Bài học kinh nghiệm rút ra cho Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước hoàn kiếm​ (Trang 34)

Từ kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên trên thế giới và ở Việt Nam có thể rút ra bài học cho Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm như sau:

Một là, nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm. Đồng thời tổ chức tốt việc giao ban cơ quan hàng tháng để đánh giá kết quả đạt được, những thiếu sót, vướng mắc còn tồn tại cần giải quyết và nhiệm vụ trong tâm tháng tiếp theo, nhằm kịp thời nắm bắt và chỉ đạo, điều hành đơn vị triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Với kinh nghiệm này Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ sát với tình hình thực tế tại địa phương.

Hai là, trình độ của công chức kiểm soát chi thường xuyên phải được chuyên môn hóa. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức,

26

động viên khuyến khích công chức nghiên cứu khoa học, cập nhật kiến thức mới là một yêu cầu bắt buộc đối với công chức.

Ba là, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan như cơ quan Tài chính, Thuế, các phòng ban chuyên môn địa phương. Thực tế cho thấy những Kho bạc Nhà nước nào có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với các cơ quan, đơn vị có liên quan tại địa phương sẽ làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương.

Với kinh nghiệm này, Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm đã theo dõi sát sao dự toán qua Kho bạc, đặc biệt là thường xuyên đôn đốc các đơn vị sử dụng ngân sách thanh toán số dư dự toán tạm ứng. Tránh để tình trạng đơn vị sử dụng ngân sách chiếm dụng tiền của nhà nước sử dụng co mục đích cá nhân. Chính vì vậy mà số dư tạm ứng của Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm luôn ở mức thấp.

Bốn là, định kỳ tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, phối hợp với các đơn vị chủ đầu tư tổ chức các buổi toạ đàm, trao đổi những vấn đề phát sinh, những vướng mắc cần tháo gỡ từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý, đúng chế độ.

Phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc, những nảy sinh trong quá trình kiểm soát chi đầu tư, tổ chức tốt công tác thông tin báo cáo.

Năm là, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện thi công các dự án thường xuyên bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, đẩy mạnh công tác giám sát cộng đồng và tăng trách nhiệm vai trò của các Chủ đầu tư trước pháp luật. Để thực hiện được tốt chức trách, vai trò của mình, Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm đã tăng cường công tác tự kiểm tra nội bộ, kiểm tra trước và sau khi thanh toán nhằm kịp thời chấn chỉnh, uốn nắm các sai sót xảy ra trong quá trình kiểm soát thanh toán.

27

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Các tài liệu đã thu thập được và thực hiện qua các bước:

- Thu thập tài liệu thứ cấp: Là số liệu đã được công bố qua sách, báo, tạp chí, niên giám thống kê, tài liệu khoa học đã nghiên cứu về ngân sách nhà nước và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Số liệu về chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm từ năm 2016 đến năm 2018, một số báo cáo thống kê kết quả kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước làm nguồn tài liệu cho đề tài.

- Tổng hợp tài liệu: Tổng hợp các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu từ các nguồn như sách, đề tài khoa học, luận án, luận văn, báo cáo khoa học, các bài viết, giáo trình và tài liệu khác.

- Phân tích tư liệu: Tài liệu sau khi tổng hợp được nghiên cứu về nội dung có phù hợp, phục vụ đề tài nghiên cứu hay không; những nội dung nào của tài liệu có thể được kế thừa; nội dung nào cần được phân tích làm rõ thêm; nội dung nào chưa phù hợp; nguồn của tài liệu có đủ tin cậy hay không…

Các tài liệu sau khi được phân tích sẽ được hệ thống và phân chia theo các nội dung nghiên cứu. Các tài liệu được tập trung nghiên cứu sâu trong đề tài gồm:

- Các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

- Các Đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án liên quan đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

28

- Các báo cáo tổng hợp của Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm.

Phương pháp này có ưu điểm là cho phép tiếp cận một khối lượng lớn thông tin phục vụ các nội dung nghiên cứu mang tính lý luận, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất giải pháp. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp là các thông tin được tổng hợp đều là các nội dung đã được nghiên cứu trước, đề cập từ trước. Do đó, trên cơ sở thông tin đã tổng hợp cần có sự đánh giá, liên hệ, phân tích… để đưa ra các quan điểm, nội dung phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của Luận văn tránh đi vào lối mòn của các nghiên cứu trước đó.

2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Trong quá trình nghiên cứu tác giả sẽ xử lý thông tin bằng các loại máy tính cầm tay và máy vi tính, sử dụng các phương pháp phân tổ, phân nhóm. Thực hiện áp dụng một số tiêu thức chuẩn để đánh giá kết quả, hiệu quả kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm.

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin và tổng hợp thông tin. Các tài liệu, lý luận, thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau sau đó tiến hành phân loại, phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Sau đó, liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết, quan điểm, luận điểm mới, đầy đủ và sâu sắc về đối tượng nghiên cứu để tạo ra một chỉnh thể theo các nội dung cần nghiên cứu. Cụ thể:

Từ các văn bản quy phạm pháp luật, Từ điển, tài liệu tham khảo tổng hợp, các báo cáo tổng hợp, các thông tin, quan điểm đánh giá… đưa ra được các nhận thức cơ bản về ngân sách nhà nước; chi thường xuyên ngân sách nhà nước; kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước; các phương thức, nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước; các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước và đề ra được các phương

29

hướng, giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Từ các số liệu thu thập xây dựng các bảng số liệu tổng hợp để đánh giá tổng quát theo các tiêu chí khác nhau phục vụ mục tiêu nghiên cứu.

Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu Luận văn có kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác để phân tích.

-Phương pháp thống kê mô tả, so sánh và đối chiếu:

Thống kê số liệu các chỉ tiêu thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cẩn Giàng từng năm và kết quả thực hiện để so sánh, đánh giá kết quả thực hiện với nhiệm vụ được giao, mức độ hoàn thành nhiệm vụ…

Thống kê số liệu của Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm trong kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ chi ngân sách nhà nước qua các năm về số vụ việc để so sánh, đánh giá sự tăng, giảm qua các năm qua đó đánh giá diễn biến thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm.

Thống kê so sánh kết quả kiểm tra, kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm và Kho bạc Nhà nước một số tỉnh có đặc điểm tương tự để phân tích, đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động và đưa ra được các yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HOÀN KIẾM 3.1. Khái quát Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm

Hoàn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, nơi hội tụ và kết tinh

những tinh hoa văn hóa, truyền thống lịch sử của Thăng Long - Hà Nội. Hoàn Kiếm là trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm thương mại - dịch vụ của thành phố Hà Nội, nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của Thủ đô.

Năm 1998, Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm được thành lập và chính thức đi vào hoạt động với nhiệm vụ là Kho bạc Nhà nước trên địa bàn trực thuộc Kho bạc Nhà nước Hà Nội, với vai trò là cơ quan kiểm soát chi phát hiện những hiện tượng thất thoát, lãng phí để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

Với sự cố gắng và phấn đấu nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ, công chức, Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm đã có những bước chuyển mình, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đã góp phần phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của quận Hoàn Kiếm.

Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm có cơ cấu tổ chức gồm 2 Phòng: Phòng Kiểm soát chi và phòng Kế toán Nhà nước với 43 biên chế cán bộ công chức. Với phương châm: “An toàn, Minh bạch, Thuận lợi và Đúng quy định”

chức thực hiện tốt chủ trương cải cách hành chính, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ hành chính công, nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng.

Về mô hình tổ chức, Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm được tổ chức theo Quyết định số 4236/QĐ-KBNN ngày 08/09/2017 của Kho bạc Nhà nước về việc Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm

Nguồn: Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm.

Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm đã có sắp xếp điều chỉnh theo đúng yêu cầu của quy định mới.

3.1.1. Về nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm: ( Theo quyết định số : 695/QĐ-KBNN ngày 16 tháng 7 năm 2015: quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh )

* Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ban Giám đốc

Phòng Kiểm soát chi Phòng Kế toán Nhà nước

* Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:

- Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định;

- Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm.

* Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm.

* Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:

- Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm theo quy định của pháp luật;

- Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật. * Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm.

Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm.

* Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm theo chế độ quy định:

mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm;

- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm tại ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo chế độ quy định;

- Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định.

* Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định.

* Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm theo quy định.

* Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm. * Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm theo quy định.

* Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.

* Quản lý các điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm theo quy định.

* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội giao.

3.1.2. Quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm:

Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3.1.3. Bộ máy tổ chức của Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm

Bộ máy kiểm soát chi thường xuyên không chỉ đơn thuần gồm các bộ phận trực tiếp thực hiện công việc kiểm soát chi mà bao gồm cả các bộ phận có liên quan trong dây chuyền chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Xét dưới góc độ này, bộ máy kiểm soát chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước hoàn kiếm​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)