Kho bạc nhà nước Tam Đảo được thành lập đi vào hoạt động từ năm 2004, dưới sự chỉ đạo của Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc, sự lãnh đạo sát sao của Huyện ủy, Uỷ ban Nhân dân huyện Tam Đảo. Với chức năng nhiệm vụ chính là quản lý quỹ ngân sách nhà nước, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, trong những năm qua, mặc dù gặp những khó khăn nhất định nhưng với sự nỗ lực vượt qua khó khăn của tập thể cán bộ, công chức của đơn vị nên Kho bạc Nhà nước Tam Đảo đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của ngành Kho bạc Nhà nước, Ban Giám đốc đã phối hợp chặt chẽ để tranh thủ và nắm bắt kịp thời sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự lãnh đạo của Kho bạc Nhà nước tỉnh và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn huyện để xây dựng chương trình công tác, kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ sát với tình hình thực tế địa phương, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của ngành. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Kho bạc Nhà nước Tam Đảo luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền, tài sản của Nhà nước giao cho đơn vị quản lý, thực hiện đúng, nghiêm ngặt quy trình nghiệp vụ, mở đầy đủ các loại sổ sách, ghi chép, theo dõi kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Kho bạc Nhà nước Tam Đảo đã vận động cán bộ, công chức tích cực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với các tổ nghiệp vụ đã tổ chức hạch toán kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh kết quả thu chi, tồn quỹ ngân sách nhà nước, chấp hành chế độ báo cáo đầy đủ, cung cấp kịp thời thông tin cho các cấp lãnh đạo để điều hành ngân sách nhà nước. Đồng thời, Kho bạc Nhà nước Tam Đảo cũng thường xuyên hướng dẫn cán bộ kế toán các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện quản lý ngân sách theo đúng quy định của pháp luật nên việc lập dự toán đã đảm bảo sát
23
thực. Đặc biệt Kho bạc Nhà nước Tam Đảo không gây phiền hà, ách tắc cho khách hàng, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình giao dịch. Thông qua việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động chi của các đơn vị đã góp phần hạn chế được việc chi ngân sách nhà nước không đúng quy định, tăng cường chi trực tiếp thông qua chuyển khoản, giảm áp lực tiền mặt lưu thông, góp phần thực hành tiết kiệm, chống biểu hiện tiêu cực góp phần quản lý tốt ngân sách nhà nước.