Kết quả đạt được từ công tác quản lý ngân sách cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 83)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Đánh giá chung về quản lý NSNN trên địa bàn huyện Lương Tài

3.5.1. Kết quả đạt được từ công tác quản lý ngân sách cấp huyện

Công tác lập dự toán ngân sách Nhà nước cấp huyện của tỉnh Bắc Ninh nhìn chung đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản, đã bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tác động tích cực trong việc thực hiện phát triển kế hoạch kinh tế xã hội của địa phương. Trong quá trình tiến hành lập dự toán ngân sách các cấp huyện, thành phố, thị xã luôn căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng của địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo. Đồng thời dựa trên kế hoạch thực hiện ngân sách của năm trước đặc biệt là năm báo cáo và các chế độ chính sách hiện hành, tiêu chuẩn định mức cụ thể về thu, chi tài chính.

Trong công tác lập dự toán ngân sách trên địa bàn huyện đã thực hiện đúng trình tự do Luật Ngân sách nhà nước ban hành, luôn có sự chấp hành và phối kết hợp với các đơn vị có liên quan

Công tác thu ngân sách nhà nước cấp huyện luôn sử dụng biện pháp thích hợp để đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời, các biện pháp thu ngân sách luôn được được áp dụng một cách linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với

tình hình khách quan của quá trình sản xuất kinh doanh trên địa bàn trên cơ sở tuân thủ các Luật thuế đã ban hành. Công tác thu thuế đã hạn chế tối đa các thủ tục hành chính rườm rà gây cản trở cho quá trình sản xuất kinh doanh; Quy trình thu thuế được xây dựng đơn giản với mục đích tối thiểu hoá các chi phí phát sinh do quá trình thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế từ phía người nộp thuế cũng như cơ quan thu thuế.

Xây dựng kế hoạch về thuế dựa trên các văn bản pháp luật hiện hành về thuế, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, các chế độ chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước đã được ban hành, tình hình tài chính ngân sách Nhà nước trong năm kế hoạch, đặc biệt là yêu cầu động viên vào ngân sách Nhà nước.

Bước đầu thực hiện tin học hoá qui trình thu nộp thuế bằng việc kết nối hệ thống máy tính giữa cơ quan Thuế - Doanh nghiệp và Kho bạc Nhà nước. Giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà gây khó khăn cho quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân.

Công tác quản lý thu NS trên địa bàn tỉnh đã có rất nhiều cố gắng, đảm bảo đúng nguyên tắc, chế độ. Các khoản thu được thống nhất quản lý qua hệ thống biên lai do ngành Thuế và Bộ Tài chính phát hành đồng thời được nộp đầy đủ, kịp thời vào Kho bạc Nhà nước, không sai sót giữa biên lai và tiền thuế, phí, lệ phí thực nộp. Chế độ báo cáo được duy trì đều đặn theo qui định của chế độ kế toán NS và theo yêu cầu của UBND huyện cũng như của cơ quan quản lý cấp trên.

Công tác kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước đã đi vào nề nếp, công khai minh bạch, đánh giá chính xác hơn, công khai hơn. Việc công khai tài chính tại các đơn vị và các cấp chính quyền đã thường xuyên, nhất là các đơn vị cơ sở, tăng cường sự giám sát của hội đồng nhân dân các cấp, của nhân dân, góp phần

sử dụng ngân sách tiết kiệm, hạn chế tiêu cực, lãng phí. - Về chi ngân sách Nhà nước:

+ Chi về đầu tư xây dựng cơ bản: Các công trình thuộc các huyện, xã đã thực hiện tương đối ổn định trình tự thủ tục xây dựng cơ bản theo luật xây dựng. Các khâu từ lập dự án khả thi, thẩm định dự toán, giao thầu, tổ chức nghiệm thu và thanh quyết toán công trình được thực hiện tốt theo quy định. Việc thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã đảm bảo đúng kế hoạch, đúng mục đích. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được kế hoạch hoá và được cấp trực tiếp cho mỗi chủ đầu tư để xây dựng mới, Cải tạo, trang bị lại kỹ thuật; Việc cấp phát vốn đầu tư đã được thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch, trong phạm vi dự toán được duyệt.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đã có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan đặc biệt là phòng tài nguyên, phòng công thương, thực hiện xuất toán những khoản thu không đúng thiết kế dự toán góp phần chống thất thoát trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, tiết kiệm chi cho ngân sách.

+ Về chi thường xuyên: kế hoạch chi thường xuyên là một bộ phận rất quan trọng của kế hoạch chi ngân sách nhà nước cấp huyện, thị xã do đó trong khi lập kế hoạch chi thường xuyên cấp huyện, thị xã phải căn cứ vào chủ trương của Nhà nước về duy trì, phát triển các hoạt động thuộc bộ máy quản lý Nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác

Kế hoạch chi thường xuyên được xây dựng dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên kỳ kế hoạch, các chế độ chính sách về chi thường xuyên của ngân sách nhà nước hiện hành và dự đoán những thay đổi hoặc điều chỉnh có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch. Kế hoạch chi thường xuyên đã được thực hiện đúng về trình tự thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)