Bối cảnh thu hút FDI của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 77)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Bối cảnh thu hút FDI của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm

nhìn 2030

3.1.1.1. Các nhân tố quốc tế và khu vực

Trong những năm qua diễn biến tình hình trên thế giới có nhiều phức tạp, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế gia tăng mạnh mẽ cùng với sự phát triển nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ dựa trên tri thức, tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, thi trường tiêu thụ được mở rộng, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng.

Những năm cuối của thế kỷ XX, thế giới đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Theo kết quả điều tra triển vọng đầu tư thế giới 2009- 2011 của UNCTAD, 79% các tập đoàn đa quốc gia đang phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính, 85% các tập đoàn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Khả năng và ý định đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn đa quốc gia bị ảnh hưởng do suy thoái kinh tế. Có thể thấy rằng sự suy thoái kinh tế thế giới làm sụt giảm vốn FDI toàn cầu. Trong khu vực, nhất là trung Quốc đã và đang cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư nhằm cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, coi đó là giải pháp chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế, điều này tạo nên thách thức cho Việt Nam.

3.1.1.2. Các nhân tố trong nước

Bối cảnh kinh tế trên thế giới đã có tác động đến dòng vốn FDI vào Việt nam. Việt Nam đã và đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo khảo sát triển vọng đầu tư toàn cầu của UNCTAD về sức hấp dẫn đối với dòng vốn FDI của các tập đoàn xuyên quốc gia năm 2010, Việt

Nam được xếp vào thứ 11 trong nhóm các nền kinh tế mới sau: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ….Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau Inđônêxia. Diễn biến suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua có tác động đến tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang lỗ lực hết mình nhằm thu hút vốn FDI cho nền kinh tế, việc phát huy những lợi thế của đất nước như chi phí nhân công rẻ, môi trường chính trị ổn định, nhiều mặt hàng được miễnthuế khi xuất khẩu ra nước ngoài nhờ các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương….đã tạo ra môi trường đầu tư tốt nhất cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thu hút vốn FDI vào Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn: dòng vốn FDI toàn cầu chuyển sang hướng tập trung vào lĩnh vực dịch vụ khiến Việt Nam khó thu hút được vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Trình độ lao động còn thấp cũng là một thách thức không nhỏ với Việt Nam…..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 77)