Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty công nghiệp hóa mỏ tây bắc (Trang 43 - 45)

kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết,… Trong đó, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các con số.

a.Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại đối tượng gồṃ: Đối tượng là kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, chuyên viên, công nhân. Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích sự ưu tiên trong việc lựa chọn các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Tây Bắc phù hợp với điều kiện thực tiễn của Công ty.

b. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:

So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và

số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

∆y = Yt - Yt-1 Trong đó:

+ Yt: Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ ∆y: Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.

So sánh số tương đối:

- Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm

đưa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

- Tốc độ thay đổi: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh tế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh được khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết.

Phương pháp này được sử dụng trong luận văn qua các phần như tổng hợp chung tình hình nhân sự, tình hình thu nhập của CBCNV trong Công ty.

c. Ứng dụng phương pháp sử dụng thang đo Likert scale với 5 mức độ đánh giá

Đây là một dạng thang đo lường về mức độ đồng ý hay không đồng ý với các mục được đề nghị, được trình bày dưới dạng một bảng. Trong bảng thường bao gồm 2 phần: Phần nêu nội dung, và phần nêu những đánh giá theo từng nội dung đó; với thang đo này người trả lời phải biểu thị một lựa chọn theo những đề nghị được trình bày sẵn trong bảng. Thang đo được đánh giá như sau: 1- Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 – Bình thường; 4 - Đồng ý; 5 – Rất đồng ý

Tổng hợp điểm số bình quân sẽ phản ánh kết quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CNHCM Tây Bắc với 5 mức đánh giá theo thang điểm sau:

Mức đánh giá Khoảng điểm Ý nghĩa

1 1,00 – 1,80 Rất không đồng ý

2 1,81 – 2,60 Không đồng ý

3 2,61 – 3,40 Bình thường

4 3,41 – 4,20 Đồng ý

5 4,21 – 5,00 Rất đồng ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty công nghiệp hóa mỏ tây bắc (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)