7. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Những thành công trong thu hút vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên
Với lợi thế là trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục của các tỉnh miền núi phía Bắc, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực chất lượng cao đã tạo ra lợi thế lớn trong thu hút FDI vào tỉnh. Thái Nguyên là một trong những địa bàn ưu đãi đầu tư của cả nước. Vì vậy, trong thời gian qua Chính phủ và địa phương đã ban hành đồng bộ nhiều cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư nói chung, FDI nói riêng trên địa bàn tỉnh. Cũng như các địa phương khác trong cả nước, Thái Nguyên thực hiện
đồng thời hai nhóm cơ chế chính sách, một nhóm cơ chế chính sách của Trung Ương và một nhóm cơ chế chính sách của địa phương. Những cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên liên quan đến đất đai, thủ tục hành chính, xúc tiến đầu tư, nguồn nhân lực và thuế đã tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. Vì vậy, số lượng các dự án FDI vào tỉnh tăng nhanh, cùng với đó là sự gia tăng mạnh của dòng vốn FDI đăng ký và thực hiện. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh trên nhiều khía cạnh như bổ sung vốn đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Thái Nguyên cũng đã thu hút được những dự án lớn như Tổ hợp công nghệ cao Samsung, dự án Samsung Electro-Mechannics Việt Nam của Hàn Quốc với số vốn đầu tư lên đến hơn 3 tỷ USD, đưa Thái Nguyên trở thành địa phương dẫn đầu trong cả nước về thu hút FDI năm 2014. Bên cạnh đó, dòng vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tạo đà thúc đẩy quá trình phát triển của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.
Hình 2.2 :Bản đồ các lĩnh vực FDI tỉnh Thái Nguyên