Chính sách thu hút vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 63)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Chính sách thu hút vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên

Ngoài những chính sách thu hút chung của nhà nước, tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng cụ thể hoá và ban hành các văn bản phù hợp với đặc điểm riêng của địa phương theo nguyên tắc nhất quán là kêu gọi đầu tư vào trong tỉnh, trong đó có các quy định chi tiết chính sách ưu đãi về đất đai, chính sách ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác. Cụ thể như sau:

i) Hỗ trợ tư vấn các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Nguyên phối hợp với các Sở, Ngành, cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện công tác hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư như: a) Cung cấp thông tin về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành; về danh mục các dự án vận động khuyến khích đầu tư của tỉnh; b) Tư vấn, hướng dẫn thủ tục hành chính; c) Hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiến hành khảo sát thực địa, lựa chọn địa điểm, vị trí dự kiến thực hiện dự án đầu tư...

ii) Hỗ trợ xúc tiến thương mại theo Chương trình xúc tiến thương mại hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt

iii) Ưu đãi về giá thuê đất và miễn tiền thuê đất

Miễn toàn bộ tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là huyện Định Hóa, Võ Nhai; dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân của các khu công nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

iv) Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng

Tỉnh ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư.

Các doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư (kể cả dự án mới, mở rộng quy mô dự án, thay thế đổi mới công nghệ); Miễn thuế nhập khẩu đối với giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện Dự án Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) và nhà thầu phụ để thực hiện dự án BOT, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT); Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được.

Doanh nghiệp không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp

v) Hỗ trợ đào tạo nghề

Đối với dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư của tỉnh, nếu nhà đầu tư có nhu cầu đào tạo nghề và sử dụng lao động đã đào tạo là người lao động có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Thái Nguyên thì được xem xét, hỗ trợ chi phí đào tạo nghề tùy theo số lượng lao động được đào tạo, tối đa là 50% tiền học phí. Trường hợp nhà đầu tư đầu tư vào sản xuất, sử dụng tối thiểu 100 lao động địa phương có nhu cầu đào tạo riêng phục vụ cho sản xuất và được tổ chức tuyển dụng thì được Ngân sách tỉnh hỗ trợ, mức tối đa không quá 500.000 đồng/lao động (năm trăm ngàn đồng/lao động).

vi) Hỗ trợ về chuyển giao, ứng dụng công nghệ theo các quy định của phápluật

vii) Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng

Tỉnh Thái Nguyên khuyến khích, hỗ trợ thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh tại khu công nghiệp; Hỗ trợ xây dựng hoặc xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 63)