Tiêu chuẩn đánh giá mức độ sử dụng Internet

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên quan giữa mức độ sử dụng internet với trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh trung học​ (Trang 32 - 39)

1.3.3.1. Tiêu chuẩn của Sue Fisher (1994)

Fisher (1994) đã đưa ra khái niệm nghiện trò chơi điện tử (Video game Addiction) có nhiều điểm tương đồng với nghiện Internet dựa trên tiêu chuẩn của đánh bạc bệnh lý có trong DSM- IV . Ông đề nghị và đưa ra ký hiệu mới dựa trên DSM - IV là DSM-IV-JV (trong đó: J là Juvenile - thanh thiếu niên; V là arcade video game - trò chơi máy tính). Theo Fisher, để đánh giá nghiện ở một người cần dựa trên ít nhất 4/ 9 tiêu chuẩn liên quan đến: (1) Trở nên quá bận tâm với việ sử dụng máy tính; (2) Chi phí bỏ ra để đạt được sự thoả

mãn khi chơi trò chơi nhiều hơn; (3) Có sự thay đổi về cảm xúc, tâm trạng khi bị cắt hay dừng tham gia các trò chơi; (4) Tìm cách thoát ra khỏi những vấn đề hay những trạng thái cảm xúc không thể chịu đựng bằng việc sử dụng máy tính; (5) Đem lại được những thành tích về điểm số hay đạt được phần thưởng sau khi tiêu tốn tiền vào trò chơi máy tính; (6) Có các hành vi để bảo vệ, che đậy hành vi chơi trò chơi máy tính; (7) Gặp các vấn đề liên quan đến pháp luật hoặc khó thích nghi với xã hội; (8) Gặp các vấn đề liên quan đến mối quan hệ gia đình, bạn bè, kết quả học tập suy giảm; (9) Tìm kiếm sự trợ giúp liên quan đến việc hỗ trợ chi phí để tiếp tục chơi máy tính [46].

1.3.3.2. Tiêu chuẩn của Ivan Goldberg (1996)

Ivan Goldberg (1996) cho rằng để đánh giá Nghiện Internet (Internet Addiction Disorder) cần đáp ứng ít nhất ba (hay nhiều hơn) các triệu chứng và các triệu chứng phải xuất hiện liên tục trong khoảng thời gian 12 tháng trước, cụ thể: (1) Các tiêu chuẩn về khả năng chịu đựng; (2) Các tiêu chuẩn liên quan đến hội chứng cai ; (3) Thất bại trong việc cắt hay kiểm soát việc sử dụng Internet; (4) Quá bận tâm và dành nhiều thời gian trải nghiệm các hành vi liên quan đến sử dụng Internet; (5) Suy giảm các hành vi xã hội quan trọng, nghề nghiệp, giải trí bởi sử dụng Internet; (6) Tiếp tục duy trì việc sử dụng Internet mặc dù bản thân gặp các vấn đề liên quan đến sức khoẻ, công việc, các vấn đề tâm lý .... [51].

1.3.3.3. Tiêu chuẩn của Dr. Kimberly S. Young (1996)

Young (1996) đã đư ra một bảng nhằm đánh giá về nghiện Internet với 8 câu hỏi được thay đổi dựa trên tiêu chuẩn đánh bạc bệnh lý có trong DSM- IV. Theo Young, khi người trả lời “có” ít nhất 5 hoặc hơn trong 8 câu thì có thể coi là một trường hợp nghiện Internet, cụ thể: [127]

1. Cảm thấy quá bận tâm về Internet ( hay nghĩ về thời gian sử dụng online trước đây hay nghĩ về hoạt động online kế tiếp)?

2. Cảm thấy cần thiết phải tăng việc sử dụng Internet bao gồm tăng cả về thời gian và mức độ thỏa mãn?

3. Hay gặp thất bại trong quá trình kiểm soát hay cắt giảm hoặc bất ngờ phải dừng sử dụng Internet?

4. Có các vấn đề liên quan đến cảm xúc, tâm trạng bồn chồn, chán nản, dễ mệt mỏi, hay nổi cáu khi phải cắt hoặc phải dừng sử dụng Internet?

5. Khó khăn trong việc cắt giảm thời gian sử dụng Internet so với thời gian dự định?

6. Ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội, chất lượng công việc, vấn đề về học tập do sử dụng Internet ?

7. Có sự né tránh, giấu diếm về hành vi vi phạm do việc sử dụng Internet? 8. Luôn tìm đến Internet và coi việc sử dụng Internet như là cách giải toả, thoát khỏi những vấn đề của cuộc sống hay làm giảm nhẹ những cảm xúc tiêu cực ?

1.3.3.4. Tiêu chuẩn của Beard, K., & Wolf, E. (2001)

Trên cơ sở đánh giá tiêu chuẩn của Young, hai tác giả cho rằng tiêu chuẩn cho việc nhận diện nghiện Internet phải hội tụ đủ 5 tiêu chuẩn, cụ thể: [26]

1. Cảm thấy quá bận tâm về Internet (suy nghĩ về hoạt động trực tuyến trước hay đề cập trước hoạt động kế tiếp)?

2. Cảm thấy cần thiết phải tăng việc sử dụng Internet bao gồm tăng cả về thời gian và mức độ thỏa mãn?

3. Có sự cố gắng nhưng gặp thất bại trong việc cố gắng kiểm soát, cắt giảm hoặc đột ngột dừng sử dụng Internet?

4. Gặp các vấn đề về cảm xúc, cảm thấy bồn chồn, buồn chán, mệt mỏi, dễ nổi cáu khi cố gắng cắt hoặc dừng sử dụng Internet?

5. Khó khăn trong việc cắt giảm thời gian sử dụng Internet so với thời gian dự định?

Trong đó có ít nhất một trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Gây hủy hoại hay chịu rủi ro mất các quan hệ có ý nghĩa, công việc, giáo dục hay cơ hội nghề nghiệp bởi vì sử dụng Internet.

- Có sự né tránh, giấu diếm về hành vi vi phạm với các thành viên trong gia đình, nhà trị liệu hay người khác để che dấu phạm vi sử dụng Internet của mình.

- Tìm cách sử dụng Internet, coi đó là cách để thoát khỏi những vấn đề hay giảm đi những khó khăn cảm xúc (ví dụ như cảm giác của tình trạng không thể tự lo liệu, tội lỗi, lo âu, trầm cảm).

1.3.3.5. Tiêu chuẩn của Shapira, N., Lessig, M., Goldsmith, T., Szabo, S., Lazoritz, M., Gold, M., & Stein, D. (2003)

Theo các tác giả, tiêu chuẩn đánh giá và chẩn đoán việc sử dụng Internet được xác định bởi các tiêu chuẩn sau: [100]

A. Mối lo âu thích nghi không tốt cùng với sử dụng Internet, nhận diện bởi ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

1. Luôn bận tâm và không thể cưỡng lại việc sử dụng Internet

2. Dành quá nhiều thời gian sử dụng Internet so với dự định ban đầu.

B. Gặp các khó khăn hoặc làm suy giảm các mối quan hệ xã hội, nghề nghiệp hay vi phạm các quy định…do việc sử dụng Internet

C. Sử dụng Internet quá mức không thấy xuất hiện đồng thời trong thời gian có sự xuất hiện của cơn hưng cảm nhẹ hay một tình trạng nghiện gập và không xuất hiện nhiều hơn bởi một rối loạn khác trục I.

1.3.3.6. Tiêu chuẩn của Jerald J. Block

Block (2008) nhấn mạnh rằng các triệu chứng của nghiện Internet thể hiện thực sự ở: (1) Sử dụng Internet một cách quá mức (thường liên quan đến không xác định được thời gian); (2) Gặp các triệu chứng của hội chứng cai khi không thể truy cập Internet; (3) Sức chịu đựng sử dụng Internet ngày

càng tăng với cảm xúc ham muốn ngày càng phát triển; (4) Phủ nhận hậu quả xảy ra [28].

1.3.3.7. Tiêu chuẩn của Chih-Hung Ko, Ju-Yu Yen, Sue-Huei Chen, Ming- Jen Yang, Huang-Chi Lin, Cheng-Fang Yen (2009)

Tại Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu thì cho rằng những đặc trưng phân biệt của nghiện Internet bao gồm: [67]

Khuôn mẫu kém thích nghi của sử dụng Internet, dẫn tới những suy nghĩ tiêu cực có ý nghĩa về mặt lâm sàng hay những khó khăn xuất hiện liên tục trong suốt 3 tháng trước đó.

A. Ít nhất là 6 (hoặc nhiều hơn) các triệu chứng xuất hiện trong cùng thời điểm.

1. Việc bận tâm quá mức với các hoạt động Internet.

2. Gặp thất bại trong việc cố gắng giảm việc sử dụng Internet.

3. Luôn bị thôi thúc phải tăng thời gian sử dụng Internet như một nhu cầu để đạt được sự thoải mái.

4. Có hội chứng cai, đặc trưng bởi các vấn đề sau:

- Xuất hiện các triệu chứng khó chịu, lo âu, dễ bị kích thích và tâm trạng trở nên dễ buồn chán sau một thời gian ngắn không sử dụng Internet.

- Sử dụng Internet để tự làm dịu hoặc ngăn chặn sự xuất hiện các triệu chứng thoát lui.

5. Kéo dài việc sử dụng Internet hơn so với thời gian dự định.

6. Luôn có mong muốn sử dụng Internet hay có những cố gắng nhưng thất bại để loại bỏ hay giảm sử dụng Internet.

7. Tập trung hoặc dành quá nhiều thời gian trên Internet.

8. Trải qua sự cố gắng quá mức như một hành động cần thiết để dành được việc truy cập Internet.

9. Vẫn duy trì và tiếp tục sử dụng Internet một cách mạnh mẽ dù biết rằng sẽ gặp những vấn đề liên quan đến cơ thể và khó khăn tâm lý.

B. Xuất hiện việc suy giảm các chức năng: một (hay nhiều hơn) những triệu chứng hiện thời.

1. Gặp thất bại trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong công việc, nhà trường hay ở nhà do việc tái diễn việc sử dụng Internet.

2. Suy giả việc tham gia vào các hoạt động xã hội hay giải trí quan trọng. 3. Có các vi phạm liên quan đến pháp luật bởi hành vi sử dung Internet.

C. Hành vi nghiện Internet được so sánh với rối loạn loạn thần kinh chức năng, rối loạn phân ly tuýt 1, hay rối loạn khác được phân loại trong rối loạn kiểm soát xung lực và hay rối loạn hanh vi ứng xử trong DSM-IV-TR.

1.3.3.8. Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tao và cộng sự 2010

Các tác giả trên cho rằng, tiêu chí chẩn đoán nghiện internet được đề xuất bao gồm: [108]

A) Tiêu chí triệu chứng: Tất cả những điều sau đây phải có mặt:

- Lo ngại với internet (suy nghĩ về hoạt động trực tuyến trước đó hoặc dự đoán phiên trực tuyến tiếp theo)

- Thể hiện bởi một tâm trạng khó chịu, lo lắng, khó chịu và chán nản sau vài ngày mà không có hoạt động internet

Ít nhất một (hoặc nhiều hơn) những điều sau đây:

- Gia tăng sử dụng internet cần thiết để đạt được sự hài lòng

- Mong muốn liên tục và / hoặc cố gắng không thành công để kiểm soát, cắt giảm hoặc ngừng sử dụng internet

- Tiếp tục sử dụng internet quá mức mặc dù biết có vấn đề về thể chất hoặc tâm lý liên tục hoặc tái diễn có thể đã gây ra hoặc trầm trọng hơn do sử dụng Internet

- Mất quyền lợi, sở thích trước đó, giải trí dưới dạng kết quả trực tiếp và ngoại trừ sử dụng Internet

- Sử dụng internet để trốn thoát hoặc giảm bớt một tâm trạng khó khăn (ví dụ: cảm giác bất lực, cảm giác tội lỗi, lo lắng)

B) Tiêu chí suy giảm đáng kể về mặt lâm sàng

Suy giảm chức năng (giảm khả năng xã hội, học tập, khả năng làm việc), bao gồm mất cơ hội quan hệ, công việc, giáo dục hoặc nghề nghiệp đáng kể

C) Tiêu chí khóa học

Thời gian nghiện internet phải kéo dài quá 3 tháng, với ít nhất 6 giờ sử dụng Internet (không kinh doanh / không học thuật) mỗi ngày.

1.3.3.9. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-5

Trong DSM-5, xuất bản năm 2013 của Hội Tâm thần Mỹ, trong mục “Các bệnh nghiên cứu thêm” có đưa ra „Rối loạn chơi game internet” (Internet Gaming Disorder) với tiêu chuẩn chẩn đoán được đề xuất như sau: [22]

(1) Bận tâm với chơi game internet. (Những suy nghĩ của cá nhân về hoạt động game lần trước hoặc tham gia game lần sau; chơi game internet trở nên hoạt động ưu thế trong cuộc sống hàng ngày).

(2) Những triệu chứng thu rút (giống hội chứng cai) khi không được chơi game internet. (Những triệu chứng này được mô tả điển hình như dễ kích thích, lo âu, hoặc buồn rầu, nhưng không có dấu hiệu thực thể của hội chứng cai thuốc)

(3) Sự dung nạp – nhu cầu chơi tăng lên về số lượng thời gian tham gia game internet.

(4) Những cố gắng để kiểm soát chơi game internet không thành công. (5) Mất quan tâm hứng thú trong những sở thích và trò vui chơi trước đây do game internet, và chỉ còn hứng thú với game internet.

(6) Tiếp tục sử dụng một cách thái quá game internet mặc dù biết về những vấn đề tâm lý xã hội.

(7) Lừa dối những thành viên gia đình, những nhà trị liệu hoặc những người khác về số lượng chơi game internet

(8) Sử dụng game internet để trốn tránh hoặc làm giảm cảm xúc âm tính (thí dụ, cảm thấy không nơi nương tựa, tội lỗi, lo âu).

(9) Hủy hoại hoặc làm mất mối quan hệ, việc làm quan trọng hoặc học tập hoặc cơ hội sự nghiệp vì chơi game internet.

Đối chiếu với những tiêu chuẩn nghiện internet của Young, có thể thấy DSM-5 của Hội Tâm thần Mỹ đã sử dụng tiêu chuẩn của Young cho chẩn đoán rối loạn chơi game internet trong phân loại bệnh tâm thần.

Theo các nghiên cứu ở trên cho thấy, để có thể xác định một công cụ tiêu chuẩn để đánh giá nghiện Internet hiện thời là việc khó khăn, chưa có sự đồng nhất. Tuy nhiên, xét trên bình diện khoa học, nhiều nhà nghiên cứu ở khắp nơi trên thế giới đã coi việc sử dụng Internet có vấn đề là một tình trạng nghiện. Theo như đề tài chúng tôi đã trình bày, hiện có hai cách tiếp cận xây dựng tiêu chuẩn nghiện Internet. (1) tiếp cận vấn đề rối loạn nghiện chất; (2) tiếp cận vấn đề rối loạn kiểm soát xung lực. Dựa trên các nghiên cứu và phân loại của một số tác giả, chúng tôi đồng thuận cho rằng nghiện Internet là một rối loạn kiểm soát xung lực và bản tiêu chuẩn do Young (1996) đã đề xuất là phù hợp. Về đánh giá mức độ nghiện Internet, chúng tôi cũng cho rằng, nghiện Internet có hai mức độ theo bản đánh giá rút gọn s- IAT, bao gồm mức độ nghiện, không nghiện. Đây là căn cứ chúng tôi sử dụng để phân loại các mức độ sử dụng Internet của đối tượng nghiên cứu trong đề tài là học sinh trung học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên quan giữa mức độ sử dụng internet với trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh trung học​ (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)