ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm
3.3.2.1. Những hạn chế trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm
Hoàn Kiếm thời gian qua có thu được những kết quả nhất định, đáp ứng cơ bản những yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế tài chính trong tình hình mới. Tuy nhiên, công tác kiểm soát chi thường xuyên ở Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc cần khắc phục như sau:
Thứ nhất, vướng mắc khi thực hiện chi ngân sách nhà nước theo dự toán. Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, việc phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm trước. Nhưng thực tế, dự toán được cơ quan có thẩm quyền quyết định và phân bổ còn chậm. Còn rất nhiều Bộ, ngành ở trung ương và địa phương giao dự toán trễ so với thời gian quy định.
Thứ hai, về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi.
Hệ thống quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi dù đã sửa đổi bổ sung nhưng chưa bao quát hết tất cả các nội dung chi, những nội dung đã được định mức thì nhanh chóng bị lạc hậu do lạm phát làm cho các đơn vị thiếu căn cứ để lập dự toán, các cơ quan quản lý thiếu căn cứ để phê duyệt dự toán, Kho bạc thiếu căn cứ để kiểm soát chi, cơ quan thanh tra, kiểm toán thiếu cơ sở để kết luận sự sai phạm của một số khoản chi.
Đối với các khoản chi tiền ăn cho hội nghị: Theo thông tư 40/2017/TT- BTC ngày 28/04/2017, chi cho đối tượng không hưởng lương nhưng trên thực tế Kho bạc không thể kiểm tra, kiểm soát được các đối tượng này có hưởng lương ở các đơn vị hành chính sự nghiệp không.
Trong thanh toán chi phí tiếp khách, dù đã có quy định mức chi cụ thể cho từng đối tượng nhưng không có quy định số lượng người tiếp và cũng không quy định đơn vị phải cung cấp danh sách khách được tiếp nên Kho bạc không có cơ sở để áp dụng định mức chi trong kiểm soát.
Thứ ba, vướng mắc trong hình thức cấp phát.
tư 39/2016/TT-BTC quy định Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán theo lệnh chi tiền, xuất quỹ chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng theo lệnh của cơ quan tài chính mà không thực hiện kiểm soát chi. Nhiệm vụ kiểm soát các khoản chi này được giao cho cơ quan tài chính. Như vậy, công tác kiểm soát chi cùng lúc có hai cơ quan đảm trách nên dễ dẫn đến thiếu thống nhất và không đồng bộ. Trên thực tế hình thức cấp phát này còn bị cơ quan tài chính lạm dụng để lệnh cho Kho bạc Nhà nước cấp phát các khoản chi thường xuyên mà không muốn gặp phải cơ chế kiểm soát chi thường xuyên từ phía Kho bạc Nhà nước.
Thứ tư, tổ chức bộ máy kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế.
Hiện tại Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm, việc kiểm soát chi thường xuyên phòng Kiểm soát chi thực hiện, chứng từ thanh toán chuyển sang bộ phận kế toán Nhà nước, thời gian luân chuyển chứng từ đến với đơn vị thụ hưởng lâu hơn.
3.3.2.2. Những nguyên nhân chủ yếu gây hạn chế trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm
Hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
*Các nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, cơ chế chính sách liên quan đến ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách nhà nước còn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ.
- Luật ngân sách nhà nước năm 2015 có hiệu lực từ năm 2017, các văn bản quy định chế độ kiểm soát đối với các khoản chi thường xuyên mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa đầy đủ, không bắt kịp với những thay đổi trong thực tế. Đặc biệt là về chuẩn mực định mức về quy trình hoạt động kiểm soát chi.
- Sau khi luật được ban hành phải chờ khá lâu nghị định, thông tư hướng dẫn. Với những văn bản đòi hỏi phải có hướng dẫn của địa phương thì được thực hiện chậm hơn rất nhiều, đặc biệt nội dung hướng dẫn của địa phương có lúc còn trái với quy định của cấp trên làm cho Kho bạc gặp nhiều lúng túng trong thực hiện.
Thứ hai, sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị trong nhiệm vụ kiểm soát chi còn chưa chặt chẽ, đồng bộ. Trong kiểm soát chi những khoản chi không đúng chế độ, định mức bị Kho bạc Nhà nước từ chối nhưng nếu cơ quan tài chính chấp nhận thì vẫn được thanh toán.
Thứ ba, thiếu các biện pháp, chế tài xử lí đối với những vi phạm trong việc chấp hành chế độ chi tiêu ngân sách nhà nước dẫn đến thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thiếu trách nhiệm khi ra quyết định chuẩn chi; các khoản từ chối cấp phát của Kho bạc đối với những khoản chi sai chế độ chỉ mang tính hình thức, vì đơn vị dễ dàng hợp thức hoá các khoản chi sai bằng những nội dung chi khác, bằng những chứng từ, hoá đơn khác phù hợp hơn.
Thứ tư, thói quen sử dụng tiền mặt của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước còn cao nên việc tạm ứng tiền mặt về quỹ của đơn vị để toạ chi còn khá phổ biến. Điều này vừa vi phạm nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho đối tượng cung cấp hàng hoá, dịch vụ vừa làm tăng các khoản chi phí liên quan đến thanh toán bằng tiền mặt (chi phí in ấn, phát hành, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm...).
Thứ năm, ở một số đơn vị sử dụng ngân sách nhất đối với các đơn vị xã, phường và trường học trình độ năng lực của cán bộ kế toán còn hạn chế. Việc thực hiện luật ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị chưa tự giác. Chấp hành luật ngân sách nhà nước mới, các văn bản quy phạm pháp luật một cách chậm trễ. Từ đó, khả năng tham mưu cho thủ trưởng đơn vị trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với cơ quan ban hành là thấp.
*Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan làm hạn chế hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm bao gồm:
Một là, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi của kho bạc còn hạn chế việc cập nhật các nghị định, thông tư mới còn chưa chủ động.
Hai là, công tác tự kiểm tra của Kho bạc Nhà nước còn chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý.
Ba là, với cơ chế cải cách hành chính như hiện nay việc sắp xếp tổ chức bộ máy kiểm soát chi còn chưa phù hợp.
Bốn là, trong công tác quản lý ngân sách nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nói riêng việc tin học hoá còn chưa theo kịp yêu cầu của Luật ngân sách nhà nước sửa đổi.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HOÀN KIẾM