Kinh nghiệm một số nước Châ uÁ trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 37)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm một số nước Châ uÁ trên thế giới

1.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc ”[11].

Năm 1978, Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách và mở cửa nền kinh tế. Thu hút FDI là lĩnh vực quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Trung Quốc. Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách thu hút vốn FDI, nguồn FDI vào Trung Quốc đã tăng lên từng năm, từ 3 tỷ USD năm 1990 lên 40 tỷ năm 2000,72 tỷ năm 2005 và 92,4 tỷ năm 2008, năm 2010 là 114,7 tỷ USD và đến năm 2011 là 124 tỷ USD. Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia thu hút vốn FDI lớn nhất thế giới, hiệu

quả của nguồn vốn FDI là khá cao. Với 1 triệu USD vốn nước ngoài, Trung Quốc đã sử dụng được 117 lao động, doanh thu xuất khẩu đạt 342.000 USD, thu ngân sách được 53.000 USD. Trong tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc trong những năm qua, có khoảng 4 - 5% thuộc về nguồn vốn bên ngoài, đã đóng góp hơn 30% cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Thành công trong thu hút nguồn vốn FDI tại Trung Quốc có được là do:

Trung Quốc không có Luật đầu tư chung cho đầu tư nước ngoài mà chỉ quy định các hình thức đầu tư nước ngoài phù hợp và được thể chế hoá bằng các luật riêng rẽ nhằm mục đích giúp các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho mình hình thức đầu tư thích hợp nhất.

Trung Quốc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài linh động chuyển đổi hình thức đầu tư, điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI có cơ hội tìm kiếm và sửa đổi hình thức đầu tư phù hợp nhất. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có những quy định rất chặt chẽ về việc chuyển đổi các hình thức đầu tư để các bên tham gia đều có lợi và song song tạo điều kiện để cơ quan quản lý FDI giám sát tốt các hoạt động FDI.

Trung Quốc quy định rất chặt chẽ về góp vốn FDI không phải bằng tiền, việc quản lý vốn này rất phức tạp như về định giá và mức độ hiện đại của công nghệ nhưng Trung Quốc lại quy định rất thoáng về việc chỉ dựa vào thoả thuận giữa các bên trên nguyên tắc công bằng và hợp lý hoặc được xác định bởi bên thứ ba theo sự thoả thuận của các bên để tính giá trị các loại vốn góp. Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt các yêu cầu khác phải đáp ứng để đảm bảo việc góp vốn này thực sự mang lại lợi ích cho nước chủ nhà như đảm bảo các máy móc đó thực sự cần thiết cho nền kinh tế, có khả năng tăng năng suất lao động, khả năng tạo ra sản phẩm mới thiết yếu cho tiêu dùng trong nước…

dụng đất để thế chấp vay vốn. Việc thế chấp này phải đăng ký với sở địa chính là cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trung Quốc ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị. Lúc đầu thành lập 5 đặc khu kinh tế là Thẩm Quyến, Chu Hải, Hải Nam, Hạ Môn và Sán Đầu ở tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến. Năm 1984 tiếp tục mở cửa 14 thành phố duyên hải. Đầu những năm 1990, Phố Đông của Thượng Hải và một số thành phố của vùng châu thổ sông Hoàng Hà, Châu Giang, bán đảo Liêu Đông, Gia Đông và vùng phía trong lục địa cũng từng bước được mở cửa. Tại các đặc khu kinh tế, Trung Quốc tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm công cộng. Cho phép các địa phương khai thác mọi khả năng để có vốn đầu tư cơ sở hạ tầng.

Trung Quốc đã tiến hành cải cách hành chính sâu rộng và triệt để theo hướng đơn giản và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Mở rộng thẩm quyền cho các địa phương để phát huy nội lực, tính chủ động sáng tạo của địa phương. Địa phương có thể phê chuẩn hoặc quyết định các dự án đầu tư đến 30 triệu USD và chỉ cần báo cho Trung ương biết. Trung Quốc cũng đã chú trọng và khuyến khích đầu tư đối với Hoa kiều trên quan điểm coi trọng tính dân tộc.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Malaysia”[11]

Trong các nước đang phát triển, Malaysia được đánh giá là nước thành công trong thu hút vốn FDI để thực hiện công nghiệp hoá. Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, đa sắc tộc, tích luỹ nội địa thấp nên Malaysia luôn coi trọng nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế đất nước, vì coi đây là yếu tố then chốt để thực hiện công nghiệp hoá. Xuất phát từ quan điểm như vậy, Malaysia luôn tích cực cải thiện môi trường đầu tư của mình để thu hút vốn FDI. Nhờ đó, dòng vốn FDI đổ vào Malaysia ngày càng nhiều. Nhờ vào chính sách đầu tư thông thoáng, đầu tư nước ngoài của Malaysia năm 1991 đạt 6,4 tỷ USD và đến năm 1996 chiếm hơn 1/2 tổng số vốn đầu tư trong cả nước.

Các nước đầu tư lớn nhất vào Malaysia là Nhật Bản, Đài Loan tương ứng đạt 7,02 tỷ USD và 2,29 tỷ USD. Theo UNCTAD, thu hút FDI của Malaysia năm 2005 là 3,97 tỷ USD, năm 2006 là 6,05 tỷ USD và đến năm 2007 là 8,4 tỷ USD cho thấy tốc độ thu hút nguồn vốn FDI của Malaysia là cao, năm 2008 Malaysia đã thu hút FDI tới 7,3 tỉ USD. Thế nhưng, năm 2009 do tác động của khủng hoảng tiền tệ tín dụng thế giới, nước này chỉ thu hút gần 2 tỉ USD FDI. Năm 2010, kinh tế Malaysia khởi sắc với mức tăng trưởng GDP 5%, nên FDI đổ vào tăng lên đáng kể đạt 9,1 tỉ USD và đến năm 2011 mặc dù kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng Malaysia vẫn thu hút được 11,6 tỷ USD.

Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Malaysia chủ yếu tập trung vào: - Malaysia đã xây dựng được một hệ thống chính trị ổn định và đoàn kết dân tộc cao mặc dù Malaysia là một quốc gia đa sắc tộc.

- Có kế hoạch phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu rõ ràng. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư ngắn hạn nhằm để các nhà đầu tư ngắn hạn ở Malaysia ước tính được chính xác chi phí đầu tư tại Malaysia. đồng thời điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nhằm khuyến khích và ổn định môi trường đầu tư dài hạn.

- Đối với vấn đề sở hữu và đảm bảo vốn FDI, để tăng lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ Malaysia cam kết không tịch thu hoặc quốc hữu hoá đối với tài sản hợp pháp của người nước ngoài và không đòi bên nước ngoài phải điều chỉnh tỷ lệ góp vốn trong các dự án đã được cấp phép, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư nước ngoài chuyển lợi nhuận, vốn và các tài sản khác của mình về nước. Những cam kết này được ghi rõ trong các hiệp định bảo đảm đầu tư và các hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Malaysia.

- Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao và hướng vào xuất khẩu. Malaysia đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới, thời gian qua do

thiếu hụt lao động trong nước nên chính phủ nước này đã đưa ra một số tiêu chí đối với việc cấp phép đầu tư như vốn đầu tư trên lao động phải lớn hơn 18.300 USD thì mới được coi là dự án ít sử dụng lao động. Điều này cho thấy Malaysia đã chủ động trong việc điều chỉnh hoạt động đầu tư phù hợp với thực tế.

- Malaysia cũng đã thực hiện nhiều biện pháp ưu đãi để đẩy mạnh thu hút vốn FDI như ưu đãi về thuế cho những doanh nghiệp đi tiên phong trong vòng 5 năm, theo đó những doanh nghiệp này chỉ phải nộp 30% số thu nhập chịu thuế bắt đầu từ ngày đi vào sản xuất với số lượng sản phẩm đạt ít nhất 30% công suất, ưu đãi cho doanh nghiệp công nghệ cao, các dự án có tính chất liên kết công nghiệp, các dự án có tầm quan trọng quốc gia. Đ ặc biệt, Malaysia khuyến khích đầu tư vào các loại hình khu công nghiệp, thúc đẩy tư nhân đầu tư vào các khu công nghiệp, có nhiều dự án lớn nhằm thu hút đầu tư như dự án “Tầm nhìn 2020”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 37)