5. Kết cấu của luận văn
3.5.3. Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
Việc thiếu năng động, sáng tạo trong quản lý Ngân sách nhà nước cũng là 1 nguyên nhân khách quan trong quản lý ngân sách Nhà nước. Đối với chính sách quản lý kinh tế vĩ mô cũng có những bất cập nhật định như trong việc lập, quyết định và phân bổ ngân sách. Phân bổ ngân sách cấp dưới phải phù hợp với ngân sách cấp trên theo từng lĩnh vực và khi tổng hợp các lĩnh vực lại phải đảm bảo mức Hội đồng nhân dân thông qua, không được bố trí các khoản chi trái với định mức được giao. Điều này đã không khuyến khích được địa phương ban hành các chế độ chính sách nhằm thực hiện tốt dự toán của mình được giao. Các định mức, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước về việc chi tiêu ngân sách Nhà nước chưa thật hợp lý, chưa phù hợp với tình hình thực tế.
Sau khi luật ngân sách ra đời và tổ chức triển khai thực hiện ngân sách cấp xã được xác định là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, giữa yêu cầu quản lý theo Luật và trình độ đội ngũ kế toán còn nhiều bất cập chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đề ra. Mặt khác, cán bộ tài chính xã chưa được quan tâm đúng mức đến chế độ, thu nhập và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
Việc lãnh chỉ đạo của UBND, HĐND huyện Lương Tài, sự lãnh đạo của UBND các xã, thị trấn chưa thực sự quan tâm đến việc quản lý Ngân sách Nhà nước, giao việc cho phòng Tài chính kế hoạch huyện nhưng lại không quan tâm, sát sao chỉ đạo và chưa có sự hỗ trợ giúp đỡ phòng Tài chính kế hoạch huyện thực hiện tốt chức năng của mình. Bên cạnh đó, phòng Tài chính kế hoạch huyện cũng chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là tham mưu cho UBND huyện xã trong việc quản lý ngân sách. Các ban ngành liên quan như thanh tra, tổ chức chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý ngân sách
Sự chỉ đạo của Sở tài chính trong một số lĩnh vực còn thiếu kiên quyết, một số định mức, tiêu chuẩn vẫn chưa có nhưng vẫn để tình trạng kéo dài mà chưa có biện pháp hữu hiệu giải quyết. Quản lý tài sản công của toàn tỉnh tuy có đề ra chương trình hành động, tập huấn nghiệp vụ, tập huấn phần mềm về quản lý tài sản nhưng vẫn buông lỏng trong chỉ đạo do vậy đến nay một số đơn vị việc nắm tình hình tài sản công của một số đơn vị không kịp thời và chưa thu được kết quả mong muốn.
Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách Nhà nước chưa theo kịp được yêu cầu nhiệm vụ mới. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác ngân sách ở huyện, xã chưa được đào tạo bồi dưỡng định kỳ, chưa tổ chức đúc rút được kinh nghiệm trong công tác chuyên môn.
Một số xã, thị trấn còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của ngân sách tỉnh, huyện thông qua việc trợ cấp từ nguồn dự phòng của tỉnh, huyện nên xảy ra tình trạng làm trước xin sau làm cho một số công trình xây dựng cơ bản không tuân thủ trình tự và kéo theo nợ phải trả của các phường xã dây dưa kéo dài. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho việc quản lý chi ngân sách lúng túng và đạt hiệu quả thấp.
Việc quản lý ngân sách còn thiếu kiên quyết, nghiêm minh trong xử lý vi phạm chính sách chế độ, chi tiêu lãng phí kém hiệu quả, trong việc mua sắm tài sản công; Ngoài ra việc thực hiện quy chế dân chủ ở mỗi cơ sở vẫn
Có lúc, có việc HĐND cấp huyện chưa thực sự hoàn thành chức năng giám sát đối với ngân sách Nhà nước.
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC