Tình hình kinh tế xã hội thị xã Phổ Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 52)

5. Kết cấu luận văn

3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội thị xã Phổ Yên

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn từ năm 2011-2015, thị xã Phổ Yên đã phát huy lợi thế về vị trí địa lý, kêu gọi thu hút đầu tư… để có những thay đổi đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Bộ mặt nông thôn Phổ Yên “thay da, đổi thịt” từng ngày, đã mang dáng dấp của một đô thị văn minh, hiện đại, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân ngày một nâng cao. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã đã nỗ lực phấn đấu xây dựng huyện Phổ Yên trở thành thị xã công nghiệp vào năm 2015 vừa qua. Những năm gần đây thị xã Phổ Yên đã thu hút nhiều dự án lớn trên địa bàn với tổng vốn đầu tư khoảng trên 225.000 tỷ đồng. Trong đó, Phổ Yên đã đón nhận dự án của Tập đoàn Samsung tại Khu công nghiệp Yên Bình, có quy mô lớn nhất tỉnh Thái Nguyên hiện nay với tổng số vốn đầu tư lên đến 6,5 tỷ USD, thu hút từ 80 - 100 nghìn lao động, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương, đồng thời góp phần đưa nguồn thu ngân sách trên địa bàn thị xã Phổ Yên tăng cao. Dự án Sam Sung đi vào hoạt động trở thành điểm nhấn để thị xã Phổ Yên thu hút các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Yên Bình, khu công nghiệp Điềm Thụy, các khu công nghiệp khác của tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, hàng loạt các ngành công nghiệp phụ trợ và các dự án về hạ tầng xã hội đi vào hoạt động đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của thị xã Phổ Yên và tỉnh Thái Nguyên. Tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên và của cả tỉnh Thái Nguyên.

Với tình hình thực tế hiện nay của thị thì trong tương lai giá trị sản xuất của thị xã sẽ tăng lên đáng kể đặc biệt là giá trị ngành công nghiệp và xây dựng (xem bảng 3.1 và biểu đồ 3.1).

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất và tăng trưởng GTSX các ngành kinh tế trên địa bàn thị xã giai đoạn năm 2013-2015

Theo giá so sánh năm 2010. ĐVT: triệu đồng

Ngành Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 (%) So sánh 2015/2014 (%) Tốc độ PT BQ (%) I. GTSX 6.579.000 14.982.000 21.476.000 227,73 143,35 185,54 1. CN và XD 4.386.000 11.970.618 18.018.364 272,93 150,52 211,73 2. TM và Dịch vụ 1.407.906 2.202.354 2.620.072 156,43 118,97 137,70

3. Nông, Lâm Nghiệp 789.480 809.028 837.564 102,48 103,53 103,00

II. Cơ cấu (%) 100 100 100

1. CN và XD 66,6 79,9 83,9

2. TM và Dịch vụ 21,4 12,01 12,2

3. Nông, Lâm Nghiệp 12,0 5,4 3,9

(Nguồn: Phòng Thống kê thị xã Phổ Yên giai đoạn2013-2015)

3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu ngành: Từ năm 2013 đến năm 2015 thị xã Phổ Yên có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ theo hướng CNH- HĐH. Năm 2013, Phổ Yên đã có sự bứt phá vượt bậc: tỷ trọng công nghiệp, xây dựng đã chiếm tới 66,6%; dịch vụ - thương mại 21,4%; nông, lâm nghiệp giảm xuống 12%; GDP bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/năm; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 3.090 tỷ đồng. Năm 2014, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục tăng và tăng cao so với kế hoạch cũng như cùng kỳ năm trước: Công nghiệp, xây dựng chiếm 79,9%; dịch vụ - thương mại 14,7%; nông, lâm nghiệp chỉ còn 5,4%. Tốc độ tăng GDP đạt 60%; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tăng gần 30 lần so với cùng kỳ năm trước. Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thu công nghiệp của thị xã đạt trên 330 nghìn tỷ đồng, bằng 150% mục tiêu và bằng 216% so với cùng kỳ, chiếm trên 90% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh. Song song với đó, Phổ Yên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh thu hút đầu tư tạo chuyển biến mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Kết quả, trong năm thị xã đã thu hút thêm 4 dự án mới vào đầu tư vào địa bàn với tổng số vốn đăng ký 781 tỷ đồng. Nhờ đó, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng của thị xã chiếm 83,9%, thương mại và dịch vụ chiếm 12,2%, nông, lâm, thủy sản giảm xuống còn 3,9%.

Giá trị ngành CN - XD của thị xã tăng lên rất nhanh vào giai đoạn 2013- 2015, trong 3 năm tốc độ phát triển đạt 111,73%, năm 2013 đạt 4.386.000 triệu đồng, năm 2014 đạt 11.970.618 triệu đồng tăng 72,93% so với năm 2013, năm 2015 đạt 18.018.364 triệu đồng tăng 50,52% so với năm 2014. Ngành TM và DV cũng có xu hướng tăng nhanh, năm 2013 trong tỷ trọng ngành TM và DV đạt 1.407.906 triệu đồng, năm 2014 tăng lên 2.202.354 triệu đồng, tăng 56,43%, năm 2015 đạt 2.620.072 triệu đồng, tăng 18,97% so với năm 2014. GTSX ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 103%. Sự thay đổi theo chiều hướng tốt phù hợp với quan điểm và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã.

3.1.2.3. Thực trạng các ngành kinh tế thị xã Phổ Yên giai đoạn 2013-2015 * Thực trạng phát triển công nghiệp, TTCN và Xây dựng

Phổ Yên đã xây dựng Đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề giai đoạn 2011-2015. Qua gần 5 năm thực hiện Đề án đến nay cho thấy, kết quả đạt được đã vượt xa so với mục tiêu kế hoạch đề ra và ngoài sự mong đợi của địa phương. Trong đó, cùng với tăng trưởng mạnh về công nghiệp, với sự góp mặt đáng nể của khu vực vốn FDI và khu vực vốn trong nước, Thị xã còn cải thiện môi trường sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Hiện tại tổng số doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất tiểu thủ công nghiệp của Phổ Yên là 102 đơn vị và khoảng 3.200 hộ sản xuất cá thể. Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ yếu của địa phương là cát sỏi, gạch xây dựng, hàng may mặc, mây tre đan xuất khẩu, đồ mộc gia dụng, chế biến chè. Toàn Thị xã có gần 30 làng nghề, trong đó có tới 24 làng nghề làm chè, còn lại là làng nghề mộc, mây tre đan, dâu tằm tơ... Việc phát triển mạnh mẽ khu vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề không chỉ giúp tăng mạnh về giá trị sản xuất, giá trị xuất khẩu cho Thị xã mà còn giúp giải quyết việc làm cho trên 70.000 lao động, tăng thu nhập bình quân đầu người ở mức 136 triệu đồng/người/năm.

Với tốc độ phát triển công nghiệp như hiện nay, Phổ Yên đã hoàn thành mục tiêu lớn đề ra, đó là trở thành thị xã công nghiệp vào năm 2015 vừa qua và là trung tâm kinh tế phía Nam của tỉnh, cụ thể: sản xuất CN, TTCN trên địa bàn thị xã đã tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2013-2015 với mức tăng bình quân 143,24%/ năm, ngành xây dựng tăng 15,73% (thể hiện ở bảng 3.2)

Bảng 3.2: Tăng trưởng Công nghiệp, TTCN và Xây dựng thị xã Phổ Yên giai đoạn 2013-2015

Theo giá so sánh năm 2010. ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

So sánh (%) Tốc độ PTBQ (%) Năm 2014/ 2013 Năm 2015/ 2014 1. GTSX CN-XD 4.386.000 11.970.618 18.018.364 272,93 150,52 211,73 Công nghiệp, TTCN 3.203.400 10.632.418 16.435.364 331,91 154,58 243,24 Xây dựng 1.182.600 1.338.200 1.583.000 113,16 118,29 115,73 2. Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 Công nghiệp, TTCN 73,04 88,90 91,21 Xây dựng 26,96 11,10 8,79

Nguồn: Phòng Thống kê thị xã Phổ Yên, giai đoạn 2013-2015

Thời gian qua cùng với hàng loạt các chính sách mở cửa của thị xã về ưu đãi đầu tư khiến nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên ngành Xây dựng trong giai đoạn 2013-2015 cũng chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân năm trên địa bàn là 15,73%.

* Thực trạng phát triển ngành Thương mại và dịch vụ

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành CN, TTCN và XD đã kéo theo sự phát triển của ngành Thương mại và dịch vụ, Giá trị SX của ngành dịch vụ đã có sự thay đổi, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2013 - 2015 đạt 37,7% (năm 2013 đạt 1.407.906 triệu đồng đến năm 2015 đạt 2.620.072 triệu đồng, tăng 86% so với năm 2013). Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội của thị xã. Cùng với sự tăng mạnh mẽ của giá trị SX ngành công nghiệp & TTCN sẽ tạo điều kiện cho ngành dịch vụ phát triển theo.

* Thực trạng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Trong những năm qua sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của thị xã đã có những bước phát triển tương đối ổn định, không chỉ giúp đảm bảo an toàn lương thực mà còn tạo ra hàng hoá cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều mô hình sản xuất mới trong trồng trọt, chăn nuôi cho năng suất, hiệu quả cao đã được đưa vào áp dụng. Nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các

vùng chuyên canh với quy mô lớn. Nhưng tăng trưởng các năm trong ngành nông, lâm, thủy sản vẫn chưa có nhiều biến đổi lớn. Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của tiểu ngành nông nghiệp, trước hết phải kể đến phải kể đến tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định của ngành trồng trọt, sau đó là của ngành dịch vụ nông nghiệp. Tính chung giai đoạn 2013-2015 ngành trồng trọt tăng trưởng 1,5%, dịch vụ nông nghiệp tăng 4,5%. Nhờ vậy, tăng trưởng nông nghiệp vẫn đạt 5,5%/năm trong khi ngành chăn nuôi tăng lên đáng kể đạt 7,5%. Tăng trưởng nông nghiệp quyết định tăng trưởng chung của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của thị xã. (thể hiện ở bảng 3.3)

Bảng 3.3: Qui mô và tăng trưởng GTSX ngành Nông nghiệp của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2013-2015

Theo giá so sánh năm2010. Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

So sánh (%) Tốc độ PTBQ (%) Năm 2014/ 2013 Năm 2015/ 2014 Tổng GTSX 1.319.253 1.325.450 1.423.515 104,00 107,00 105,5 a. Nông nghiệp 1.268.456 1.325.000 1.378.929 103,42 108,48 105,95 - Trồng trọt 681.613 712.189 709.160 104,00 99,00 101,5 - Chăn nuôi 518.164 542.811 595.170 105,00 110,00 107,5 - Dịch vụ NN 68.679 70.450 74.601 103,00 106,00 104,5 b. Lâm nghiệp 24.042 22.057 14.537 92,00 66,00 79 c. Thuỷ sản 26.755 28.502 30.049 107,00 105,00 106

Nguồn: Phòng Thống kê thị xã Phổ Yên, 2015 3.1.2.4. Tình hình sử dụng đất

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được cho nên nó có một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của thị xã nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng, tiến trình phát triển kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào cũng dẫn tới việc giảm diện tích đất nông nghiệp và tăng diện tích đất đô thị, đất khu công nghiệp. Là nguồn tài nguyên có giới hạn nên vấn đề quy hoạch và sử dụng cần có một kế hoạch phù hợp và chặt chẽ. Trong một vài năm trở lại đây với chính sách thu hút đầu tư mạnh như Phổ Yên hiện nay dẫn đến sự biến động lớn về đất đai đặc biệt là sự thay đổi giữa đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Để thấy rõ sự thay đổi này, ta cùng nghiên cứu qua bảng 3.6:

Bảng 3.4: Biến động đất đai của thị xã Phổ Yên qua các năm STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh Tốc độ PT BQ (%) 14/13 (%) ±∆ 15/14 (%) ±∆ Tổng diện tích đất tự nhiên 25886.9 25888.8 25888.73 100 0 100 0 100 1 Đất nông nghiệp 19886.30 19489.80 19485.32 98.01 -396.5 99.978 -4.48 98.995 1.1 Đất SX nông nghiệp 12580.79 12377.7 12373.26 98.386 -203.09 99.964 -4.44 99.175 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 8277.49 7702.1 7698.99 93.049 -575.39 99.960 -3.11 96.505 1.1.1.1 Đất trồng lúa 6847.21 6113.6 6111.17 89.286 -733.61 99.96 -2.43 99.34 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1425.11 1588.5 1587.82 111.465 163.39 99.957 -0.68 105.711

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 4303.30 4675.6 4674.27 108.652 372.3 99.972 -1.33 104.312

1.2 Đất lâm nghiệp 6957.27 6674.4 6674.44 95.934 -282.87 100 0.04 97.967 1.2.1 Đất rừng sản xuất 4277.93 4279.8 4279.81 100.044 1.87 100 0.01 100.022 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 2679.34 2394.6 2394.64 89.373 -284.74 100 0.04 94.687 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 278.88 309.2 309.10 110.872 30.32 99.968 -0.1 105.42 1.4 Đất nông nghiệp khác 69.36 128.5 128.51 185.265 59.14 100.008 0.01 142.637 36

2 Đất phi nông nghiệp 5900.84 6376.1 6380.51 108.054 475.26 100.069 4.41 104.062

2.1 Đất ở 1962.49 2104.0 2106.49 107.211 141.51 100.118 2.49 104.165

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 1797.92 1938.1 1755.68 107.797 140.18 90.588 -182.42 99.192

2.1.2 Đất ở tại thành thị 164.57 165.9 350.8 100.808 1.33 211.453 184.9 156.131

2.2 Đất chuyên dùng 2398.64 2605.7 2607.61 108.63 207.06 100.073 34.22 104.352

2.3 Đất tín ngưỡng tôn giáo 16.35 7.2 21.89 44.037 -9.15 304.028 14.69 174.033

2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa 151.49 136.3 136.27 89.973 -15.19 99.98 0.03 94.977

2.5 Đất sông suối và mặt nước CD 1364.22 1507.1 1507.1 110.473 142.88 100 0 105.237

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 7.35 1.2 1.16 16.327 -6.15 96.667 -0.04 56.497

4 Đất chưa sử dụng 99.76 22.90 22.9 22.96 -76.86 100 0 61.48

4.1 Đất bằng chưa sử dụng 67.90 21.8 21.76 32.11 -46.1 99.82 -0.04 65.965

4.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 31.86 1.2 1.15 3.766 -30.6 95.833 -0.05 49.78

Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường thị xã Phổ Yên giai đoạn 2013-2015

Bảng 3.4 trên cho thấy tình hình đất đai của thị xã đã có sự biến động đối với cả 3 loại đất là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm nhanh, năm 2013 so với năm 2014 chỉ đạt 98,01% tức là giảm 391,5ha và năm 2015 so với năm 2014 giảm 4,48 ha. Và sự sụt giảm đáng kể nhất là diện tích đất trồng lúa (năm 2014 so với năm 2013 giảm 733,61ha), tiếp đến là diện tích đất chưa sử dụng cũng giảm đáng kể (năm 2014 so với 2013 giảm 76,86ha). Nhưng bên cạnh sự giảm sút này thì diện tích đất phi nông nghiệp lại có sự gia tăng đang kể. Năm 2014 so với 2013 tăng 8,054% tức là tăng 475,26ha và năm 2015 so với 2014 tăng 4,4ha. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do thời gian gần đây, phát huy được những lợi thế về vị trí địa lý của mình thị xã Phổ Yên đã thu hút được khá nhiều các nhà đầu tư cả trong nước và ngoài, trong đó có dự án Tập đoàn Sam sung tại KCN Yên Bình là dự án có quy mô lớn nhất tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng

- Đường bộ: Tổng chiều dài 521.9 km, gồm: Đường quốc lộ 3 từ Km 33 đến

Km 38 qua trung tâm thị xã có chiều dài 18 Km, tiêu chuẩn cấp 4, nền đường rộng 9 m, mặt rộng 7,5 m rải bê tông nhựa, hệ thống cống và thiết bị an toàn giao thông tốt. Sau hơn 3 năm thi công, ngày 13/7/2013 đường cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên đã được thông xe, đoạn qua thị xã Phổ Yên có chiều dài 18.3km. Đường Tỉnh lộ ĐT 261, ĐT 266, ĐT 274 do Tỉnh quản lý, nối thị xã Phổ Yên và Phú Bình và một số địa phương khác, có chiều dài 42.2Km, tiêu chuẩn chỉ cấp 6, nền đường rộng 5m- 6,5m, mặt đường cấp phối sông suối rộng 3,5m, chỉ có 5 Km láng nhựa đã xuống cấp; Hệ thống đường thị xã và xã, phường quản lý tổng cộng 363,6km gồm: Hệ thống đường thị xã dài 79.8km chia thành 10 tuyến nối trung tâm thị xã với trung tâm các xã, phường và là trục chính để địa phương phát triển hệ thống đường xã, đường xương cá phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Hệ thồng đường xã tổng cộng có 283,8 Km, cơ bản là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)