứng với 23%). Agribank Kim Sơn vẫn đang nỗ lực tăng tiện ích trong gửi tiết kiệm nhằm tăng nguồn tiền trong tương lai.

75.40%

23.00% 1.60%

Tiền gửi của các TCKT+CN Tiền gửi kho bạc+TCTD Tiền tiết kiệm

Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng các loại tiền gửi năm 2014

Nhận xét: Trướcđiều kiện khó khăn chung của nền kinh tế trên toàn thế giới và kinh tế trong nước cũng như tình hình chính trị thế giới có những bất ổn, sự việc Trung Quốc gây hấn trên biển Đông đã tác động tiêu cực đến các hoạt động huy động vốn của các ngân hàng nói chung và Agribank Kim Sơn nói riêng. Với sự tăng trưởng nguồn vốn trung bình là 28%/năm, cùng với cơ cấu nguồn vốn ổn định cho thấy tình hình tăng trưởng nguồn vốn của Agribank Kim Sơn trong những năm qua là tốt đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng.

Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng ngày càng đa dạng và có hiệu quả, hình thức gửi tiền phong phú, lãi suất tiền gửi hấp dẫn, thu nhâ ̣p của dân cư tăng. Agribank Kim Sơn đã chú tro ̣ng cải thiê ̣n thủ tu ̣c đơn giản thuâ ̣n tiê ̣n, mở rô ̣ng mạng lưới, công tác tuyên truyền tiếp thi ̣ được quan tâm, phong cách phu ̣c vu ̣ li ̣ch sự… tạo mọi thuận tiện trong giao dịch cho khách hàng, uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao nên nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng và phát triển với tốc độ khá nhanh. Trong cơ cấu tiền gửi thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế

và cá nhân tăng. Do tố c tốc đô ̣ phát triển nhanh trong mô ̣t số năm gần đây đã ta ̣o tình tra ̣ng nền kinh tế ở mô ̣t vài xã, thi ̣ trấn… tăng nhanh, làm cho thu nhâ ̣p của dân cư tăng ma ̣nh mẽ; nhiều doanh nghiê ̣p hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh có hiê ̣u quả nên hoa ̣t đô ̣ng thanh toán của các doanh nghiê ̣p này qua ngân hàng cũng tăng trưởng ma ̣nh.

Phân tích đánh giá sự biến động thị phần huy động vốn của Agribank Kim Sơn với một số NHTMCP khác trên cùng địa bàn trong 2 năm 2013 và 2014, thông qua bảng phân tích sau:

Bảng 3.3. Tình hình huy động vốn của một số NHTMCP

trên địa bàn huyện Kim Sơn

ĐVT: Tỷ đồng STT Ngân hàng thương mại Tổng nguồn VNĐ tính đến 31/12/2013 Tổng nguồn VNĐ tính đến 31/12/2014 So sánh Tổng nguồn VHĐ Thị phần Số dư Thị phần Số dư Thị phần Số dư Thị phần 1 Agribank 527,45 66,76 696,72 70,46 169,27 3,70 2 BIDV 132,25 16,74 112,21 11,35 -20,04 -5,39 3 Viettinbank 130,43 16,51 179,93 18,20 49,5 1,69 Tổng cộng 790,13 100 988,86 100 198,73 (Nguồn: NHNN Ninh Bình) 16.51 16.74 66.76 18.2 16.51 70.46 0 10 20 30 40 50 60 70 80 VietinBank BIDV AgriBank Thị phần % 2014 2013

Qua biểu đồ 3.2 trên, ta có thể nhận thấy trong các NHTMCP thì tình hình huy động vốn của Agribank Kim Sơn luôn đạt được thị phần tốt hơn so với các NHTMCP còn lại, có thể nói là đứng vị trí dẫn đầu của các NHTMCP, chiếm 70,46% tổng thị phần về huy động vốn của các NHTM CP trên toàn huyện trong năm 2014. Năm 2013 chiếm 66,76% giảm so với năm 2014. BIDV tuy có tổng nguồn vốn ít hơn so với Agribank Kim Sơn nhưng tốc độ tăng nguồn vốn huy động lại tăng 16,51% lên 16,74% trong khi đó Agribank Kim Sơn có xu hướng giảm từ 70,46% xuống 66,76% và Vietinbank giảm từ 18,2% xuống 16,51. Mặc dù không tăng về thị phần trong năm 2014 nhưng Agribank Kim Sơn vẫn chiếm thị phần lớn so với các ngân hàng thương mại cổ phần là do Agribank Kim Sơn đã có những chính sách tốt nhằm thu hút khách hàng. Với việc mở và nâng cấp mạng lưới các phòng giao dịch đã tạo thuận lợi cho việc huy động vốn được dễ dàng hơn.

- Hoạt động tín dụng

Từ nguồn vốn huy động được Agribank Kim Sơn đã mở rộng hoạt động tín dụng đến tất cả các thành phần kinh tế, đồng thời ngân hàng cũng mở rộng các hình thức tín dụng, thực hiện đúng và đầy đủ các quy định và thể lệ do ngân hàng nhà nước quy định. Nhờ vậy mà hoạt động kinh doanh của Agribank Kim Sơn càng phát triển. Ngân hàng luôn chú tro ̣ng đến viê ̣c đẩy ma ̣nh cho vay đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Cu ̣ thể ngân hàng đã đa ̣t được những kết quả sau:

Bảng 3.4. Dự nợ cho vay qua các năm của Agribank Kim Sơn

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Cho vay nền kinh tế 531.0 715.2 927.7

Trong đó:

- Cho vay doanh nghiệp 74.3 110.8 148.4

- Cho vay hộ sản xuất, cá thể 456.7 604.4 779.3

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)

Qua bảng 3.4, tình hình tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2012 - 2014 của Agribank Kim Sơn ở mức bình quân 32 %/ năm.

86% 85% 84% 14% 15% 16% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Sản xuất, cá thể Doanh nghiệp

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ dư nợ cho vay

Tổng dư nợ cho vay năm 2014 đạt 927.7 tỷ đồng tăng 34 % so với năm 2013. Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh, cá nhân chiếm tỷ lệ trên 82% trong tổng dư nợ, điều này thể hiện đúng chủ trương và định hướng phát triển của Agribank Kim Sơn trong những năm đã qua. Tỷ trọng dư nợ cho hộ sản xuất, cá thể chiếm 86% năm 2012, năm 2013 là 85% và năm 2014 là 84%. Tỷ trọng dư nợ cho doanh nghiệp chiếm 14 % năm 2012, năm 2013 là 15 % và năm 2014 là 16% tổng dư nợ. Agribank Kim Sơn tiếp tục coi tro ̣ng thị trường nông nghiê ̣p, nông thôn và cho vay người nghèo, thực hiê ̣n các dự án cho vay với số tiền lớn phu ̣c vu ̣ nhu cầu của người dân nhằm nâng cao đời sống vâ ̣t chất cũng như tinh thần cho người dân trong huyện đă ̣c biệt là những hô ̣ nghèo.

Bảng 3.5. Hoạt động tín dụng của một số NHTM trên địa bàn huyện Kim Sơn

ĐVT: Tỷ đồng STT Ngân hàng thương mại Tổng dư nợ tính đến 31/12/2013 Tổng dư nợ tính đến 31/12/2014 So sánh tổng dư nợ 2014/2013

Số dư Thị phần Số dư Thị phần Số dư Thị phần 1 Agribank 715,2 73,01 927,7 66,72 212,5 -6,29 2 Vietinbank 162,1 16,55 347 24,96 184,9 8,41 3 BIDV 102,3 10,44 115,7 8,32 13,4 -2,12 Tổng 979,6 100 1390,4 100 410,8 (Nguồn: NHNN Ninh Bình)

10.44 16.55 73.01 8.32 24.96 66.72 0 10 20 30 40 50 60 70 80 BIDV Vietinbank Agribank Thị phần % 2014 2013

Biểu đồ 3.4. So sánh tình hình tín dụng của Agribank Kim Sơn với các NHTMCP trên địa bàn huyện Kim Sơn

Qua biểu đồ về dư nợ cho vay đến ngày 31/12 qua 2 năm 2013 và năm 2014, Agribank Kim Sơn luôn có tổng dư nợ cao hơn so với các NHTM CP chiếm 66% đến 73% tổng dư nợ của các NHTM CP trên địa bàn huyện Kim Sơn. Thị phần tín dụng của Agribank Kim Sơn luôn chiếm thị phần lớn nhất trong NHTM CP trên địa bàn vì Agribank Kim Sơn có lợi thế thành lập sớm nhất so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác.

Nhưng thị phần của Agribank Kim Sơn có xu hướng giảm dần (năm 2013 là 73,01% xuống còn 66,72% năm 2014). Không riêng gì Agribank Kim Sơn mà một số NHTM CP trên địa bàn huyện Kim Sơn như BIDV Kim Sơn cũng có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do sự mở rộng thêm các phòng giao dịch đã tạo ra sức cạnh tranh tương đối mạnh với Agribank Kim Sơn bằng các chính sách ưu đãi về lãi xuất, phí dịch vụ bên cạnh đó công tác marketing của Agribank Kim Sơn còn yếu nên phần nào đã đánh mất đi một số thị phần vốn có của mình. Nhưng nhìn chung Agribank Kim Sơn vẫn đứng đầu so với các NHTM CP khác.

3.3.1.2. Tính đa dạng sản phẩm dịch vụ

Nhằm tăng dần tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập của Agribank Kim Sơn, trong năm 2014 Agribank Kim Sơn đã ưu tiên mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng.

Các PGD đã triển khai tương đối tốt việc cho vay hộ gia đình cá nhân gắn với sử dụng dịch vụ ngân hàng, nên nhiều chi nhánh đã giảm lượng khách hàng đến giao dịch trực tiếp với Ngân hàng. Đã tiến hành ký thỏa thuận dịch vụ thu hộ tiền điện với Công ty Điện lực Kim Sơn, Chi Cục Thuế… và các dịch vụ khác.

Ngoài các khoản thu từ tín dụng, Agribank Kim Sơn cũng quan tâm phát triển các sản phẩm dịch vụ để tăng thu ngoài tín dụng.

Thực hiện mu ̣c tiêu đa da ̣ng hóa sản phẩm di ̣ch vu ̣ Ngân hàng nhằm đẩy nhanh tiến trình hô ̣i nhâ ̣p khu vực và quốc tế, những năm qua bên ca ̣nh đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, Agribank Kim Sơn đã đặc biê ̣t quan tâm đầu tư, phát triển nghiệp vụ thẻ, coi đây là mô ̣t trong những nhóm di ̣ch vu ̣ ưu tiên phát triển hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.

Hiện nay, số lượng thẻ ATM do Ngân hàng phát hành đã đa ̣t trên 1.100 thẻ đã phần nào đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của người dân trên địa bàn huyện. Đi kèm theo dịch vụ thẻ còn có các tích ích của thẻ như: Mobile banking;vấn tin số dư, in sao giao dịch, nhận thông báo số dư qua SMS… phần nào đem lại sự hài lòng mà các tiện ích đem lại cho khách hàng, đánh dấu sự khác biệt mà các dịch vụ thẻ mang lại so với các dịch vụ thẻ của các NHTM khác. Vì thế trong thời gian ngoài cuộc chạy đua về lãi suất để đảm bảo tính thanh khoản, đẩy mạnh công tác marketing để giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh đầu tư công nghệ… Đặc biệt là Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì thị trường thẻ lại càng được phát triển. Thực tế thị trường thẻ của Agribank so với các NHTMCP khác như sau:

Bảng 3.6. Số lượng máy ATM của một số NHTMCP trên địa bàn huyện Kim Sơn

STT Tên ngân hàng Số lượng máy ATM tính đến 31/12/2014

1 Agribank 5

2 BIDV 3

3 Vietinbank 2

Xét về số lượng máy ATM thì hiện tại Agribank Kim Sơn đứng đầu, thế nhưng xét về những tiện ích, tính đa dạng và chuẩn loại thẻ cho đến thời này thì Agribank Kim Sơn còn thua khá nhiều so với 2 NHTMCP còn lại.

Những năm tới, Agribank Kim Sơn đang cố gắng thực hiện các sản phẩm dịch vụ mang tính ứng dụng công nghê ̣ cao như dịch vu ̣ Ngân hàng ta ̣i gia Home - Banking…

3.3.1.3. Uy tín, thương hiệu

Trong những năm qua, hoạt động thông tin tuyên truyền là phương tiện hữu hiệu, thực sự đã mang lại hiệu quả trong việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Agribank Việt Nam nói chung và Agribank Kim Sơn nói riêng. Việc cung cấp thông tin được Agribank Kim Sơn tiến hành cho cả ba đối tượng nhằm giải quyết nhu cầu thông tin trong mối quan hệ: thông tin nội bộ ngân hàng - giới truyền thông - khách hàng.

Thứ nhất, thông tin trong nội bộ ngân hàng: Đó là việc phổ biến những thông tin về sản phẩm, dịch vụ, định hướng phát triển đến toàn thể cán bộ nhân viên của Agribank Kim Sơn. Bởi hơn ai hết, cán bộ nhân viên là những người trực tiếp giao dịch, tiếp xúc với khách hàng. Đây là kênh truyền tải thông điệp từ ngân hàng đến với khách hàng thông qua các mối quan hệ của nhân viên hoặc khi có điều kiện tiếp xúc với người tiêu dùng rất hiệu quả. Hơn nữa, chính sự hiểu biết sâu sắc về những sản phẩm, dịch vụ cũng như nhiệm vụ phát triển của đơn vị mình sẽ làm cho cán bộ nhân viên của Agribank Kim Sơn ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc. Đồng thời sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc tư vấn, giới thiệu sản phẩm. Từ đó tạo động lực để mỗi cán bộ nhân viên phải là một đầu mối marketing để giới thiệu, cung cấp được nhiều thông tin tốt của Agribank Kim Sơn đến khách hàng.

Thứ hai, thông tin cho báo giới, cơ quan truyền thông: Ngày nay, với sự phong phú của các đầu báo và tạp chí cùng với việc phát triển của công nghệ thông tin đối với báo điện tử thì áp lực về cập nhật thông tin, thông tin chính xác để phục vụ bạn đọc là rất lớn đối với báo giới. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, một lĩnh vực rất nhạy cảm, thì yêu cầu về thông tin càng đòi hỏi cao hơn. Chính vì vậy, Agribank Kim Sơn đã cố gắng để có thể cung cấp các thông tin về sản phẩm,

dịch vụ của mình một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời cho báo giới và cơ quan truyền thông để tránh việc có những thông tin không đúng làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Agribank Kim Sơn.

Thứ ba, cung cấp thông tin cho khách hàng: Mối quan hệ hữu cơ giữa khách hàng - ngân hàng sẽ chi phối và quyết định phần lớn sự tồn tại của ngân hàng. Trong môi trường với rất nhiều thông điệp tiếp thị xuất hiện liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các bảng hiệu, tờ rơi, website …, thì việc lôi kéo sự quan tâm, chú ý của khách hàng là việc làm rất khó. Hơn nữa, bộ nhớ con người là có giới hạn, nó không thể nhớ tất cả các thông tin, đặc biệt những thông tin chung chung, giống nhau, trong khi đó nó thường tiếp nhận những thông tin mới, lạ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn kim sơn, ninh bình​ (Trang 50 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)