Hiêp định TP P cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài vào Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh thái nguyên (Trang 47)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Hiêp định TP P cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài vào Việt Nam

Việt Nam

Đây là Hiệp định mang tính "mở". Tuy không phải là chương trình hợp tác trong khuôn khổ APEC nhưng các thành viên APEC đều có thể gia nhập nếu quan tâm. Xin-ga-po đã nhiều lần thể hiện mong muốn mở rộng TPP và sử dụng TPP như một công cụ để hiện thực hóa ý tưởng về Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Á-Thái Bình Dương của APEC (FTAAP).

1.2.4.1. Các nội dung chính của Hiệp định TPP – P4

Hiệp định TPP có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ (chưa bao gồm dịch vụ tài chính do được đàm phán sau), vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), rào cản kỹ thuật (TBT), chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ và minh bạch hóa. Ngoài ra, còn có một chương về hợp tác và 02 văn kiện đi kèm về Hợp tác Môi trường và Hợp tác Lao động.

Theo thỏa thuận, các bên tham gia P4 sẽ tiếp tục đàm phán và ký 02 văn kiện quan trọng về đầu tư và dịch vụ tài chính, chậm nhất là sau 02 năm kể từ khi P4 chính thức có hiệu lực (tức là từ tháng 3 năm 2008). Điểm nổi bật nhất của P4 là tự do hóa rất mạnh về hàng hóa. Thuế nhập khẩu được xóa bỏ hoàn toàn và phần lớn là xóa bỏ ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực. Về dịch vụ, P4 thực hiện tự do hóa mạnh theo phương thức chọn-bỏ. Theo đó, tất cả các ngành dịch vụ đều được mở, trừ những ngành nằm trong danh mục loại trừ.

1.2.4.2. Hiệp định TPP mở rộng và sự tham gia của Việt Nam

Tháng 9 năm 2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP. Tiếp theo đó, tháng 11 năm 2008, Úc và Pê-ru cũng tuyên bố tham gia TPP. Tại buổi họp báo công bố việc tham gia của Úc và Pê-ru, đại diện các bên khẳng định sẽ đàm phán để thiết lập một khuôn khổ mới cho TPP. Kể từ đó, các vòng đàm phán TPP được lên lịch và diễn ra cho đến nay.

Từ năm 2006, qua nhiều kênh, Xin-ga-po đã rất tích cực mời Việt Nam tham gia TPP - P4. Trước những cân nhắc cả về khía cạnh kinh tế và chính trị, Việt Nam chưa nhận lời mời này của Xin-ga-po. Tuy nhiên, với việc Mỹ quyết định tham gia TPP, và trước khi tuyên bố tham gia TPP, Mỹ đã mời Việt Nam cùng tham gia Hiệp định này, Việt Nam đã cân nhắc lại việc tham gia hay không tham gia TPP. Đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia Hiệp định TPP với tư cách thành viên liên kết. Tháng 11 năm 2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP với tư cách này, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán TPP. Trước đó, tháng 10 năm 2010, Ma-lai-xia cũng chính thức tham gia vào TPP, nâng tổng số nước tham gia đàm phán lên thành 9 nước.

1.2.4.3. Hiệp định TPP và quá trình đàm phán

Hiệp định TPP hiện nay được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỷ 21. Phạm vi của Hiệp định sẽ bao gồm hầu hết các lĩnh vực có liên quan tới thương mại, trong đó có nhiều lĩnh vực mới như môi trường, lao động, các vấn đề xuyên suốt liên quan đến thương mại như chuỗi cung ứng, doanh nghiệp vừa và nhỏ v.v…

Cho tới nay, Hiệp định TPP đã trải qua 7 vòng đàm phán, lần lượt được tổ chức tại các quốc gia thành viên là Úc (vào tháng 3 năm 2010), Hoa Kỳ (tháng 6 năm 2010), Bru-nây (tháng 10 năm 2010), Niu-di-lân (tháng 12 năm 2010), Chi-lê (tháng 2 năm 2011), Xin-ga-po (tháng 3 năm 2011) và Việt Nam (tháng 6 năm 2011).

Về nội dung đàm phán, hiện hơn 20 nhóm đàm phán đã bước vào giai đoạn thảo luận thực chất trên cơ sở các đề xuất và văn bản thể hiện quan điểm của mỗi quốc gia thành viên trong từng lĩnh vực cụ thể thuộc phạm vi của Hiệp định. Một số nhóm đã đạt được những tiến bộ nhất định trong việc thu hẹp khoảng cách về quan điểm trong các lĩnh vực như mở cửa thị trường đối với hàng công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đầu tư, v.v...

Ngoài các nội dung đàm phán mang tính truyền thống trong các FTA trên, các quốc gia thành viên còn tập trung thảo luận nhiều đề xuất và biện pháp để thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề liên quan tới hoạch định chính sách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phát triển chuỗi cung cấp và sản xuất giữa các nước thành viên, nâng cao sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào quá trình lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia thành viên TPP, cũng như thúc đẩy sự phát triển chung của các quốc gia thành viên.

Với mục tiêu duy trì tính “mở” của Hiệp định TPP, tức là có cơ chế kết nạp thêm thành viên mới trong tương lai và các bên có thể tiếp tục đàm phán những vấn đề phát sinh sau khi Hiệp định có hiệu lực, các nhóm đàm phán cũng đang nỗ lực đưa ra nhiều đề xuất và biện pháp liên quan để bảo đảm Hiệp định sẽ mang lại lợi ích nhiều nhất cho tất cả những nước đang và sẽ tham gia Hiệp định.

Nét mới trong đàm phán Hiệp định TPP so với các FTA truyền thống trước đây là sự tham gia của các đối tượng liên quan như doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức xã hội. Tại mỗi phiên đàm phán, các đối tượng trên luôn được tạo cơ hội để trao đổi thông tin cũng như bày tỏ quan điểm và nguyện vọng đối với các nội dung đàm phán của Hiệp định thông qua các buổi hội thảo và diễn đàn dành cho các đối tượng liên quan được tổ chức bên lề các phiên đàm phán.

1.2.4.4. Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia Hiệp định TPP

- Hội nhập khu vực đang nổi lên đóng vai trò chủ đạo với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đặc biệt là tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Xu thế này không chỉ phản ánh sự mưu cầu lợi ích kinh tế mà còn phản ánh cục diện chính trị quốc tế mới, sau sự nổi lên nhanh chóng của một số nước đang phát triển hàng đầu. Tham gia vào Hiệp định TPP, một cấu trúc quan trọng của khu vực, sẽ giúp Việt Nam nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình tái cấu trúc cục diện quốc tế và khu vực cũng như xu thế hội nhập kinh tế khu vực đem lại.

- Tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

- Thông qua Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội đàm phán để Hoa Kỳ mở cửa thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu. Bên cạnh đó, việc tham gia Hiệp định TPP sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa đầu tư của Hoa Kỳ và các nước vào Việt Nam.

(b)Những thách thức khi tham gia Hiệp định TPP

- Việc cam kết và thực hiện các cam kết sâu và rộng trong khuôn khổ đàm phán Hiệp định TPP sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ, đặc biệt là sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam, vốn còn yếu, khả năng quản lý còn nhiều bất cập. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, nhiều ngành sản xuất và dịch vụ có thể sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, đây là con đường mà sớm hay muộn Việt Nam cũng phải đi qua để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế.

- Tham gia Hiệp định TPP có thể gây ra một số hệ quả xã hội tiêu cực như tình trạng phá sản và thất nghiệp ở các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu. Ngoài ra, kết quả đàm phán nội dung lao động trong Hiệp định

- Để thực thi cam kết trong Hiệp định TPP,Việt Namcó thểsẽphải điều chỉnh, sửa đổinhiều quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu,sở hữu trí tuệ…Với nhữngkinh nghiệm có được từ quá trình đàm phán gia nhập WTO, đây có thể không phải là một thách thức quá lớn đối với Việt Nam.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn đã tập trung luận giải một số vấn đề sau:

1. Với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, việc di chuyển vốn giữa các quốc gia là tất yếu với mục đích kiếm tìm lợi nhuận. Việt Nam nói chung và địa phương nói riêng đang cần rất nhiều vốn cho đầu tư phát triển do tích luỹ nội bộ trong nền kinh tế còn thấp nên việc hút vốn từ bên ngoài là tất yếu. Một trong những nguồn vốn hết sức quan trọng để bổ sung và thúc đẩy để phát triển kinh tế địa phương đó là vốn FDI.

2. Qua nghiên cứu các hình thức thu hút vốn FDI, mỗi hình thức đầu tư của nước ngoài đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, việc các quốc gia và từng địa phương lựa chọn hình thức nào còn phụ thuộc vào lợi thế, mục tiêu và định hướng phát triển. Tuy nhiên, dù áp dụng hình thức nào thì cũng phải tạo ra càng nhiều càng tốt giá trị tăng thêm của nền kinh tế đồng thời phải đảm bảo tính bền vững trong việc thu hút.

3. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào một địa phương điều này cũng cho thấy việc thu hút vốn FDI là một vấn đề phức tạp, cần nghiên cứu để tìm cách thu hút vốn FDI tốt nhất cho địa phương của mình.

4. Hiêp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP sẽ hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội thu hút FDI vào nhiều địa phương ở Việt Nam, trong đó có tỉnh Thái nguyên.

5. Các nước châu Á và các địa phương trong nước thành công trong thu hút FDI đã thực hiện hàng loạt các giải pháp thuộc về luật pháp, chính sách, cơ chế nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để thu hút vốn FDI. Thái Nguyên cần tham khảo những kinh nghiệm đó để đề ra chính sách phù hợp với đặc điểm, mục tiêu và chiến lược thu hút vốn FDI của mình.

Chương 2

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI

2.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng TD&MNPB, có diện tích tự nhiên 3.533,19 km2, chiếm 1,07% diện tích cả nước. Năm 2014, dân số toàn tỉnh là 1.173,2 nghìn người, chiếm 1,30% dân số cả nước. Về tổ chức hành chính, sau khi chia tỉnh (theo Nghị quyết Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX) Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và 6 huyện (Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương) với tổng số 181 xã, phường và thị trấn (trong đó vùng cao: 16, vùng núi: 109, vùng trung du và đồng bằng: 56).

Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc kạn, phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp với thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên cách Hà Nội 80 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km.

Về vị trí địa kinh tế, chính trị: Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng TD&MNPB và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng TD&MNPB với vùng đồng bằng sông Hồng.

Thái Nguyên là đầu mối giao thông nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc, có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh, là vành đai bảo vệ cho Thủ đô Hà Nội. Trước đây và hiện nay, tỉnh Thái Nguyên vẫn được Chính phủ coi là trung tâm văn hóa và kinh tế của các dân tộc phía Bắc; là trung tâm đào tạo lớn thứ ba trong cả nước (với 9 trường đại học, 12 trường cao đẳng, 7 trường trung học và dạy nghề, 33 trung tâm đào tạo nghề), có bệnh viện đa khoa khu vực, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp cơ khí, luyện kim sớm được hình thành và phát triển ở nước ta.

Thái Nguyên là tỉnh có mối liên hệ chặt chẽ với vùng tam giác kinh tế phát triển mạnh là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong tương lai, Thái Nguyên sẽ nằm trong vùng tứ giác tăng trưởng kinh tế là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thái Nguyên, phát triển dọc QL18 nối vùng TD&MNPB với cảng nước sâu Cái Lân và đường cao tốc QL5 nối với cảng Hải Phòng.

Với vị trí địa kinh tế, chính trị quan trọng và với mạng lưới giao thông đối ngoại tương đối phát triển, Thái Nguyên được kết nối với bên ngoài rất thuận lợi. Tỉnh có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là điểm đầu mối xuất phát. Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng là tuyến trục dọc của toàn Tỉnh qua thành phố Thái Nguyên, là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh khác trong cả nước, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc. Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá - Kép - Đông Triều nối với khu công nghiệp Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên. Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng TD&MNPB và gắn kết thuận lợi với ‘Hà Nội, nhất là sau khi tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được xây dựng xong.

Bên cạnh đó, Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng.

2.1.2. Tăng trưởng kinh tế [4]

Trong những năm qua Thái Nguyên đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Giai đoạn 2005-2014, Thái Nguyên luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của cả nước và của vùng TD&MNPB. Trong đó, giai đoạn từ 2006 đến 2010 đạt 11,05%/ năm . Năm 2011, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động và gặp nhiều khó khăn

nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh vẫn đạt 8,7%, tuy thấp hơn tốc độ năm 2010 (10,4%) nhưng vẫn cao hơn nhiều so mức bình quân của cả nước (5,89%) và vùng TD&MNPB (8,07%). Năm 2013 tốc độ tăng trưởng đạt 6,2%, cao hơn mức bình quân cả nước (5,03%). Trong năm 2014 với nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế tỉnh đã đạt tốc độ tăng trưởng rất cao 20,0%, vượt xa mục tiêu tăng trưởng 12,5% giai đoạn 2011-2015 như Nghị quyết Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII đề ra. Trong các năm sắp tới, tỉnh cần phát huy hơn nữa các lợi thế so sánh để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền kinh tế xã hội.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng GDP của tỉnh Thái Nguyên (2000 – 2014)

Đơn vị tính: %, giá so sánh năm 2010

Năm 2005 2010 2011 2012 2013 2014

GDP 9,3 10,4 8,7 6,8 6,2 20,0

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 5,0 4,6 5,1 5,8 5,5 4,8 Công nghiệp và xây dựng 10,7 13,1 11,4 7,0 4,6 41,3

Dịch vụ 11,7 11,1 8,0 7,1 8,2 6,4

(Nguồn: [4].

2.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Thái Nguyên có cơ sở hạ tầng chung khá phát triển. Hệ thống đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh thái nguyên (Trang 47)