Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững của một số địa phương và bài học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện nậm nhùn tỉnh lai châu (Trang 27 - 34)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững của một số địa phương và bài học

Tác giả nghiên cứu kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn và huyện Lâm Bình thuộc tỉnh Tuyên Quang vì hai địa bàn này có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế xã hội, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm tỷ trọng cao, trong khi đó hộ nghèo lại chủ yếu rơi vào nhóm người này. Đặc biệt, huyện Lâm Bình tỉnh tuyên Quang cũng là huyện mới được thành lập năm 2011. Trong khi đó, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu được thành lập năm 2012.

1.2.2.1. Kinh nghiệm của huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang

Huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang được thành lập ngày 28/01/2011 theo Nghị quyết số 07-NQ/CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Na Hang và huyện Chiêm Hóa để thành lập huyện Lâm Bình thuộc tỉnh Tuyên

Quang. Huyện Lâm Bình cách trung tâm Thành phố Tuyên Quang 150 km, là huyện vùng cao, vùng sâu, xa của tỉnh. Năm 2015, huyện có trên 7.140 hộ gia đình với trên 32.200 nhân khẩu, sinh sống tại 8 xã trong huyện. Huyện có trên 10 dân tộc anh em cùng sinh sống xen kẽ ở 75 thôn, bản, trong đó dân tộc Tày chiếm trên 60%. Huyện Lâm Bình có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Đông giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang; Phía Đông Bắc giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang; Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang; Phía Nam giáp huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang; Phía Bắc giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.

Là huyện mới thành lập, để đưa huyện mới đi vào hoạt động ổn định và phát triển kinh tế xã hội bền vững, công tác xóa đói, giảm nghèo được huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Ngay sau khi thành lập và đưa vào hoạt động năm 2011, Ban Chỉ đạo giảm nghèo của huyện và các xã đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ, sát với điều kiện thực tế, huy động tối đa các nguồn lực và dành ưu tiên đầu tư cho các thôn bản có tỷ lệ hộ nghèo cao, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với các chương trình, chính sách hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo.

- Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn

xã hội về công tác giảm nghèo, đối với người nghèo cần khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Thứ hai, giúp đỡ các hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn vay. Trong giai đoạn

2011-2015, đã có 4.435 lượt hộ nghèo, 811 lượt hộ cận nghèo được vay vốn, với tổng số tiền trên 130 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đối với các hộ nghèo và hộ cận nghèo trên 116 tỷ đồng để đầu tư, thực hiện việc chuyển giao và ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ, từng bước cơ giới hóa trong sản xuất.

- Thứ ba, chú trọng công tác trang bị kiến thức và giải quyết việc làm

cho người nghèo. Các cơ quan chuyên môn của huyện đã tổ chức trên 670 lớp tập huấn sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi theo mùa vụ cho 44.000 lượt người tham gia, trong đó có trên 25.000 lượt hộ nghèo. Ngoài ra còn mở hàng trăm

lớp tập huấn Chương trình tam nông cho nông dân chủ chốt và mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho các hộ thuộc diện di dân tái định cư. Bên cạnh đó, công tác giải quyết việc làm được quan tâm và thực hiện có hiệu quả, 5 năm qua đã tạo việc làm mới cho trên 4.700 lao động.

- Thứ tư, công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân luôn

được coi trọng và quan tâm đầu tư. Bệnh viện Đa khoa huyện Lâm Bình, Trung tâm Y tế huyện được thành lập và đi vào hoạt động, cơ sở vật chất từng bước được đầu tư; số lượng, chất lượng đội ngũ y, bác sỹ được nâng cao, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Các chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo, cận nghèo bao gồm cả đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục; thực hiện chính sách cử tuyển đối với học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng sâu, vùng xa luôn được các cấp, các ngành quan tâm và triển khai thực hiện. Các chính sách an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu thế, các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo được quan tâm thực hiện.

- Thứ năm, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể. Trong giai đoạn

2011-2015, các đoàn thể từ huyện tới cơ sở đã tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia công tác giảm nghèo; triển khai các phong trào toàn dân và các cuộc vận động, cụ thể là:

+ Hằng năm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện xây dựng kế hoạch ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”, hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ bị thiên tai, hỏa hoạn và hỗ trợ quà tết cho các hộ nghèo với tổng số tiền hằng năm trên 400 triệu đồng.

+ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện thực hiện tín chấp cho 1.653 hội viên phụ nữ nghèo vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển kinh tế hộ gia đình; vận động ủng hộ Quỹ “Mái ấm tình thương” được 85 triệu đồng, xét hỗ trợ cho 06 hội viên phụ nữ nghèo tại các xã làm nhà ở mới.

+ Hội Nông dân huyện đã chủ động xây dựng 4 dự án hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế gồm: Dự án chăn nuôi cá thịt trên vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang thực hiện tại xã Khuôn Hà; Dự án nuôi trâu vỗ béo tại xã Bình

An; Dự án chăn nuôi lợn thịt tại xã Lăng Can và Dự án nuôi lợn nái sinh sản tại xã Thổ Bình và Khuôn Hà. Ngoài việc thực hiện có hiệu quả các dự án, Hội Nông dân huyện đã tín chấp các nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam và Quỹ hỗ trợ Nông dân của Trung ương hội cho hơn 1.000 hộ nông dân vay trên 28 tỷ đồng để phát triển kinh tế.

+ Hội Cựu chiến binh huyện vận động các chi hội xây dựng Quỹ tự lập để các hộ hội viên phát triển sản xuất với số tiền 215 triệu đồng; thành lập 38 tổ vay vốn tổ liên kết vay vốn với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Lâm Bình với tổng số tiền là 39 tỷ đồng.

Kết quả đạt được: việc thực hiện đồng bộ các giải pháp giúp huyện Lâm

Bình giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Từ tỷ lệ hộ nghèo là 71,16% đầu năm 2011 thì đến cuối năm 2015, số hộ nghèo đã giảm còn 37,6%, mức giảm trung bình là 6,7%/năm.

1.2.2.2. Kinh nghiệm huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn

Huyện Chợ Đồn nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên 91.115 ha chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn. Huyện Chợ Đồn có ranh giới tiếp giáp như sau: phía Bắc giáp huyện Ba Bể; Phía Nam giáp huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên; Phía Đông giáp huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới; Phía Tây giáp huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn, Na Hang tỉnh Tuyên Quang. Huyện Chợ Đồn có 22 xã, thị trấn (thị trấn Bằng Lũng). Địa bàn rộng, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 93,46% trong đó nhiều nơi vẫn còn tập quán canh tác lạc hậu khiến cuộc sống của người dân gặp không ít khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện chiếm gần 26%. Trước tình hình trên, Đảng bộ, chính quyền huyện đã xác định công tác xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thời gian qua, huyện Chợ Đồn đã có nhiều giải pháp thiết thực giúp người dân giảm nghèo bền vững.

- Thứ nhất, huyện chú trọng công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển

biến trong nhận thức của người dân về công tác xóa đói giảm nghèo, qua đó khơi dậy tinh thần tự lực trong phát triển kinh tế gia đình.

- Thứ hai, xác định nông lâm nghiệp là lĩnh vực kinh tế chủ lực, các ban,

ngành chuyên môn của huyện đã phối hợp với các địa phương chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng dẫn người dân thâm canh, tăng vụ nhằm tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Huyện chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi như mô hình trồng cam quýt, trông chè Giảo cổ lam, mô hình trồng lúa, sắn cao sản xen canh với rừng trồng, hay mô hình nuôi trâu, bò, dê sinh sản… Để triển khai các mô hình này một cách hiệu quả, các cấp, ngành, đoàn thể trong huyện đã tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội, tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn. Sau nhiều năm đồng hành cùng người nghèo trên địa bàn, phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện giải ngân hàng trăm tỷ đồng thông qua các chương trình cho vay ưu đãi, qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó, người dân còn được tham gia vào các buổi tư vấn, trao đổi kinh nghiệm để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay. Nhờ vậy, trên địa bàn huyện đã có không ít hộ thoát nghèo một cách bền vững, không còn trường hợp người dân vay vốn về sử dụng không đúng mục đích, hiệu quả sử dụng nguồn vốn thấp dẫn đến gặp khó khăn khi hoàn trả vốn vay.

- Thứ ba, phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với

các hội, đoàn thể mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho nông dân và dạy nghề ngắn hạn cho các hộ nghèo. Riêng trong năm 2014, huyện đã mở được 23 lớp đào ta ̣o nghề cho lao đô ̣ng nông thôn ta ̣i các xã, thi ̣ trấn với 690 học viên tham gia; giải quyết việc làm mới cho 675 người. Công tác đào tạo nghề đã từng bước góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo ra việc làm mới, tăng thu nhập cho người dân, nhất là người dân

nghèo trên địa bàn. Không chỉ vậy, hàng năm huyện Chợ Đồn đã dành một khoản ngân sách lớn để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, thăm, tặng quà, cấp gạo dịp Tết nguyên đán giúp chia sẻ, động viên các hộ nghèo vươn lên, ổn định cuộc sống.

Kết quả giảm nghèo: bằng việc vận dụng tốt các cơ chế, chính sách và

huy động các nguồn lực thực hiện, chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Chợ Đồn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Từ tỷ lệ hộ nghèo 26% năm 2011 thì đến hết năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 7,07%, trung bình mỗi năm giảm được 3,8%. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Chợ Đồn thấp hơn mức trung bình của cả tỉnh (11,24%). Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đây có thể coi là một nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và người dân huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn.

1.2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho giảm nghèo bền vữngtrên địa bàn huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu

Thứ nhất, trong công tác giảm nghèo, tuy Nhà nước đóng vai trò quan

trọng, nhưng phải coi đây là nhiệm vụ của xã hội, mà trước hết là của chính những người dân nghèo phải tự giác vươn lên. Cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu rõ vấn đề, hiểu rõ trách nhiệm của mình tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ cộng đồng, của Nhà nước.

Thứ hai, cần xã hội hoá công tác giảm nghèo, nhằm huy động tối đa các

nguồn vốn tăng cường đầu tư cho địa phương, các vùng có điều kiện khó khăn, kinh tế chưa phát triển, hỗ trợ cho người nghèo, nhằm tạo điều kiện các địa phương, các vùng khắc phục khó khăn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho các hộ nghèo cải thiện đời sống vươn lên tự thoát nghèo.

Thứ ba, cần quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho người nghèo.

Bởi chỉ có việc làm, chỉ có lao động mới giúp người nghèo tạo ra thu nhập để tự vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thứ tư, cần có cơ chế, chính sách và kinh phí hợp lý, nhằm phát huy hiệu

quả công tác khuyến nông, khuyến lâm tăng cường nâng cao hiểu biết của người dân trong sản xuất nông lâm nghiệp.

Thứ năm, giúp đỡ các hộ nghèo tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn

vốn vay. Nguồn vốn vay có vai trò rất quan trọng để người nghèo có vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khi đã tiếp cận được nguồn vốn vay thì hiệu quả sử dụng vốn là điều rất quan trọng. Do đó, các cơ quan, ban ngành của huyện cần có sự hỗ trợ kịp thời về kiến thức làm ăn để giúp người nghèo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện nậm nhùn tỉnh lai châu (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)