Các tiêu chí đánh giá công tác Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước hoàn kiếm​ (Trang 26 - 30)

sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Công tác Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước là hoạt động thuộc về lĩnh vực quản lý nhà nước. Kết quả đầu ra của công tác này là giải ngân được một khoản chi ngân sách nhà nước. Kết quả này mang nhiều tính chất định tính. Do đó cần lựa chọn các tiêu chí có thể xác định được. Từ đó kết hợp các tiêu chí để phân tích, tổng hợp đánh giá được đầy đủ hơn công tác Kiểm soát chi.

Để đánh giá công tác Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước thì những tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá như sau:

18

1.2.4.1. Doanh số chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Để thấy được quy mô hoạt động của công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ta dựa vào chỉ tiêu doanh số chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

Cơ cấu của chi thường xuyên thường được chia ra theo cấp ngân sách hoặc theo nhóm mục chi. Từ đó đánh giá được mức độ bố trí phù hợp các nguồn lực cho công tác kiểm soát chi thường xuyên theo từng cấp ngân sách, xác định các nhóm mục chi cần được chú trọng để nâng cao chất lượng công tác Kiểm soát chi.

1.2.4.2. Số lượng hồ sơ Kho bạc Nhà nước giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn

Kho bạc Nhà nước đóng vai trò là người cuối cùng trước khi thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước. Do vậy, công tác Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước đòi hỏi phải đảm bảo chính xác về mặt số liệu, chứng từ; an toàn trong chi trả, thanh toán, tránh để xảy ra tình trạng lợi dụng, chiếm đoạt tiền, tài sản của nhà nước.

Tuy nhiên Kho bạc Nhà nước phải có biện pháp bố trí, sắp xếp giải quyết thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách kịp thời, theo đúng thời gian quy định.

1.2.4.3. Số món và số tiền Kho bạc Nhà nước từ chối thanh toán qua kiểm soát chi

Tiêu chí này thể hiện được mức đóng góp của Kho bạc Nhà nước trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các khoản chi vi phạm chế độ quản lý tài chính ngân sách nhà nước trước khi xuất quỹ ngân sách để thanh toán, chi trả. Đồng thời phản ánh được ý thức tuân thủ, chấp hành luật pháp của đơn vị sử dụng ngân sách trong việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

Ngoài kết quả từ chối thanh toán để đánh giá chất lượng hoạt động kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước. Còn các yếu tố phụ thuộc như:

19

- Năng lực, trình độ làm việc của cán bộ Kiểm soát chi;

- Sự rõ ràng, nhất quán của các văn bản quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của nhà nước...

Số đơn vị và số món bị Kho bạc Nhà nước từ chối thanh toán được thống kê theo các nội dung Kiểm soát chi cụ thể: Do chưa đầy đủ hồ sơ, thủ tục; vi phạm về chế độ chứng từ; sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức.

1.2.4.4. Số dư tạm ứng chi thường xuyên so với tổng chi thường xuyên trong năm

Tiêu chí này góp phần đánh giá đầy đủ hơn chất lượng công tác Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Trong các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước được Kho bạc Nhà nước giải ngân có những khoản chi chưa có đủ hồ sơ chứng từ, Kho bạc Nhà nước được phép giải ngân cho đơn vị bằng hình thức tạm ứng.

Ngoài ra, đơn vị được phép tạm ứng tiền mặt về để thanh toán cho các khoản chi nhỏ, lẻ tại đơn vị. Tuy nhiên, có những đơn vị sử dụng ngân sách không chú trọng đến việc thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nước hằng tháng theo quy định mà để đến cuối năm mới thực hiện thanh toán. Kho bạc Nhà nước trong quá trình kiểm soát chi cũng chưa lưu ý nhắc nhở đơn vị. Làm cho số dư tạm ứng chi ngân sách nhà nước cuối năm còn lại cao, đây là tình trạng chiếm dụng vốn ngân sách nhà nước cần phải được chú ý khắc phục trong công tác Kiểm soát chi, đặc biệt là trong tình hình thu ngân sách nhà nước khó khăn, không kịp tiến độ những năm gần đây.

1.2.4.5. Kết quả kiểm toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện kiểm toán tại đơn vị sử dụng ngân sách

Kiểm toán Nhà nước chỉ kiểm toán các đơn vị sử dụng ngân sách theo kế hoạch hằng năm được duyệt hoặc thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của nhà nước. Vì vậy, không phải tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách đều được kiểm toán thường xuyên hàng năm.

20

Tuy vậy, kết quả kiểm toán tại một số đơn vị sử dụng ngân sách được kiểm toán cũng phản ánh được khách quan hơn chất lượng công tác Kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước.

Một khoản chi ngân sách nhà nước của đơn vị SDNS trước khi được thanh toán đến nhà cung cấp đã qua hai cửa Kiểm soát chi, đó là:

- Kiểm soát của chủ tài khoản đơn vị sử dụng ngân sách trước khi quyết định chi;

- Kiểm soát của Kho bạc Nhà nước trước khi thanh toán cho nhà cung cấp. Nếu Kiểm toán Nhà nước phát hiện khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước đó vi phạm chế độ quản lý tài chính thì chứng tỏ tại khâu kiểm soát của chủ tài khoản đơn vị sử dụng ngân sách và của Kho bạc Nhà nước còn sơ hở. Tùy thuộc vào nội dung, mức độ vi phạm của các khoản chi mà phân tích, đánh giá được chất lượng Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước.

1.2.4.6. Chất lượng dịch vụ hành chính công trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công phản ánh các yếu tố sau: Mục tiêu, đầu vào, quá trình, đầu ra và kết quả của đầu ra. Tiêu chí mục tiêu hoạt động của Kho bạc Nhà nướclà phục vụ nhu cầu của các đơn vị sử dụng ngân sách theo sự phân công, phân cấp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đã được quy định, đảm bảo sự ổn định, trật tự. Tiêu chí phản ánh các yếu tố cấu thành đầu vào góp phần tạo nên chất lượng của dịch vụ hành chính công, thông qua năng lực hành chính như hạ tầng cơ sở, thiết bị, công cụ kỹ thuât,...; nhân sự hành chính thể hiện qua năng lực phẩm chất, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ; yêu cầu của khách hàng chính là nhu cầu hay mong đợi của người sử dụng dịch vụ, ở đây là các đơn vị sử dụng ngân sách. Tiêu chí quá trình giải quyết công việc cho khách hàng là tiêu chí phản ánh về

21

hoạt động của đội ngũ cán bộ Kho bạc Nhà nước, yêu cầu của quá trình này là phải được diễn ra một cách dân chủ, minh bạch, công khai, cách cư xử lịch thiệp, thái độ hòa nhã khi giao dịch với khách hàng. Tiêu chí phản ánh đầu ra và kết quả của đầu ra thể hiện ở kết quả của dịch vụ hành chính công có tác dụng đối với khách hàng hay không và kết quả đó có đạt được mục tiêu quản lý hay không.

Vậy có thể sử dụng hai tiêu chí cụ thể để đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước là đo lường thời gian xử lý hồ sơ kiểm soát chi của cán bộ (xác định thông qua phiếu giao nhận hồ sơ); xác định mức độ hài lòng của khách hàng (sử dụng phương pháp phiếu điều tra hoặc phỏng vấn, kết hợp đánh giá dư luận)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước hoàn kiếm​ (Trang 26 - 30)