7. Cấu trúc của luận văn
2.1.5. Nguồn nhân lực
Thái Nguyên là tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo đa ngành. Năm 2014 lực lượng lao động của Tỉnh có 714.500 người. Về cơ cấu lao động, lao động trong khu vực công nghiệp- xây dựng là 166.228 người (chiếm 15,41%), khu vực nông, lâm thủy sản 395.410 người (chiếm 65,49%) và khu vực dịch vụ 152.862 người (chiếm 18,36%) [4]. Hàng năm có khoảng hơn 20 nghìn lao động được giải quyết việc làm.
Với lợi thế là trung tâm giáo dục đào tạo của khu vực TD&MNPB, với hệ thống các trường đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đa ngành nghề, Thái Nguyên là một trong những trung tâm đào tạo lớn của cả nước, gồm hệ thống các cơ sở đào tạo đa dạng, đa cấp từ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cho đến dạy nghề. Trên địa bàn tỉnh có 9 trường đại học và 12 trường cao đẳng, trong đó Đại học Thái Nguyên là một trong 17 trường đại học trọng điểm của cả nước. Năm 2013, tổng số giáo viên đại học, cao đẳng có 4.252 người, tổng số sinh viên là 116.459 người, chiếm 10,2% dân số của Tỉnh (tỷ lệ 1.013 sinh viên/10.000 dân, cao nhất cả nước, Hà Nội là 1.030, TP HCM là 733). Tính đến hết năm 2014, toàn Tỉnh có 7 trường trung cấp nghề và 33 trung tâm dạy nghề [4].
Thái Nguyên có lợi thế lớn về đào tạo nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm sức hấp dẫn trong thu hút vốn FDI vào địa bàn tỉnh. Theo khảo sát và đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chỉ số thành phần về đào tạo lao động của Thái Nguyên ngày càng được cải thiện. So với một số tỉnh có bề dày trong thu hút FDI như
Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, Thái Nguyên có điểm số về đào tạo lao động cao hơn trong vài năm gần đây.
Biểu đồ 2.1. Chỉ số đào tạo lao động tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận
Nguồn: [10]
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy thị trường lao động tỉnh Thái Nguyên chưa phát triển rộng (tỷ lệ người đang làm việc tham gia thị trường lao động mới chiếm khoảng 20% tổng lao động làm việc, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị và các khu công nghiệp tập trung).