2.3.1. Nghiên cứu lý luận
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã thực hiện thu thập những thông tin về: - Cơ sở lý thuyết liên quan đến Internet, sử dụng Internet, nghiện Internet, trầm cảm, lo âu, stress.
- Cập nhật các kết quả nghiên cứu trên các ấn phẩm khoa học đã được công bố có chỉ số xuất bản trong và ngoài nước.
Từ việc tìm hiểu đó, chúng tôi thực hiện việc phân tích, tổng hợp tài liệu và xây dựng nên các nội dung về cơ sở lí luận của đề tài. Trong đó, chúng tôi trình bày tổng quan các nghiên cứu về Internet, sử dụng Internet, những
vấn đề về trầm cảm, lo âu, stress, những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lứa tuổi học sinh trung học.
2.3.2. Điều tra bằng bẳng hỏi
2.3.2.1. Thu thập thông tin chung
Chúng tôi tiến hành điều tra thử trên 10 học sinh bao gồm: 05 học sinh THCS và 05 học sinh THPT tại các trường trên địa bàn thị xã Ninh Hòa. Sau khi điều tra thử chúng tôi chỉnh sửa lại cho phù hợp và xuống trường phát phiếu theo hướng dẫn của nhà trường.
Chúng tôi đã tham khảo các bảng hỏi, thang đo trong các công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về vấn đề này. Bảng hỏi, thang đo tiếng Anh được dịch và thích nghi về mặt ngôn ngữ, điều chỉnh dưới sự góp ý của giảng viên hướng dẫn. Cấu trúc và nội dung của phiếu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu như sau: Đầu tiên là phần giới thiệu tóm tắt về nghiên cứu, câu hỏi về thông tin cá nhân của học sinh như trường, lớp, năm sinh, giới tính, học lực, tiếp theo là các bảng hỏi và thang đo:
Các câu hỏi về việc sử dụng internet: Thông qua điểm luận tài liệu về sử dụng internet, chúng tôi thiết kế các câu hỏi về mức độ, thời lượng, địa điểm, phương tiện, các hoạt động. Cụ thể, chúng tôi có hỏi về mức độ sử dụng internet của học sinh (không bao giờ, rất hiếm khi, một vài lần/ tháng, một vài lần/ tuần, hàng ngày), thời lượng sử dụng internet mỗi ngày (khoảng bao nhiêu giờ/ ngày), và các câu hỏi đa lựa chọn như: phương tiện dùng để truy cập internet (ví dụ: máy tính cá nhân (cố định hoặc laptop), máy tính dùng chung của gia đình, máy tính ở quán net, máy tính bảng, ipad, điện thoại thông minh) và mục đích sử dụng internet khi học sinh truy cập internet (ví dụ: đăng ảnh, nói chuyện theo nhóm, gửi thư điện tử (email), học tập, xem phim, tìm kiếm thông tin, v.v).
Chúng tôi tìm hiểu trường, lớp, giới tính, con thứ, học lực, công việc gia đình, điều kiện kinh tế gia đình, đang sống cùng ai, sự quan tâm của gia
đình để thấy được sự khác nhau về việc sử dụng Internet của học sinh trung học. Chúng tôi cũng đưa ra các câu hỏi để khảo sát về thói quen sử dụng internet của các em như mức độ sử dụng, phương tiện truy cập internet,.
2.3.2.2. Nghiên cứu bằng trắc nghiệm s-IAT (phiên bản rút gọn)
Mục đích: Xác định thực trạng mức độ sử dụng internet
Trắc nghiệm: Nghiên cứu bằng trắc nghiệm s-IAT (phiên bản rút gọn) do Trần Xuân Bách và cộng sự (2017) thích nghi tại Việt Nam.
Phiên bản tiếng Việt của s-IAT là một công cụ hợp lệ và đáng tin cậy để đánh giá Internet nghiện trong dân số Việt Nam. s-IAT là một công cụ sàng lọc hữu ích cho Internet nghiện để kịp thời thông báo và điều trị nghiện Internet trong giới trẻ Việt Nam.
Thang S-IAT bao gồm 12 mục được đánh giá trên thang điểm Likert 5 điểm từ 1: hiếm khi đến 5: luôn luôn. Tổng số điểm của s-IAT dao động từ 12 đến 60 [97]. Chúng tôi đã sử dụng điểm cắt 36 để phân loại một người nghiện Internet bệnh lý (Meerkerk, 2007; Zhang và cộng sự, 2017) [87] [128]. Bảng câu hỏi này đã được dịch sang tiếng Việt dựa trên các hướng dẫn của WHO dịch và điều chỉnh công cụ nghiên cứu (WHO). Cronbach's Alpha phiên bản tiếng Việt của s-IAT là 0,87 (B. X. Tran et al., 2017). Chúng tôi cũng tiến hành chạy Cronbach's Alpha trên thang đo này để đánh giá độ tin cậy. Kết quả cho thấy Cronbach's Alpha = 0.80. Điều này cho thấy thang đo có độ tin cậy phù hợp để sử dụng cho đề tài này.
2.3.2.3. Nghiên cứu bằng trắc nghiệm Dass - 21
Mục đích: Xác định thực trạng của học sinh liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress
Trắc nghiệm: Sử dụng trắc nghiệm của P. Lovibond để đánh giá thực trạng mức độ về trầm cảm, lo âu, stress. Trắc nghiệm này được nhiều nhà nghiên cứu ở cả châu Âu và châu Á sử dụng.
+ Thang đo đánh giá mức độ lo âu, trầm cảm, stress gồm 21 câu dạng likert với 4 mức điểm từ không bao giờ đến luôn luôn. Thang đo này được thích ứng từ thang đo DASS-21 hiện đang được sử dụng trong các bệnh viện Tâm thần tại Việt Nam. Thang DASS nguyên gốc do P. Lovibond xây dựng vào năm 1995 và đã được sử dụng tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua để đánh giá tiến triển điều trị của bộ ba Trầm cảm, Lo âu và Stress. Độ tin cậy Cronbach‟s Alpha của các thang đo này đều cao hơn 0,80. Khi chạy kiểm định Cronbach‟s Alpha của thang đo này trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tìm được kết quả tương tự 0.84. Điều này cho thấy thang đo có độ tin cậy phù hợp để sử dụng cho đề tài này Theo đó, cách tính điểm được quy định như sau:
Điểm trầm cảm = (điểm câu 3 + điểm câu 5 + điểm câu 10 + điểm câu 13 + điểm câu 16 + điểm câu 17 + điểm câu 21) x 2
Điểm lo âu = (điểm câu 2 + điểm câu 4 + điểm câu 7 + điểm câu 9 + điểm câu 15 + điểm câu 19 + điểm câu 20) x 2
Điểm rối loạn liên quan stress =
(điểm câu 1 + điểm câu 6 + điểm câu 8 + điểm câu 11 + điểm câu 12 + điểm câu 14 + điểm câu 18) x 2 Phân mức độ các vấn đề sức khỏe tâm thần dựa vào điểm các vấn đề:
Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress Bình thường 0-9 0-7 0-14 Nhẹ 10-13 8-9 15-18 Trung bình 14-20 10-14 19-25 Nguy cơ 21-27 15-19 26-33 Nặng ≥ 28 ≥ 20 ≥34