Học sinh trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên quan giữa mức độ sử dụng internet với trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh trung học​ (Trang 45)

Học sinh trung học bao gồm học sinh THCS và học sinh THPT, nằm trong độ tuổi từ 10 đến 18 tuổi theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là giai đoạn học sinh có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, bước đầu hình thành nhân cách, bước đầu các em gia nhập vào xã hội cộng đồng, vào tập thể cùng nhóm tuổi và phát triển những kỹ năng. Đây là giai đoạn các em có sự phát triển nhanh cả về trí tuệ và thể lực. Khái niệm vị thành niên được thừa nhận về mặt văn hóa xã hội là một giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi ấu thơ và tuổi trưởng

thành, con người trong độ tuổi này thay đổi rất nhiều tùy theo từng dân tộc, trong mỗi dân tộc lại thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố [15].

1.3.6.1. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi

a. Đối với học sinh THCS

- Đối với học sinh THCS, các em đang bước vào giai đoạn cải tổ hình thái sinh lý một cách mạnh mẽ và mang tính chất không cân đối. Đây là thời kỳ “nhảy vọt về tầm vóc” [17] thông qua sự hoạt động của các tuyến nội tiết quan trọng như tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục, tuyến thượng thận đã tạo ra sự thay đổi trong cơ thể [18].

- Hoạt động tim mạch ở giai đoạn này cũng có sự thay đổi, tim phát triển nhanh hơn các mạch máu, điều đó gây nên sự mất cân bằng và thường xuyên gây ra các rối loạn trong hoạt động tim mạch. Các quá trình thần kinh hưng phấn của vỏ não chiếm ưu thế nên ở lứa tuổi thiếu niên hoặc là ức chế hoàn toàn hoặc là có phản ứng mạnh mẽ trước một kích thích mạnh kéo dài [17], các em thường gặp các rối loạn tạm thời của tuần hoàn máu, có cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, dễ xúc động, bực tức [18].

- Sử trưởng thành về mặt sinh dục: Ở các em nam giai đoạn này xuất hiện hiện tượng xuất tinh lần đầu, các em nữ xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt.

b. Đối với học sinh THPT

- Đối với học sinh THPT, các em bước vào giai đoạn ổn định, chấm dứt thời ký phát triển dữ dội, mất cân đối, cụ thể: trọng lượng của các em vẫn còn tăng rất nhanh, các em nam đã đuổi kịp và vượt qua các em nữ; chiều cao tăng chậm lại, lực cơ tiếp tục phát triển [18]; cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh phức tạp hơn các lứa tuổi trước, đặc biệt là số dây thần kinh liên hợp nối các phần của vỏ não tăng lên làm cho chức năng của não được phát triển [17]; hệ xương đã cốt hóa xong, hệ tuần hoàn trở nên ôn hòa và phát triển cân bằng [18].

- Về mặt giới tính: Đa số các em đã qua thời kỳ dậy thì, chấm dứt giai đoạn khủng hoảng của thời kỳ phát dục để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân bằng hơn.

1.3.6.2. Đặc điểm về nhận thức xã hội

a. Đối với học sinh THCS

- Trong đời sống gia đình, vị trí của các em đã thay đổi, được thừa nhận là thành viên tích cực, được giao các nhiệm vụ cụ thể. Bên cạnh đó, các em được tham gia vào bàn bạc một số công việc gia đình, về những việc của cha mẹ, anh chị, quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ uy tín của gia đình hơn các em nhỏ. Những thay đổi đó đã kích thích các em hoạt động tích cực, độc lập hơn.

- Hoạt động học tập ở nhà trường có sự thay đổi, học tập của học sinh THCS có sự thay đổi về nội dung, tính chất so với tuổi nhi đồng;

- Ngoài xã hội, các em được thừa nhận như là một thành viên tích cực, được gia một số công việc như: truyền thông, cổ động…Chính việc tham gia các hoạt động xã hội mà mối quan hệ của các em được mở rộng, tiếp xúc nhiều vấn đề xã hội làm cho tầm hiểu biết, kinh nghiệm sống, nhân cách của các em được phát triển [17]. Khi tham gia, bản thân các em cũng cảm thấy hứng thú và tích cự tham gia vào các hoạt động xã hội [18].

b. Đối với học sinh THPT

- Trong gia đình, các em có thêm nhiều quyền lợi và trách nhiệm của người lớn, các em cảm thấy trách nhiệm của mình lớn hơn, đồng thời nếp sống của gia đình, sự giáo dục của cha mẹ cũng ảnh hưởng lớn đến bộ mặt tâm lý của lứa tuổi này.

- Ở nhà trường, hoạt động học tập ở gia đoạn này có sự thay đổi về nội dung, tính chất so với lứa tuổi thiếu niên, các em ý thức được mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời, nên thái độ tự giác của các em được nâng lên, hoạt động học tập lúc này mang ý nghĩa sống trực tiếp.

- Ở ngoài xã hội, hoạt động giao tiếp xã hội có sự phát triển mạnh, vai trò xã hội và hứng thú xã hội ngày càng được mở rộng về số lượng và chất lượng. Khi tham gia các hoạt động xã hội, người lớn dành quyền tự quản cho các em nhiều hơn, đòi hỏi các em phải phát huy tính tích cực, độc lập, tổ chức của mình.

1.3.6.3. Đặc điểm về tâm lý, nhân cách và tình cảm

a. Đối với học sinh THCS

* Đặc điểm tâm lý học sinh THCS

- Sự phát triển quá trình nhận thức:

+ Khối lượng tri giác tăng lên, có khả năng phân tích và tổng hợp phức tạp khi tri giác các sự vật, hiện tượng.

+ Trí nhớ cũng có sự thay đổi về chất, mang tính chất có điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức

+ Chú ý: Chú ý có chủ định phát triển rõ nét, tuy nhiên không bền vững. Ở lứa tuổi này, khối lượng chú ý, khả năng di chuyển chú ý từ thao tác này đến thao tác khác cũng được tăng cường rõ rệt.

+ Tư duy: Đây là giai đoạn tư duy trừu tượng tượng chiếm ưu thế. * Đời sống tình cảm: Đặc điểm của lứa tuổi giai đoạn này là dễ xúc động, mang tính bồng bột, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hóa nhanh chóng. Các em đã bắt đầu xuất hiện tình cảm khác giới, bên cạnh đó ở lứa tuổi này tình cảm bạn bè, tình đồng chí, tình tập thể cũng đã phát triển mạnh.

* Khuynh hướng muốn làm người lớn

+ Giai đoạn này, trẻ có ấn tượng sâu sắc rằng “Mình không còn là trẻ con nữa” “cảm giác là người lớn” [17][18], các em có nguyện vọng muốn được làm người lớn và được đối xử như người lớn;

+ Mức độ đầu tiên và dễ nhận thấy nhất được thể hiện ở vẻ bề ngoài, liên quan đến cử chỉ, hành vi, cách ăn mạc, đầu tóc, em trai muốn định hình mình thành người đàn ông đích thực [18]. Các em bắt chước người lớn trong

cách thể hiện thái độ, hành vi của mình, có ý thức rõ rệt về giới tính, quan tâm đến đời sống tình cảm của người lớn [17].

* Sự phát triển nhân cách

Lĩnh vực ý chí

- Xuất hiện hình mẫu lý tưởng. Hình mẫu mà các em lựa chọn có thể là mẫu người hiện thực có phẩm chất đặc biệt hấp dẫn như: người lớn hoặc bạn cùng trang lứa hoặc có thể là những nhân vật lịch sử, nhân vật trong phim, ảnh, sách, báo…

- Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, các em nam thường có xu hướng thích thể hiện, sức mạnh của “người đàn ông thực thụ” thường được coi là phẩm chất quan trọng. Các em thích đấu tranh, đọ sức, có thể gây gổ nhằm chứng minh sức mạnh ưu thế của mình với người khác. Đối với các em: lòng dũng cảm, ý chí vượt qua mọi thử thách để đạt được mục đích được coi là một giá trị đặc biệt.

Sự phát triển tự ý thức

- Các em đã bắt đầu có sự nhìn nhần, mong muốn hiểu biết được mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình. Bên cạnh đó khi nhận thức về mình, học sinh THCS còn đối chiếu mình với người khác [18]

- Bên cạnh đó các em ý thức mình là một nhân cách có quyền được tôn trọng, được độc lập và được tin cậy như mọi người lớn khác [17].

Hứng thú

Hứng thú ở giai đoạn này có sự phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, các em quan tâm đến kết quả hoạt động, đến bản chất, ý nghĩa của hoạt động.

b. Đối với học sinh THPT * Đặc điểm tâm lý

- Sự phát triển của các quá trình nhận thức: Tính chủ định với các quá trình nhận thức ở lứa tuổi THPT được tăng lên và đến cuối giai đoạn này các em hoàn toàn làm chủ được nhận thức của mình.

+ Tri giác: Đây là thời kỳ mà trẻ có độ nhạy cao về tri giác nghe, tri giác nhìn, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan vận động: mắt nhìn, tai nghe, tay viết….[18].Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Quá trình quan sát chịu điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách rời khỏi tư duy, ngôn ngữ [17].

+ Trí nhớ: Học sinh THPT đang ở giai đoạn phát triển cao về trí nhớ, trẻ có khả năng nhớ nhanh [18]. Ghi nhớ có logic, ghi nhớ có chủ đích phát triển mạnh và giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động nhận thức, các em biết đưa ra các ý chính để ghi nhớ tốt hơn, biết sắp xếp tài liệu học tập theo trình tự, logic nhất định, biết vận dụng mối liên tưởng, đặc biệt là liên tưởng nhân quả để ghi nhớ được tốt hơn [17].

+ Chú ý: Ở học sinh THPT chú ý có chủ định chiếm ưu thế, các em biết đề ra mục đích của chú ý [18]. Năng lực chú ý phát triển, các em biết phân phối chú ý, các em có thể vừa nghe giảng, vừa ghi chép [17].

+ Tư duy: Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừ tượng một cách độ lập, sáng tạo. Tư duy chặt chẽ hơn, có căn cứ, nhất quán hơn.

+ Tưởng tượng: Đây là giai đoạn có nhiều đổi mới, nội dung tưởng tượng phong phú trên nhiều lĩnh vực. Tưởng tượng tái tạo đã gắn với hiện thực, tưởng tượng sáng tạo và tái tạo đều phát triển nhưng càng về sau tưởng tượng sáng tạo chiếm ưu thế.

- Nhu cầu giao tiếp: Đây là giai đoạn mà bạn bè luôn chiếm vị trí quan trong nhất trong mối quan hệ của các em. Điều này thể hiện lòng khát khao có vị trí bình đẳng trong cuộc sống, bên cạnh đó quan hệ dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ cũng dần được thay thế bằng quan hệ bình đẳng tự lập.

- Nhu cầu xác định vị trí xã hội: Đây là giai đoạn các em đòi hỏi xã hội công nhận và tôn trọng các quyền lợi, nghĩa vụ xã hội của mình. Bên cạnh đó do vị thế của người học sinh lớn, vị thế trong gia đình, xã hội được tăng cường nên các em xuất hiện nhu cầu xác định vị trí xã hội. Nhu cầu này biểu hiện ở tính tích cực xã hội được hình thành thể hiện: các em quan tâm nhiều đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội; các em có sự đánh giá trao đổi với nhau và tỏ thái độ của mình về vấn đề; các em sẵn sàng tham gia hoạt động xã hội phù hợp với hứng thú, sở trường của mình.

* Đời sống tình cảm:

- Ở lứa tuổi này, tình cảm phát triển mạnh như: tình cảm trách nhiệm, tình bạn thân thiết, tình yêu, tính hài hước [18].

- Các em ngày càng bình đẳng, độc lập trong giao tiếp với người lớn và bạn bè cùng tuổi, cụ thể: [17]

+ Việc lựa chọn bạn bè trong gia đoạn này được xem xét một cách có căn cứ về hứng thú, sự đồng cảm, lối sống…Các em mong muốn sự chân thành, sự tin tưởng, hiểu biết và tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau;

+ Đối với cha mẹ, các em thường biểu hiện tính tự lập, các em dễ có xu hướng xa lánh người lớn mà tìm sự đồng tình, đồng cảm ở các bạn cùng lứa tuổi;

+ Tình cảm giai đoạn này có sự phân hóa rõ rệt. Tình cảm đạo đức được bộc lộ rõ như: sự khâm phục, kính trọng những con người dũng cảm, kiên cường, coi trọng những giá trị đạo đức cũng như lương tâm, mong muốn lợi ích cho người khác. Các em bắt đầu hình thành tình cảm về trí tuệ, thẩm mỹ, xuất hiện tình yêu nam nữ.

* Sự phát triển nhân cách

Sự phát triển của tự ý thức

- Các em đã bắt đầu có thêm nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, trong tương lai…

Sự hình thành thế giới quan

- Tuổi đầu thanh niên là lứa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới quan – hệ thống quan điểm về tự nhiên, về xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, định hướng giá trị của con người…[17].

- Sự hình thành thế giới quan ở giai đoạn này được thể hiện ở tính tích cực của nhận thức và nội dung của thế giới quan, các em cố gắng xây dựng quan điểm riêng của mình trong các lĩnh vực, có xu hướng sống một cuộc sống tích cực vì xã hội, mang lại lợi ích cho người khác, quan tâm đến đời sống tinh thần hơn vật chất [18].

Tiểu kết chƣơng 1

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu đã làm rõ được các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu bao gồm: Internet, sử dụng Internet, trầm cảm, lo âu, stress, học sinh trung học. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tập trung tìm hiểu các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa việc sử dụng Internet với các vấn đề về trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh trung học hiện nay. Tổng hợp các nghiên cứu cho thấy tỷ lên thanh thiếu niên sử dụng Internet dao động khoảng từ 0,7% đến 26,3 % tùy theo từng khu vực.

Nghiên cứu cũng đã tìm kiếm được nguồn thông tin liên quan đến mối liên quan giữa việc sử dụng Internet với các vấn đề về sức khỏe tâm thần nói chung bao gồm: rối loạn về giấc ngủ, rối loạn tăng động giảm chú ý, lòng tự trọng, rối loạn lượng cực, hành vi tự sát, ám ảnh xã hội…đặc biệt là các vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu như: trầm cảm, lo âu, stress.

CHƢƠNG 2

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm của khách thể và địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại 4 trường THCS và 4 trường THPT tại Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa được lựa chọn theo nguyên tắc chọn mẫu tiện lợi, cụ thể:

Tỉnh Khánh Hòa bao gồm 4 trường công lập: Khối THCS gồm trường: THCS Hùng Vương và THCS Chu Văn An, Khối THPT gồm: trường THPT Nguyễn Trãi, trường THPT Trần Cao Vân.

Trường THCS Hùng Vương, THCS Chu Văn An, THPT Nguyễn Trãi, THPT Trần Cao Vân nằm trên địa bàn thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Cả 4 trường đều là trường chuẩn quốc gia và là trường điểm của thị xã Ninh Hòa với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư đầy đủ, đáp ứng việc học của các em học sinh.

Thành phố Đà Nẵng bao gồm 4 trường công lập: Khối THCS gồm trường: THCS Nguyễn Trãi, THCS Huỳnh Thúc Kháng, Khối THPT gồm: THPT Phan Châu Trinh, THPT Cẩm Lệ.

Trường THCS Nguyễn Trãi, THCS Huỳnh Thúc Kháng nằm trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, đây là 2 trường điểm đạt chuẩn quốc gia, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Trường THPT Phan Châu Trinh là 1 trong những trường điểm nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng nằm trên địa bàn quận Hải Châu.

Trường THPT Cẩm Lệ cũng là 1 trong 5 trường điểm của thành phố Đà Nẵng cùng với THPT Phan Chu Trinh. Trường nằm trên địa bàn quận Cẩm Lệ.

2.1.2. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên quan giữa mức độ sử dụng internet với trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh trung học​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)