Đối với Tỉnh ủy, HĐND UBND tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 113)

5. Kết cấu luận văn

4.4.2. Đối với Tỉnh ủy, HĐND UBND tỉnh Thái Nguyên

- UBND tỉnh chỉ đạo các Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Cục Thuế nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân cấp cho thị xã về ngân sách và đầu tư XDCB, tạo điều kiện cho thị xã tăng nguồn thu, chủ đô ̣ng trong chi ngân sách, thúc đẩy KT- XH củ a thị xã phát triển. Cụ thể:

+ Trong phân cấp về ngân sách, cần chú ý đến việc đẩy mạnh phân cấp nguồn thu để thị xã có cơ cấu nguồn thu ổn định, bền vững, chủ động cân đối được ngân sách cho chi thường xuyên và dành phần thích đáng cho chi đầu tư phát triển. Tính toán tỷ lệ điều tiết ngân sách các cấp theo hướng đảm bảo cho khối xã, thi ̣ trấn tăng được khả năng tự cân đối được ngân sách, hạn chế trợ cấp cân đối bổ sung; tính toán phân cấp nguồn vốn đầu tư phải phù hợp với nhiệm vụ chi đầu tư cấp thị xã và cấp xã do HĐND tỉnh ban hành.

+ Trong phân cấp về đầu tư cần chú ý đến việc phân cấp về thẩm quyền trong đầu tư.

- UBND tỉnh cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giao thông, sự nghiệp

kiến thiết thị chính, sự nghiệp bảo vệ môi trường, định mức phân bổ chi thường xuyên của cấp xã, thi ̣ trấn, định mức phân bổ chi hành chính cho một biên chế để tạo đô ̣ng lực thực hiện khoán chi hành chính.

- Cần điều chỉnh mức thu đối với một số khoản phí, lệ phí ban hành không còn phù hợp, cũng như xem xét ban hành thêm một số khoản thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh để tăng nguồn thu ngoài thuế cho ngân sách, tạo thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nghiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Cần thực hiện nhất quán chính sách đền bù và giá đền bù giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ đầu tư XDCB trên địa bàn.

- Ban hành quy chế phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo song trùng giữa chính quyền địa phương với ngành dọc trong quản lý thu chi ngân sách nhất là ngành thuế và kho bạc.

KẾT LUẬN

NSNN nói chung và ngân sách cấp thị xã nói riêng là một trong những công cụ

của chính sách tài chính nhà nước và địa phương để quản lý kinh tế vĩ mô, đáp ứng mục tiêu ổn định KT-XH theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy tăng cường quản lý thu, chi NSNN có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh - quốc phòng. Luâ ̣n văn đã khái quát những vấn đề cơ bản cơ sở lý luận và thực tiễn về thu, chi NSNN và quản lý thu, chi NSNN làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý thu, chi ngân sách cấp thị xã. Đây không những là yêu cầu của thực tiễn của vấn đề đang đòi hỏi mà còn là mục tiêu, động lực để thúc đẩy địa phương phát triển toàn diện và ngày càng có hiệu quả cao hơn trong điều kiê ̣n CNH-HĐH và hội nhâ ̣p kinh tế quốc tế.

Tăng cường quản lý thu, chi NSNN của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Điều này không chỉ bắt nguồn từ những hạn chế trong quá trình thực hiện công tác này mà còn là sự đòi hỏi của các quy luật kinh tế khách quan, Nghị quyết của Đảng và chính sách Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý thu, chi ngân sách. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực và có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định trong phát triển KT-XH cho địa phương. Công tác này luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Thị xã ủy và UBND thị xã cho đến các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng. Qua nghiên cứu đánh giá thực tiễn quá trình quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn thị xã Phổ Yên đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết kịp thời, đòi hỏi các ngành chức năng, đặc biệt là ngành tài chính phải đổi mới toàn diện mới có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn.

Qua phân tích luận giải các mặt mạnh, mặt yếu về công tác quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn và từ đó đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy, khai thác mọi tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã.

Đó chính là đòi hỏi và thách thức đối với thị xã Phổ Yên nói chung và ngành tài chính nói riêng trong việc thực hiện chức năng của mình để nâng cao hiệu quả quản lý thu chi ngân sách cơ sở, phát triển nguồn thu và sử dụng các khoản chi có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và quản lý thu chi ngân sách nói riêng. Để thực hiện các biện pháp tăng cường công tác quản lý thu, chi ngân sách có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hơ ̣p các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng, các tổ chức chính tri ̣ - xã hô ̣i từ thị xã cho đến xã, thi ̣ trấn cần phải quan tâm đúng mức công tác này coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của mình chứ không riêng gì các cơ quan tài chính.

Hy vọng rằng các giải pháp và kiến nghị đề xuất trong đề tài này sẽ là những tham khảo hữu ích cho việc quản lý ngân sách Nhà nước của thị xã Phổ Yên nói riêng và công tác quản lý ngân sách Nhà nước của các địa phương nói chung, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý ngân sách Nhà nước trong quá trình CNH, HĐH đất nước

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước từ năm 2013-2015 của phòng

Tài chính - kế hoạch thị xã Phổ Yên.

2. Bộ Tài chính (2002), Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiê ̣n, NXB

Tài chính, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính, Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ

trưởng Tài chính về chế độ kế toán về ngân sách và tài chính xã.

4. Bộ Tài chính, Thông tư số 63/2002/TT-BTC về việc hướng dẫn Nghị định số

57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về phí, lệ phí.

5. Bộ Tài chính, Website Bộ Tài chính www.mof.gov.vn

6. Chi cục thống kê thị xã Phổ Yên, Niên giám thống kê thị xã Phổ Yên giai đoạn

2013-2015

7. Chính phủ, Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 3/6/2006 của Thủ tướng chính

phủ về sửa đối bổ sung một số điều Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày

3/6/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về phí, lệ phí.

8. Chính phủ, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Thủ tướng chính

phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về phí, lệ phí.

9. Nguyễn Việt Cường (2008), Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý NSNN, Luận án

tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Tài chính - Kế toán, Hà Nội.

10. Phạm Đình Cường (2009), Phân cấp trong lĩnh vực tài chính - ngân sách ở

Việt Nam,Tài chính.

11. Trịnh Tiến Dũng (2002), Về phương pháp lập và phân bổ ngân sách ở nước ta

hiện nay, Tài chính, (3),

12. HĐND thị xã Phổ Yên, Các Nghị quyết phê chuẩn dự toán và quyết toán qua

các năm 2013-2015.

13. HĐND tỉnh Thái Nguyên: Các nghị quyết phê duyệt phân cấp nguồn thu,

14. HĐND tỉnh Thái Nguyên: Các nghị quyết phê duyệt phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015.

15. Nguyễn Sinh Hùng (2010), “Quản lý và sử dụng NSNN trong tiến trình cải cách tài chính công”,

16. Lê Chi Mai (2006), Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương thực

trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Dương Thị Bình Minh (2010), Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng

và giải pháp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

18. Đẵng Hữu Pháp (2002), Quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân sách theo luật

NSNN, Quản lý nhà nước.

19. Phòng Tài Nguyên Môi trường thị xã Phổ Yên, Báo cáo tình hình sử dụng đất

đai thị xã Phổ Yên giai đoạn 2013-2015

20. Tào Hữu Phùng (2010), NSNN với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta, Tạp

chí Cộng sản.

21. Sở Tài chính Thái Nguyên: Các văn bản hướng dẫn lập dự toán, thực hiện dự

toán, quyết toán ngân sách địa phương 2011-2015.

22. Lê Minh Thông, (2008), Quản lý thu chi ngân sách, Tài chính

23. Tổng cục thuế, Website Tổng cục thuế www.gdt.gov.vn

24. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình về quản lý ngân sách, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình Thuế, Nxb Tài chính, Hà Nội.

26. Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2009), Giáo trình Lý thuyết Tài

chính - Tiền tệ, NXB Thống kê, Hà Nội.

27. UBND thị xã Phổ Yên, Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thị xã qua các

năm 2013-2015.

28. UBND thị xã Phổ Yên, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội các năm

2013-2015.

29. UBND thị xã Phổ Yên, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các năm 2013-2015.

30. UBND thị xã Phổ Yên, Kế hoạch xây dựng dự toán thu - chi ngân sách giái

31. UBND tỉnh Thái Nguyên, Bá o cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội các năm 2013-2015

32. UBND tỉnh Thái Nguyên, Website http://congbaothainguyen.gov.vn/

33. UBND tỉnh Thái Nguyên: Báo cáo quyết toán thu, chi ngân địa phương các

năm từ 2013-2015.

34. UBND tỉnh Thái Nguyên: Các chỉ thị điều hành ngân sách địa phương giai

đoạn 2011-2015.

35. UBND tỉnh Thái Nguyên: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)