Chủ trương chính sách về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện nậm nhùn tỉnh lai châu (Trang 25 - 27)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Chủ trương chính sách về giảm nghèo bền vững

Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, điều đó được khẳng định qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và các chính sách cụ thể hóa của Chính phủ:

- Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khóa VII) đã đề ra chủ trương xóa đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân cũng như trong chiến lược phát triển chung của xã hội và đã trở thành một chủ trương chiến lược, nhất quán, liên tục được bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ Đại hội của Đảng.

- Đại hội lần thứ VIII của Đảng một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của công tác xóa đói giảm nghèo, xác định phải nhanh chóng đưa các hộ nghèo thoát ra khỏi hoàn cảnh túng thiếu và sớm hòa nhập với sự phát triển chung của đất nước.Ngày 23/7/1998 Chính phủ ban hành Quyết định số 133/1998/QĐ- TTg, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói Giảm nghèo giai đoạn 1998- 2000trong đó tập trung vào các nội dung: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; sắp xếp lại dân cư; hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề; tín dụng đối với người nghèo; hỗ trợ về giáo dục; hỗ trợ về y tế; hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông - lâm - ngư; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và cán bộ ở các xã nghèo; định canh, định cư, di dân, kinh tế mới; hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn.Kết quả là đến năm 2000 tỷ lệ nghèo của cả nước còn 10% theo chuẩn cũ.

- Tại Đại hội IX của Đảng khẳng định:“Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo. Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo”.Ngày 04/5/2001, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005, trong đó có “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm”.

- Tại Đại hội X của Đảng chỉ rõ: "Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế

thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách”. Ngày 05/2/2007, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 20/2007/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010.

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị”.Ngày 29/5/2011,Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 80/NQ - CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Ngày 18/12/2011,Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 2406/QÐ- TTg về việc ban hành danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 - 2015 gồm 16 chương trình, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Ngày 24/6/2014, Quốc hội có Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

- Tại Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định mục tiêu giảm nghèo: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an sinh xã hội. Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững. Thực hiện chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập và các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin”. Ngày 02/9/2016, Thủ tướngchính phủ ban hành quyết định số 1722/QĐ- TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

Từ những chủ trương và chiến lược trên cho thấy một số quan điểm cụ thể trong công tác chỉ đạo, triển khai công tác xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta như sau:

- Xóa đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời chủ động tạo ra các nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp người nghèo.

- Xóa đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, của toàn xã hội mà trước hết là bổn phận của người nghèo, phụ thuộc vào sự vận động tự giác của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo.

- Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo bằng các nguồn tài chính trợ giúp của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước.

- Việc hỗ trợ và cho vay vốn đối với người nghèo phải đi liền với công tác tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quả căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng hộ gia đình.

1.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững của một số địa phương và bài học kinh nghiệm với huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện nậm nhùn tỉnh lai châu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)