Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện nậm nhùn tỉnh lai châu (Trang 39 - 43)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Nậm Nhùn là huyê ̣n vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, cách thành phố Lai Châu 130 km theo tỉnh lộ 127, quốc lộ 12, cách Hà Nội khoảng 600 km theo quốc lộ 12.Tổng diện tích tự nhiên 138.808,4 ha, chiếm 15,3% diện tích của tỉnh Lai Châu, đứng thứ 3/8 huyện, thành phố của tỉnh về diện tích. Huyện có 11 đơn vị hành chính gồm 10 xã và 01 thị trấn, trong đó có 03 xã biên giới với tổng chiều dài đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc là 24,671 km.Huyện Nậm Nhùn có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

- Phía Tây giáp xã Chà Tở, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. - Phía Nam giáp Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

- Phía Bắc giáp huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Một số thuận lợi từ vị trí địa lý: Là một trong cửa ngõ của tỉnh đi thành

phố Lai Châu và tỉnh Điện Biên nên huyện có lợi thế trong cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động giao thương, du lịch giữa huyện với các huyện lân cận trong và ngoài tỉnh Lai Châu. Huyện có công trình trọng điểm quốc gia là thủ y điê ̣n Lai Châu nằm trên địa bàn huyện tạo cơ hội cho huyện phát triển dịch vụ du lịch thăm quan thủy điện Lai Châu, tạo việc làm cho người dân và tăng nguồn thu ngân sách cho huyện. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân tăng thu nhập góp phần giảm nghèo bền vững.

Một số khó khăn, thách thức: Diện tích rộng, có đường biên giới với

tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Di cư tự do là thách thức cho huyện trong quản lý, giữ gìn ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Huyện nằm ở vị trí xa các trung tâm kinh tế của vùng (thành phố Điện Biên, thành phố Lai Châu) là khó khăn và thách thức cho huyện trong thu hút nhân lực trình độ cao, thu hút đầu tư.

3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình huyện Nậm Nhùn rất phức tạp, mức độ bị chia cắt sâu và ngang rất mạnh bởi các dãy núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, trong đó phổ biến là kiểu địa hình núi cao và núi trung bình.

- Địa hình núi cao và trung bình (>700m): có diện tích 99.942,04 ha

chiếm 72,1% diện tích tự nhiên. Dạng địa hình này tập trung chủ yếu ở các xã Pú Đao, Nậm Manh, Hua Bum, Nậm Ban. Dạng địa hình núi cao sẽ được định hướng đầu tư, khai thác để trồng cây sơn tra.

- Địa hình núi thấp (<700m): có diện tích 37.936,33 ha, chiếm 27,3% so với tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu phía Nam và phía Tây Nam của huyện. Dạng địa hình dạng này tập trung ở các xã Nậm Hàng, Mường Mô, Nậm Pì, thị trấn Nậm Nhùn và được định hướng tập trung trồng cây cao su và cây mắc ca.

- Địa hình thung lũng hẹp: Diện tích 763,45 ha chiếm 0,6% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo các sông và suối nhỏ. Phần lớn địa hình dạng này khá bằng phẳng và đang được khai thác để trồng lúa nước và cây trồng ngắn ngày. Địa hình dốc cùng với mạng lưới sông, suối dày mang lại cơ hội cho huyện trong phát triển thủy điện nhỏ và vừa. Tuy nhiên địa hình của huyện gây ra một số khó khăn như làm tăng suất đầu tư cho xây dựng cơ sở ha ̣ tầng; khó khăn trong quy hoạch và phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô vừ a và lớn; đi ̣a hình dốc với tỷ lệ cát lớn, xốp, dễ rửa trôi khi mưa là thách thứ c cho huyê ̣n trong chố ng xói mòn đất.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu huyện Nậm Nhùn mang đặc điểm của khí hậu vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc, ít chịu ảnh hưởng của bão. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, mưa ít và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

- Về chế độ mưa: Nậm Nhùn nằm trong vùng có lượng mưa lớn của tỉnh

Lai Châu, hàng năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 9.

- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ ở huyện có sự phân biệt rõ rệt giữa các vùng,

vùng núi cao có nhiệt độ bình quân 150C, vùng núi trung bình có nhiệt độ bình quân đạt 200C, ở vùng thấp < 700m (thung lũng và máng trũng) nhiệt độ bình quân cao hơn 230C.

- Về chế độ gió: Từ tháng 11 đến tháng 3 có gió mùa Đông Bắc, nhưng

khi thổi vào khu vực Nậm Nhùn đã bị biến tính mạnh, tốc độ gió đã giảm và gây nên kiểu thời tiết khô lạnh.

Lợi thế về mặt khí hậu: Phát triển du lịch sinh thái ở một số xã vùng

cao có khí hậu khá mát mẻ như Hua Bum, Nậm Ban, Nậm Pì, Nậm Chà và nhất là xã Pú Đao (trung bình khoảng 150C); Phát triển các loại cây, con xứ lạnh có giá trị kinh tế cao; Nhiệt độ vùng thấp thích hợp cho phát triển cây cao su, mắc ca.

Khó khăn cho huyện: Mùa mưa tập trung vào các tháng 7, 8 và tháng 9

hàng năm là thách thức phòng chốnglũ ống, lũ quét, sạt lở đất sảy ra; Mùa mưa kéo dài (liên tục từ tháng 6 đến tháng 9) là thách thức cho huyện trong kiểm soát kế hoa ̣ch trồng tro ̣t và chăm sóc mùa màng; đảm bảo chất lươ ̣ng, tiến độ xây dựng các công trình, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Tà i nguyên nước: Nậm Nhùn có hệ thống sông suối được phân bố khá đều với con sông lớn chảy qua là sông Đà (40 km chảy qua huyê ̣n). Ngoài ra, trên địa bàn huyê ̣n còn có mô ̣t số suối lưu lượng nước tương đối lớn như Nậm Na, Nậm Nhạt, Nậm Nhùn, Nậm Hàng, Nậm Dòn.Tài nguyên nước trên địa

bàn huyện tạo lợi thế cho huyện trong phát triển du lịch đường sông, du lịch lòng hồ thủy điện; phát triển thủy điện nhỏ và vừa; xây dựng các công trình thủy lợi; phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản ở lòng hồ thủy điện. Tuy nhiên, đi ̣a hình dốc, mùa khô sông suối thường cạn kiệt, mùa mưa có lũ lụt gây xói mòn đất mạnh, khả năng sử dụng nước vào sản xuất bị hạn chế, giao thông đi lại khó khăn.

- Tà i nguyên đất: Nậm Nhùn có tổng diện tích tự nhiên là 138.808,39 ha, chiếm 15,3% diện tích của tỉnh, trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 125.465,06 ha, chiếm 90,39% diện tích tự nhiên của

huyện. Trong đó: đất trồng lúa 3.669,18 ha (chiếm tỷ lệ 2,64%); đất trồng cây lâu năm 3.838,94 ha (chiếm tỷ lệ 2,77%); đất rừng phòng hộ 89.503,19 ha (chiếm tỷ lệ 64,45%); đất rừng sản xuất 24.471,1 ha (chiếm tỷ lệ 17,63%); đất nuôi trồng thủy sản 40 ha (0,03%); các loại đất nông nghiệp còn lại là 3.942,65 ha (chiếm tỷ lệ 2,84%).

+ Đất phi nông nghiệp: 3.369,47 ha, chiếm 2,43%; + Đất chưa sử dụng: 9.973,86 ha, chiếm 7,18%.

Hiện trạng về sử dụng đất của huyện cho thấy diện tích đất trồng lúa bình quân đầu người thấp, khoảng 0,03 ha/người (bình quân của tỉnh là 0,07 ha/người) và có xu hướng giảm trong thời gian tới. Điều này đặt ra yêu cầu cho huyện cần đầu tư hệ thống thủy lợi để thâm canh tăng vụ, khai hoang ruộng bậc, đưa vào trồng các giống lúa, ngô có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.

- Tà i nguyên rừng: Toàn huyện có 59.050,2 ha đất lâm nghiệp có rừng, chiếm 42,54% diện tích tự nhiên và chiếm 51,8% diện tích đất lâm nghiệp. Trong đó: đất rừng sản xuất là 23.258 ha, chiếm 39,4% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng phòng hộ có 35.767,4 ha, chiếm 60,6% diện tích đất lâm nghiệp; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,54%. Hiện nay chủ yếu còn lại là rừng nghèo, rừng đang được khoanh nuôi tái sinh và rừng trồng chưa khép tán, trong khi diện tích rừng

trung bình, rừng giàu và các vạt rừng nguyên sinh chỉ còn rất ít ở những vùng núi cao, xa quốc lộ có địa hình hiểm trở. Diện tích rừng nguyên sinh bị thu hẹp nên quần thể động vật hoang dã đã suy giảm, hiện chỉ còn số lượng rất ít.

- Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện không có các mỏ, điểm mỏ có trữ lươ ̣ng lớn và có giá tri ̣ kinh tế cao, chủ yếu là các mỏ, điểm mỏ nhỏ phục vụ sản xuất vật liê ̣u xây dựng như: mỏ đá đen ở xã Nậm Ban (sản lượng hàng năm khoảng 315.000 viên) hiện nay đang được khai thác; các điểm mỏ đá, sỏi nhỏ ở các xã Nậm Hàng, Mường Mô, thị trấn Nậm Nhùn.

- Tài nguyên du lịch và nhân văn: Nậm Nhùn là huyện khá phong phú về bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử, di sản văn hóa. Huyện có 11 dân tộc anh em sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm trên 95%, bao gồm các dân tộc Thái, Mông, Dao, Mảng, Tày, Khơ Mú, Hà Nhì, Mường, Cống… Mỗi dân tộc đều có phong tục, lễ hội văn hóa, các điệu múa, các làn điệu hát dân ca đặc sắc riêng. Bên cạnh đó còn có nghệ thuật tạo hình được thể hiện rất độc đáo trên các bộ trang phục đa sắc màu, nhiều kiểu dáng hoa văn như: trang phục của đồng bào Thái, Mông, Dao...; nghệ thuật kiến trúc và các đường nét hoa văn trang trí trong các ngôi nhà truyền thống; các sản phẩm thủ công như dệt thổ cẩm, đan lát... Đây là tiềm năng để huyện phát triển du lịch cộng đồng trong những năm tới. Ngoài ra, trên đi ̣a bàn huyê ̣n có mô ̣t số di tích văn hóa, lịch sử, đó là di tích bia và đền thờ vua Lê Lợi (đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia); có tiểu vù ng khí hậu mát mẻ, sinh thái ở xã Pú Đao; cảnh quan hai bên lòng hồ thủy điện Lai Châu là những tiềm năng phát triển du li ̣ch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện nậm nhùn tỉnh lai châu (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)