5. Bố cục của luận văn
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của huyện và tình hình giảm nghèo trên địa bàn huyện qua các năm.Nguồn dữ liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đề tài. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo của các sở, ban, ngành huyện Nậm Nhùn và niên giám thống kê qua các năm.
2.2.4.2. Phương pháp so sánh
Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm excel để tính toán các mức độ biến động như xác định tỷ trọng của chỉ tiêu nghiên cứu, dùng chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để xem xét tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng, giảm của năm sau so với năm trước… Từ đó lập bảng phân tích so sánh qua các năm xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó.
2.2.4.3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp nghiên cứu xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho thực tiễn và cho khoa học. Tổng kết kinh nghiệm thường hướng vào nghiên cứu diễn biến và nguyên nhân của các sự kiện và nghiên cứu các
giải pháp thực tiễn đã áp dụng trong sản xuất hay hoạt động xã hội để tìm ra các giải pháp hoàn hảo nhất. Những bài học rút ra được qua phân tích và tổng kết kinh nghiệm cần được phổ biến rộng rãi, nhằm tuyên truyền cho những thành công, áp dụng những bài học giải pháp tốt và để ngăn ngừa những sai lầm có thể lặp lại.