5. Bố cục của luận văn
4.2.5. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các nguồn lực thực hiện giảm nghèo
bền vững
- Huy động mọi nguồn lực phục vụ cho công tác giảm nghèo bền vững, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác giảm nghèo, tạo thành phong trào sâu rộng, thu hút và động viên sự tham gia của các tầng lớp dân cư trong việc thực hiện các chương trình giảm nghèo, việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo.
- Tăng nguồn thu từ ngân sách địa phương. Ngoài việc thu theo luật định, cần chống thất thu thuế và phí, nuôi dưỡng nguồn thu và tạo nguồn thu mới, khai thác triệt để các nguồn thu để tăng thu cho ngân sách huyện.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động và tạo vốn trong huyện; huy động tối đa nguồn lực sẵn có của huyện và thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến huyện đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
- Các chính sách, dự án, chương trình cần phải sát với nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện. Phương thức thực hiện phải cổ vũ cho việc hình thành ý thức tự lực, khuyến khích nỗ lực vươn lên của đối tượng hưởng lợi.
- UBND huyện cần ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các ngành, lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh có sự lan tỏa phát triển, thúc đẩy ngành, lĩnh vực khác. Ban hành quy chế thực hiện tốt việc lồng ghép chương trình, dự án, bố trí ngân sách bổ sung để thực hiện đồng bộ hạ tầng; chính sách khuyến khích đối với các xã thoát 135 cũng như đối với hộ thoát nghèo để các xã, các hộ nghèo có điều kiện phát triển bền vững.
- Trong điều kiện ngân sách huyện có hạn, cần khai thác tối đa nguồn vốn đầu tư hỗ trợ của tỉnh và Trung ương vào phát triển các ngành quan trọng và có lợi thế như công nghiệp chế biến, cơ sở hạ tầng.
- Căn cứ vào khả năng cân đối hàng năm phân cấp của Trung ương, tỉnh cho huyện, đề xuất phân cấp nguồn thu từ thủy điện huyện được hưởng.
- Huy động sức dân và một phần vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ để làm thuỷ lợi nhỏ, giao thông nông thôn, công trình phúc lợi công cộng. Thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm để bê tông hóa kênh mương, xây dựng và kiên cố hóa hệ thống giao thông nông thôn.