Hoàn thiện tổ chức quy trình quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 99)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Hoàn thiện tổ chức quy trình quản lý ngân sách nhà nước

* Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách nhà nước

- Lập dự toán ngân sách là khâu đầu tiên có tính chất quyết định đến hiệu quả trong quá trình điều hành quản lý ngân sách làm cho quá trình quản lý ngân sách ổn định an toàn và hiệu quả. Lập dự toán ngân sách phải căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ, chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo nhằm khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế của địa phương. Lập dự toán ngân sách đúng đắn giúp cơ quan quản lý và điều hành ngân sách xác định đúng mục tiêu trọng tâm cần quản lý điều hành, khai thác sử dụng đúng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Lập dự toán ngân sách phải dựa trên căn cứ khoa học, tiêu chuẩn định mức của Nhà nước quy định đồng thời phải tính đến sự biến động của giá cả thị trường.

- Định mức phân bổ ngân sách phải rõ ràng có tính đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực, đơn vị của địa phương

- Lập dự toán ngân sách phải đảm bảo đúng trình tự và thời gian

- Thực trạng hiện nay việc lập dự toán của các đơn vị trực thuộc xây dựng thiếu căn cứ, không đúng định mức, xa rời khả năng ngân sách, không

đảm bảo thời gian quy định của Luật NSNN điều này cần phải được hạn chế ngay. Để hạn chế tình trạng các đơn vị lập dự toán NS không tích cực, che dấu nguồn thu, nâng dự toán chi, các cơ quan thuộc hệ thống tài chính cần có chương trình kế hoạch cụ thể khảo sát nắm chắc tình hình hoạt động của các cơ sở kinh tế, các đối tượng kinh doanh và các đối tượng sử dụng nguồn kinh phí NS để xây dựng dự toán thu, chi sát thực, khoa học. Khi yêu cầu các cơ sở lập dự toán, các cơ quan tổng hợp cần tính toán kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán NSNN nhất là tình hình biến động về kinh tế, giá cả và chính sách chế độ của Nhà nước để đưa ra được hệ số điều chỉnh phù hợp, khắc phục tình trạng thiếu chuẩn xác và tin cậy của số liệu, ảnh hưởng tiêu cực đến việc phân tích kinh tế, tài chính, xét duyệt giao kế hoạch và điều hành thực hiện kế hoạch những năm sau.

* Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các khoản thu ngân sách

- Tăng cường công tác quản lý thu, chú trọng những lĩnh vực còn thất thu lớn, chủ yếu là thất thu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thực hiện các biện pháp, bồi dưỡng các nguồn thu, tăng cường kiểm tra doanh thu, giá cả hàng hoá bán ra; Chi phí hợp lệ tính thuế, các khoản lương, vận chuyển, tăng cường kiểm tra chống thất thu về hộ, kiểm tra chặt chẽ các khoản thuế đầu vào trên các bảng kê của các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đặc biệt là các đơn vị có số thuế giá trị gia tăng lớn, phải hoàn thuế.

- Cơ quan thuế của huyện tập trung hướng dẫn, đưa luật thuế mới vào đời sống nhân dân, thông qua việc tuyên truyền, hỗ trợ các đối tượng nộp thuế, từ đó thu đúng, thu đủ không để kết dư, tồn đọng thuế. Từng bước phối hợp với Cục thuế tỉnh cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính trong công tác thu thuế, thực hiện công khai, minh bạch trong công tác thu thuế, tổ chức thu, quản lý thu một cách khoa học, chính xác, đơn giản đảm bảo cho các đối tượng nộp thuế chủ động và tự giác; thực hiện chính sách tin học hóa trong

quá trình thu và quản lý thuế, khắc phục những yếu điểm trước đây như chậm trễ, phiền hà, tắc trách trong ngành thuế;

- Tích cực động viên, khai thác mọi nguồn thu cho ngân sách từ các khu vực kinh tế, tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi cho đầu tư phát triển, tập trung chi cho các công trình trọng điểm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

* Quyết toán ngân sách nhà nước

- Các đơn vị thụ hưởng NS chịu trách nhiệm chính trong lập quyết toán NSNN tại đơn vị, đối chiếu khớp đúng với nguồn kinh phí được Kho bạc nhà nước cấp phát, lập các biểu mẫu theo qui định gửi cơ quan tài chính tổng hợp thẩm tra và phê duyệt. Số liệu quyết toán phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng nội dung thu - chi theo mục lục NSNN và phải lập đúng thời gian qui định.

- Để công tác quyết toán NSNN được thống nhất, kịp thời, chính xác các đơn vị dự toán cần thực hiện một số nội dung sau:

+ Quyết toán phải tuân thủ theo các nội dung, nguyên tắc, yêu cầu do Bộ Tài chính ban hành như hệ thống mẫu biểu, hướng dẫn khóa sổ cuối năm…

+ Việc quyết toán NSNN phải được thực hiện từ các đơn vị cơ sở, số quyết toán phải là số thực thu, thực chi theo từng nội dung kinh tế phản ảnh đúng mục lục ngân sách và trong dự toán năm được duyệt.

+ Trong công tác quyết toán phải có thuyết minh chi tiết phân tích nguyên nhân tăng giảm các khoản thu, chi của ngân sách so với dự toán đầu năm đã được phân bổ, đi sâu phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế, giá cả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, chính sách chế độ, định mức tiêu chuẩn…làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng dự toán những năm tiếp theo.

+ Trong quá trình thẩm định xét duyệt quyết toán thu chi ngân sách phải đảm bảo yêu cầu các khoản thu không đúng quy định pháp luật phải hoàn trả người nộp, các khoản phải thu nhưng chưa thu phải truy thu cho

NSNN. Các khoản chi không đúng quy định được thu hồi cho NSNN, các khoản chi hạch toán sai phải được hạch toán lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)