7. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Những tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
Mặc dù nguồn vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên có xu hướng tăng về quy mô dự án, quy mô vốn đầu tư trong một vài năm gần đây, tuy nhiên xét cả giai đoạn thì chưa ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Thái Nguyên chưa thu hút được nhiều dự án có quy mô lớn, một số dự án FDI tại tỉnh Thái Nguyên có quy mô vốn nhỏ, dưới 1 triệu USD. Các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu lựa chọn hình thức 100% vốn FDI để đầu tư, do đó những tác động về chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và tổ chức đối với các doanh nghiệp địa phương là rất hạn chế. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư nước ngoài ở một số quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Canada cũng đã đầu tư vào Thái Nguyên, tuy nhiên cho đến nay mới chỉ có một dự án được triển khai, chưa thu hút được các nhà đầu tư mới ở các quốc gia này.
Những tồn tại trên có một phần nguyên nhân từ những bất lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh và cơ chế chính sách trong việc thu hút vốn đầu tư nói chung, nguồn vốn FDI nói riêng. Những phân tích về môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên ở trên cho thấy, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, chi phí không chính thức, hỗ trợ sau đầu tư của tỉnh Thái Nguyên chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu Trần Chí Thiện (2007) cho rằng có một số vấn đề về cơ chế chính sách của Thái Nguyên chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nói chung, các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng so với một số địa phương lân cận như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, đó là: một số chính sách còn dàn trải, không đầu tư có trọng điểm dẫn đến cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, yếu kém; cơ chế một cửa chưa phát huy đúng nghĩa và gây phiền hà cho nhà đầu tư; công tác quy hoạch chưa thực hiện tốt, gây lãng phí thời gian cho nhà đầu tư trong việc xác định địa điểm đầu tư, thời gian giải phóng mặt bằng kéo dài; cơ chế hỗ trợ sau đầu tư chưa thực hiện tốt.
Có thể thấy rằng, môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên thời gian qua chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài do những hạn chế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và những cơ chế chính sách của tỉnh trong thu hút FDI.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số nước châu Á và một số tỉnh, thành phố tại Việt Nam, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên trong thu hút vốn FDI như sau:
Thứ nhất, môi trường kinh tế, chính trị - xã hội phải ổn định và tăng cường
vai trò của chính quyền địa phương. Điều kiện tiên quyết để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài là cần có sự ổn định về chính trị - xã hội và môi trường kinh tế. Sự ổn định này sẽ hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính quyền địa phương cần làm tốt việc kiểm tra các thủ tục cấp giấy phép đầu tư, nắm chắc thông tin về đối tác, công nghệ, xem xét cụ thể về quy mô diện tích, địa điểm xây dựng các dự án cho phù hợp. Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và địa phương liên quan cũng như với các cơ quan Trung ương trong việc thẩm tra, cấp phép các dự án đầu tư và theo dõi, đôn đốc các dự án đầu tư sau cấp phép. Mặc dù đã phân cấp thẩm quyền nhưng vẫn rất cần sự phối hợp thông tin giữa địa phương với Trungương. Tăng cường vai trò của các cấp chính quyềntronglĩnhvựcđầu tư nước ngoài là rất cần thiết để tạo môi trường thu hút đầu tư, bảo đảm đầu tư nước ngoài theo quy hoạch, định hướng của nhà nước, khai thác nguồnlực có hiệu quả, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo đảm sự pháttriểnbền vững tại địa phương.
Thứ hai, cần chú trọng và tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật
tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật. Với một kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh và hiện đại sẽ đảm bảo thực hiện di chuyển vốn nhanh và kịp thời ứng phó với những biến động của thị trường. Tăng cường chất lượng cơ sở hạ tầng giúp giảm chi phí kinh doanh cho các nhà đầu tư là yêu cầu cấp bách, không chỉ có tác dụng thu hút thêm các dự án FDI mà còn giữ chân những dự án đang hiện hữu. Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nên huy động từ nhiều nguồn khác nhau: vốn ngân sách, vay thương mại, phát hành trái phiếu, khuyến khích vốn tư nhân đầu tư cho các dự án Nhà nước…cần có quy chế ưu đãi rõ ràng, cụ thể và đủ sức hấp dẫn đối với các hình thức đầu tư khác nhau vào các dự án, lĩnh vực trọng
điểm. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, tăng thu hút vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng…
Thứ ba, thủ tục hành chính cần đơn giản, gọn nhẹ. Phải thường xuyên rà
soát, sửa đổi bổ sung các quy định hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư để vừa khuyến khích các nhà đầu tư vừa đảm bảo phù hợp với các quy định chung của Nhà nước, tránh trường hợp “xé rào” trong thủ tục hành chính nhưng sau đó phải dừng lại, gây mất lòng tin đối với các nhà đầu tư. Các thủ tục hành chính cần công khai hoá, minh bạch hoá và được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo thông tin đến với các nhà đầu tư nước ngoài một cách thuận lợi nhất. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực FDI, đơn giản hoá thủ tục thẩm định và cấp phép đầu tư, kiên quyết xử lý những trường hợp hạch sách, nhũng nhiễu, vô trách nhiệm của các cán bộ cơ quan công quyền. Xây dựng và triển khai cơ chế “một cửa liên thông” trong xử lý hồ sơ của nhà đầu tư, thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua mạng.
Thứ tư, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ để thu hút nguồn vốn FDI. Chính
sách phát triển dịch vụ hỗ trợ liên quan đến hoạt động FDI là rất cần thiết cho các nhà đầu tư nước ngoài như: dịch vụ tư vấn hỗ trợ trong thực hiện các thủ tục hành chính, tư vấn pháp luật, cung cấp các thông tin đến thị trường, các chương trình marketing, các hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính, vận tải, kho bãi, hay chuyển giao công nghệ, dịch vụ hỗ trợ sau cấp phép…
Thứ năm, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao tại địa phương. Phải
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao. Phát triển và đổi mới cơ bản đào tạo, dạy nghề theo định hướng yêu cầu của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, của các nhà đầu tư nước ngoài và yêu cầu việc làm của người lao động. Phát triển thị
trường lao động và hoàn thiện thị trường lao động theo hướng tiếp cận với chuẩn mực chung của quốc tế về đào tạo, dạy nghề, về lao động, việc làm, phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế của đất nước trong quá trình hội nhập. địa phương phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, trong trường hợp không đào tạo được thì phải có các chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Nâng cao trình độ thẩm định dự án của các cán bộ phụ trách tại địa phương cũng là vấn đề cần được quan tâm, bồi dưỡng.
Thứ sáu, coi trọng quy hoạch và xúc tiến đầu tư. Chủ động chủ trì và phối
hợp với các cơ quan sở, ban, ngành sớm xây dựng và quản lý thống nhất triển khai các quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch không gian sử dụng đất, cũng như quy hoạch chi tiết các ngành, lãnh thổ cần thiết. Trừ một số dự án đặc thù như khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu, các dự án cần đặt tại nơi có thị trường tiêu thụ trực tiếp, cần định hướng quy tụ các dự án FDI tập trung vào các khu kinh tế,KCN được xây dựng phù hợp theo quy hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm soát môi trường nghiêm ngặt. Trên cơ sở đó, hình thành các danh mục, dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài và tiến hành xúc tiến đầu tư có địa chỉ theo lộ trình thích hợp, trong đó xác định rõ yêu cầu về đối tác dự án, sản phẩm, công suất, tiến độ, trình độ công nghệ, thị trường tiêu thụ, địa bàn thực hiện dự án, các chính sách khuyến khích, ưu đãi cần thiết.
Thứ bảy, chủ động lựa chọn các dự án, nhà đầu tư nước ngoài và công
nghệ phù hợp. Phải chủ động lựa chọn dự án FDI, tránh tình trạng dễ dãi, tuỳ tiện, tin vào những lời hứa hẹn của nhà đầu tư nước ngoài mà buộc phải có thiết kế dự án cụ thể khả thi và đầu tư vào khâu bảo vệ môi trường mới cấp phép cho triển khai dự án. Nếu nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn địa điểm và nước để đầu tư thì địa phương cũng có quyền cho phép hoặc từ chối những dự án không có lợi cho cộng đồng dân cư. định hướng đầu tư, kiên quyết từ chối
cấp giấy phép cho các ngành chưa khuyến khích, hướng vào những ngành mà địa phương cần vốn và công nghệ để cải tạo, nâng cấp, phát triển. Không chấp nhận cho đầu tư những ngành, lĩnh vực dù tạo nhiều việc làm nhưng kỹ thuật trung bình, gây ô nhiễm môi trường. Thành phố Đà Nẵng đã từng từ chối dự án nhà máy cán thép hơn 1 tỷ USD để bảo vệ môi trường. Phải xem xét kỹ các dự án có vốn đầu tư lớn, tìm hiểu cụ thể thương hiệu và năng lực thực tế của đối tác, thực hiện nguyên tắc “Chưa biết rõ về nhà đầu tư nước ngoài thì chưa cấp giấy phép đầu tư”. Phải có quan điểm đúng đắn, giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài để bảo đảm sự phát triển bền vững.
Thứ tám, cần kiến nghị với Nhà nước về hoàn thiện khung pháp lý phù
hợp với pháp luật Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng hơn. Cần có kiến nghị với Nhà nước về những chính sáchchưa phù hợp, gây cản trở, vướng mắc, khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài; những chính sách ưu đãi chưa phù hợp với quy định của pháp luật để từ đó Nhà nước đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với pháp luật Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo thông thoángtạo điều kiện cho các nhà đầu tư nướcngoài.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, luận văn đã tập trung làm rõ một số vấn đề sau:
1. Chủ trương thu hút nguồn vốn FDI là một chủ trương đúng đắn và là cơ sở thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên bước đầu đã có những thành công nhất định, góp phần tăng thu cho ngân sách tỉnh, tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy xuất khẩu, có tác động tích cực trong khai thác lợi thế so sánh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho tỉnh Thái Nguyên.
2. Luận văn đã đánh giá được thực trạng thu hút vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh những thành công, cũng còn một số tồn tại như: chưa thu hút được nhiều dự án có quy mô lớn, Các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu lựa chọn hình thức 100% vốn FDI để đầu tư, do đó những tác động về chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và tổ chức đối với các doanh nghiệp điah phương là rất hạn chế. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư nước ngoài ở một số quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Canada cũng đã đầu tư vào Thái Nguyên, .
3. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong thu hút vốn FDI là căn cứ quan trọng để đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Cơ sở của các giải pháp
3.1.1. Bối cảnh thu hút FDI của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn 2030 nhìn 2030
3.1.1.1. Các nhân tố quốc tế và khu vực
Trong những năm qua diễn biến tình hình trên thế giới có nhiều phức tạp, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế gia tăng mạnh mẽ cùng với sự phát triển nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ dựa trên tri thức, tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, thi trường tiêu thụ được mở rộng, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng.
Những năm cuối của thế kỷ XX, thế giới đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Theo kết quả điều tra triển vọng đầu tư thế giới 2009- 2011 của UNCTAD, 79% các tập đoàn đa quốc gia đang phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính, 85% các tập đoàn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Khả năng và ý định đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn đa quốc gia bị ảnh hưởng do suy thoái kinh tế. Có thể thấy rằng sự suy thoái kinh tế thế giới làm sụt giảm vốn FDI toàn cầu. Trong khu vực, nhất là trung Quốc đã và đang cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư nhằm cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, coi đó là giải pháp chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế, điều này tạo nên thách thức cho Việt Nam.
3.1.1.2. Các nhân tố trong nước
Bối cảnh kinh tế trên thế giới đã có tác động đến dòng vốn FDI vào Việt nam. Việt Nam đã và đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo khảo sát triển vọng đầu tư toàn cầu của UNCTAD về sức hấp dẫn đối với dòng vốn FDI của các tập đoàn xuyên quốc gia năm 2010, Việt
Nam được xếp vào thứ 11 trong nhóm các nền kinh tế mới sau: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ….Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau Inđônêxia. Diễn biến suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua có tác động đến tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang lỗ lực hết mình nhằm thu hút vốn FDI cho nền kinh tế, việc phát huy những lợi thế của đất nước như chi phí nhân công rẻ, môi trường chính trị ổn định, nhiều mặt hàng được miễnthuế khi xuất khẩu ra nước ngoài nhờ các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương….đã tạo ra môi trường đầu tư tốt nhất cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thu hút vốn FDI vào Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn: dòng vốn FDI toàn cầu chuyển sang hướng tập trung vào lĩnh vực dịch vụ khiến Việt Nam khó thu hút được vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Trình độ lao động còn thấp cũng là một thách thức không nhỏ với Việt Nam…..
3.1.2. Định hướng phát triển của tỉnh Thái Nguyên
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn 2030
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hô ̣i tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 260 / QĐ- TTg ngày 27/2/2015, theo đó quan điểm phát triển của