5. Kết cấu của luận văn
4.3.4. Về phía Agribank Ninh Bình
Tiếp tục duy trì những biện pháp huy động vốn với các hình thức đã có, đồng thời cải tiến và mở rộng các hình thức huy động mới để đáp ứng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Đặc biệt Agribank Ninh Bình cần tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cụ thể: + Cần nghiên cứu bổ xung hoàn thiện thêm và tiếp tục áp dụng khoán tài chính đến từng chi nhánh Ngân hàng .
+ Trang bị, đầu tư kịp thời những phương tiện kinh doanh được xem là tất yếu của chi nhánh như: Máy vi tính, máy rút tiền tự động ATM...
+ Có cơ chế quản lý hợp lý để khuyến khích về vật chất và tinh thần, động viên cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Cho phép các chi nhánh tự quyết định hoạt động kinh doanh của mình trong một chừng mực nào đó. Cho phép các chi nhánh tuỳ thuộc vào điều kiện hoạt động của mình, tình hình kinh tế của địa phương, tâm lý khách hàng trên địa bàn để quyết định hoạt động cho phù hợp...
+ Tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm, có động viên bằng vật chất tại Ngân hàng cấp tỉnh và Ngân hàng cơ sở.
+ Giao tỷ lệ chi phí chăm sóc khách hàng, chi phí tuyên truyền quảng cáo cho Agribank Kim Sơn cao hơn hiện nay.
Kết luận chương 4
Xu thế hội nhập, những biến động của nền kinh tế… những đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Kim Sơn được nêu trên xuất phát từ những thực tại của Agribank Kim Sơn bên cạnh những chuyển biến của nền kinh tế trong xu thế hội nhập.
Chương 4 khép lại với những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Kim Sơn trong xu thế hội nhập. Những giải pháp được nêu trên dù chỉ mang tính khái quát, chưa thật sự đi sâu vào từng giải pháp cụ thể. Xong, đó là những nền tảng cơ bản cho những định hướng phát triển và những giải pháp riêng biệt cho sự phát triển của Agribank Kim Sơn trong tương lai.
KẾT LUẬN
Nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những đòi hỏi cấp bách của ngành Ngân hàng nói chung và của hệ thống NHTM Việt nam nói riêng. Chỉ có nâng cao năng lực cạnh tranh thì hệ thống NHTM Việt Nam mới có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh ngày càng khắc nghiệt. Nằm trong hệ thống Agribank Việt Nam, Agribank Kim Sơn cũng không tránh khỏi khó khăn thách thức đó. Nhận thức được điều này, Agribank Kim Sơn đã luôn thực hiện đúng định hướng, đảm bảo hiệu quả hoạt động quản lý kinh doanh, điều hành tác nghiệp nhằm thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, kết hợp với khảo sát, tổng kết thực tiễn, bám sát với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản như sau:
Một là, luận văn đã chắt lọc, kế thừa và hệ thống hóa, làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về NHTM, cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của NHTM, các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh NHTM, đặc biệt đã phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM.
Hai là, Phân tích, đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh của Agribank Kim Sơn. Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức.
Ba là, trên cơ sở nhận định chung về năng lực cạnh tranh của Agribank Kim Sơn, luận văn đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ và khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Kim Sơn, qua đó đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN Việt Nam nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Dờn (2010), Quản trị Ngân hàng Thương mại hiện đại,
Nhà xuất bản Phương Đông, tr.5.
2. Trần Huy Hoàng (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản
Lao động - Xã hội, tr.18.
3. Học viện Ngân hàng (2001), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, tr.29. 4. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ Ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động
xã hội, tr.31; tr28.
5. Micheal E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật Hà Nội, tr.12; tr.31-32.
6. Nguyễn Thị Mùi, Trần Cảnh Toàn (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, tr.32.
7. Nguyễn Thị Mùi (2004), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội, tr.16.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011-2014), Báo cáo thường niên, Hà Nội. 9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kim Sơn (2012-2014), Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo cân đối và tài chính, Ninh Bình.
10. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Kim Sơn (2012-2014), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo cân đối và tài chính, Ninh Bình.
11. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Kim Sơn (2012-2014), Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, báo cáo cân đối và tài chính, Ninh Bình.
12. Thông tư số 40/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng Thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2011.
13. Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sáu, Trần Hoàng Mai (2009), Giáo trình Marketing Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tr.9.
14. Hoàng Trung (2015), Tăng trưởng kinh tế 2014 và những dự báo cho năm 2015, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/216685/tang-truong-kinh-te-2014-