Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 35)

5. Kết cấu luận văn

1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý ngân sách Nhà nước

với thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Qua nghiên cứ u kinh nghiệm về quản lý ngân sách nhà nước của một số địa

phương, có thể rút ra mô ̣t số bài ho ̣c kinh nghiê ̣m có thể áp dụng cho thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên như sau:

Một là, việc quản lý ngân sách nhà nước phải theo hướng phát hiện

những bất cập trong chế độ, chính sách và cơ chế liên quan đến ngân sách nhà nước. Từ đó sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ và sự biến đổi của cơ chế thị trường, đủ sức làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý ngân sách của Nhà nước ngày càng có hiệu quả và hiệu lực hơn trong thời gian tới.

Hai là, tăng cườ ng quản lý thu ngân sách nhà nước phải thực hiê ̣n đa da ̣ng

hóa và khai thác triệt để các nguồn thu.

Ba là, tăng cườ ng quản lý chi ngân sách nhà nước phải thực hiê ̣n bố trí các

khoản chi hợp lý, kiểm tra, kiểm soát tốt công tác chi ngân sách.

Bốn là, cần phải nâng cao chất lượng, tổ chức tốt bô ̣ máy quản lý thu, chi

ngân sách nhà nước.

Năm là, tăng cường công tác công tác thanh tra tài chính, kịp thời phát hiện

và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng quản lý nhân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên?

- Những giải pháp nào cần được thực hiện để hoàn thiện quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

2.2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, có ảnh hưởng tới công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã Phổ Yên. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn và đặc điểm về địa hình thị xã Phổ Yên. Các yếu tố bên trong gồm các yếu tố thuộc về nội tại của công tác quản lý như: Các văn bản cơ chế, chính sách; cách thức quản lý ngân sách nhà nước; Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng cán bộ làm công tác quản lý ngân sách; thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật. Các yếu tố có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ và liên kết với nhau trong một hệ thống động.

2.2.1.2. Tiếp cận theo khu vực

Tiếp cận khu vực công để phản ánh được các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội từ việc quản lý ngân sách nhà nước. Tiếp cận khu vực tư để đánh giá được thực trạng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Phổ Yên.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài sử dụng thông tin thứ cấp

- Từ thông tin công bố chính thức của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh

Thái Nguyên và cấp thị xã Phổ Yên;

- Thông qua việc thu thập tài liệu, báo cáo của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn nghiên cứu như: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên,

UBND thị xã Phổ Yên, Kho bạc Nhà nước thị xã Phổ Yên, các phòng ban trực thuộc: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Thống kê. Thông tin được thể hiện chủ yếu thông qua các sơ đồ, bảng biểu.

- Các ấn phẩm, tài liệu, báo cáo và website của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Tiến hành phân loại, sắp xếp, xử lý thông tin thu thập được bằng phần mềm Excel.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp mô tả

Thông tin sau khi thu thập được phân tổ theo yêu cầu của nô ̣i dung nghiên

cứ u về việc hoàn thiện quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã Phổ Yên,

tỉnh Thái Nguyên.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Với cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau được biểu hiện bằng phần trăm để có các kết luận về hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Phân tích tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước so với dự toán để đánh giá quá trình thực hiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên để từ đó phát hiện vướng mắc, tồn tại.

So sánh tốc độ tăng các kết quả thu, chi ngân sách nhà nước qua các năm, bằng cách tính số phần trăm tăng thêm năm sau so với năm trước. Cách so sánh này giúp phân tích được mức độ tăng giảm của tổng thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Phổ Yên…

2.2.4.3. Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích dùng để đánh giá cơ cấu thu, chi NSNN theo ngành, theo nội dung kinh tế, theo địa bàn… trong tổng thu, chi NSNN của địa phương, việc thực hiện thu, chi như vậy đã hợp lý chưa? Từ đó có cơ sở để đưa ra giải pháp quản lý ngân sách nhà nước hợp lý hơn.

2.3. Chỉ tiêu phân tích của luận văn

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh gía tình hình kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015 Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015

- Chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế của thị xã Phổ Yên qua các năm.

- Chỉ tiêu phản ánh về tình hình dân số và lao động của thị xã Phổ Yên. - Chỉ tiêu phản ánh tình hình cơ sở hạ tầng của thị xã như: Giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục.

- Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của KT-XH của thị xã như: thu nhập bình quân đầu người; thu nhập lương thực bình quân đầu người, tỷ lệ hộ nghèo.

2.3.2. Những chỉ tiêu phản ánh quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015 Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015

2.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động thu ngân sách nhà nước của thị xã Phổ Yên giai đoạn từ năm 2013-2015

- Tổng các khoản thu NSNN trên địa bàn thị xã theo nội dung kinh tế; - Các khoản thu NSNN trên địa bàn thị xã theo sắc thuế ;

- Các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; - Các khoản thu để lại quản lý qua ngân sách;

2.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động chi ngân sách nhà nước của thị xã giai

đoạn từ năm 2013-2015

+ Tổng số các khoản chi NSNN trên địa bàn thị xã;

+ Chi trong cân đối: Chi thường xuyên (chi sự nghiệp kinh tế, chi phát triển nông nghiệp và nông thôn, chi sự nghiệp văn hóa - thông tin, chi sự nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp bảo trợ xã hội, chi quản lý hành chính, chi an ninh quốc phòng, chi bổ sung ngân sách xã, phường, chi dự phòng, chi khác); Chi đầu tư phát triển.

+ Chi chuyển nguồn.

+ Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới,... + Chi quản lý qua NSNN,...

+ Chi chương trình mục tiêu quốc gia.

Số liệu trình bày trong luận văn được lấy từ các báo cáo chính thức của HĐND - UBND, Chi cục Thuế, Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Phổ Yên, Chi cục Thống kê thị xã Phổ Yên, Phòng Tài nguyên Môi trường thị xã Phổ Yên, Kho bạc Nhà nước thị xã Phổ Yên và số liệu khảo sát thực tế.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát về thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Khái quát đặc điểm điạ lý - tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Phổ Yên là thị xã trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên cách thành phố Thái Nguyên 26km, giới hạn địa lý có toạ độ từ 21o19’ đến 21o34’ độ vĩ Bắc,

105o40’ đến 105o56’ độ kinh Đông; phía Tây giáp huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc);

phía Bắc, Tây Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công (tỉnh Thái Nguyên); phía Đông và Đông Bắc giáp các huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang) và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên); phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội). Có diện tích đất tự nhiên 25.886,9 ha, dân số 158.619 người (năm 2015); mật độ dân số bình quân 545,27 người/km2. Dân tộc chủ yếu sinh sống trên địa bàn thị xã Kinh, Sán Dìu, Tày, Dao, Nùng, Mường phân bố khá đồng đều trên toàn thị xã. Thị xã có 18 đơn vị hành chính cấp xã/phường gồm 4 phường và 14 xã.

Với điều kiện vị trí này, thị xã Phổ Yên có điều kiện phát huy khai thác tiềm năng đất đai cũng như nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế xã hội trên đi ̣a bàn thị xã nói riêng và toàn tỉnh Thái Nguyên nói chung.

b. Điều kiện về thời tiết khí hậu

Thị xã Phổ Yên nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng và mưa nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm. Mùa lạnh ít mưa độ ẩm thấp nhất từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm. Khí hậu mang tính chất đặc thù của khí hậu trung du miền núi nên được chia thành 2 mùa đông hè rõ rệt. Nhiệt độ trung bình khoảng 220C trong đó nhiệt độ cao nhất là 380C và nhiệt độ thấp nhất là 7,50C. Lượng mưa phân bổ không đều, cụ thể mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm 92% lượng mưa cả năm. Nhìn chung khí hậu của thị xã Phổ Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa rất phù hợp cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp. Phổ Yên có 2 con sông chảy qua là sông Cầu và sông Công với trừ lượng nước lớn. Sông Cầu bắt nguồn từ phí Bắc của tỉnh Bắc Kạn với chiều dài 1615km còn sông Công bắt nguồn từ phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên với chiều dài 325km rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương đặc biệt là vấn đề tới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

c. Địa hình

Thị xã Phổ Yên thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình so với mặt biển là 13,8m. Điểm cao nhất là 153m và thấp nhất là 8m. Địa hình được chia thành 2 vùng rõ rệt, phía Đông có 9 xã và 3 phường là vùng ven sông Cầu có đồi núi thấp xen kẽ với các cánh đồng khá rộng, đất đai tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình 8,2m và hệ thống thuỷ văn khá thuận lợi. Phía tây và phía tây bắc có 5 xã và 1 phường - đây là vùng núi của thị xã, địa hình chủ yếu là đồi núi đất đai nghèo dinh dưỡng. Chính điều này đã gây ra không ít ảnh hưởng đến SX cũng như với cuộc sống của người dân địa phương.

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn từ năm 2011-2015, thị xã Phổ Yên đã phát huy lợi thế về vị trí địa lý, kêu gọi thu hút đầu tư… để có những thay đổi đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Bộ mặt nông thôn Phổ Yên “thay da, đổi thịt” từng ngày, đã mang dáng dấp của một đô thị văn minh, hiện đại, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân ngày một nâng cao. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã đã nỗ lực phấn đấu xây dựng huyện Phổ Yên trở thành thị xã công nghiệp vào năm 2015 vừa qua. Những năm gần đây thị xã Phổ Yên đã thu hút nhiều dự án lớn trên địa bàn với tổng vốn đầu tư khoảng trên 225.000 tỷ đồng. Trong đó, Phổ Yên đã đón nhận dự án của Tập đoàn Samsung tại Khu công nghiệp Yên Bình, có quy mô lớn nhất tỉnh Thái Nguyên hiện nay với tổng số vốn đầu tư lên đến 6,5 tỷ USD, thu hút từ 80 - 100 nghìn lao động, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương, đồng thời góp phần đưa nguồn thu ngân sách trên địa bàn thị xã Phổ Yên tăng cao. Dự án Sam Sung đi vào hoạt động trở thành điểm nhấn để thị xã Phổ Yên thu hút các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Yên Bình, khu công nghiệp Điềm Thụy, các khu công nghiệp khác của tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, hàng loạt các ngành công nghiệp phụ trợ và các dự án về hạ tầng xã hội đi vào hoạt động đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của thị xã Phổ Yên và tỉnh Thái Nguyên. Tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên và của cả tỉnh Thái Nguyên.

Với tình hình thực tế hiện nay của thị thì trong tương lai giá trị sản xuất của thị xã sẽ tăng lên đáng kể đặc biệt là giá trị ngành công nghiệp và xây dựng (xem bảng 3.1 và biểu đồ 3.1).

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất và tăng trưởng GTSX các ngành kinh tế trên địa bàn thị xã giai đoạn năm 2013-2015

Theo giá so sánh năm 2010. ĐVT: triệu đồng

Ngành Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 (%) So sánh 2015/2014 (%) Tốc độ PT BQ (%) I. GTSX 6.579.000 14.982.000 21.476.000 227,73 143,35 185,54 1. CN và XD 4.386.000 11.970.618 18.018.364 272,93 150,52 211,73 2. TM và Dịch vụ 1.407.906 2.202.354 2.620.072 156,43 118,97 137,70

3. Nông, Lâm Nghiệp 789.480 809.028 837.564 102,48 103,53 103,00

II. Cơ cấu (%) 100 100 100

1. CN và XD 66,6 79,9 83,9

2. TM và Dịch vụ 21,4 12,01 12,2

3. Nông, Lâm Nghiệp 12,0 5,4 3,9

(Nguồn: Phòng Thống kê thị xã Phổ Yên giai đoạn2013-2015)

3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu ngành: Từ năm 2013 đến năm 2015 thị xã Phổ Yên có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ theo hướng CNH- HĐH. Năm 2013, Phổ Yên đã có sự bứt phá vượt bậc: tỷ trọng công nghiệp, xây dựng đã chiếm tới 66,6%; dịch vụ - thương mại 21,4%; nông, lâm nghiệp giảm xuống 12%; GDP bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/năm; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 3.090 tỷ đồng. Năm 2014, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục tăng và tăng cao so với kế hoạch cũng như cùng kỳ năm trước: Công nghiệp, xây dựng chiếm 79,9%; dịch vụ - thương mại 14,7%; nông, lâm nghiệp chỉ còn 5,4%. Tốc độ tăng GDP đạt 60%; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tăng gần 30 lần so với cùng kỳ năm trước. Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thu công nghiệp của thị xã đạt trên 330 nghìn tỷ đồng, bằng 150% mục tiêu và bằng 216% so với cùng kỳ, chiếm trên 90% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh. Song song với đó, Phổ Yên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh thu hút đầu tư tạo chuyển biến mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Kết quả, trong năm thị xã đã thu hút thêm 4 dự án mới vào đầu tư vào địa bàn với tổng số vốn đăng ký 781 tỷ đồng. Nhờ đó, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng của thị xã chiếm 83,9%, thương mại và dịch vụ chiếm 12,2%, nông, lâm, thủy sản giảm xuống còn 3,9%.

Giá trị ngành CN - XD của thị xã tăng lên rất nhanh vào giai đoạn 2013- 2015, trong 3 năm tốc độ phát triển đạt 111,73%, năm 2013 đạt 4.386.000 triệu đồng, năm 2014 đạt 11.970.618 triệu đồng tăng 72,93% so với năm 2013, năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)