5. Bố cục của luận văn
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
3.4.2.1. Một số hạn chế còn tồn tại
- Việc điều hành kế hoạch và lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội với giảm nghèo còn lúng túng, giải pháp hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo chiếm tỷ lệ lớn nên chỉ thích hợp trong ngắn hạn, trước mắt, hiệu quả lâu dài còn hạn chế, thiếu bền vững.
- Số hộ thoát nghèo nhanh nhưng chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, hàng năm vẫn còn hộ nghèo mới phát sinh, hộ tái nghèo và hộ cận nghèo còn tăng. Khi gặp những rủi do như thay đổi chính sách, thiên tai, lạm phát, tác động của hội nhập, của cơ chế thị trường và thay đổi cơ cấu kinh tế thì cơ hội việc làm của người nghèo ngày càng khó khăn hơn.
- Sự huy động nguồn lực của toàn xã hội còn hạn chế, chủ yếu là trông chờ vào nguồn lực từ trung ương. Hiệu quả và hiệu lực của chính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo chưa cao. Một số chính sách hỗ trợ người nghèo còn mang nặng tính bao cấp, cho không.
- Một số chính sách khi triển khai thực hiện còn chưa đạt được mục tiêu đề ra như chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo, chính sách đào tạo nghề cho người nghèo.
- Vẫn còn một bộ phận hộ nghèo chưa tích cực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, còn có tư thưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, do đó làm hạn chế quyết tâm vươn lên thoát nghèo.
3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Công tác giảm nghèo trong những năm qua còn có một số hạn chế, khuyết điểm, tồn tại chủ yếu do một số nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân khách quan
+ Vị trí địa lý không thuận lợi, giao thông đi lại khó khăn, hàng hóa sản xuất ra chưa tạo được lợi thế cạnh tranh so với các huyện khác.
+ Tình hình biến đổi khí hậu, các dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân nhất là người nghèo.
+ Hầu hết các xã được chia tách để thành lập huyện đều là những xã đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều và còn nhiều hạn chế, một số phong tục, tập quán lạc hậu còn tồn tại.
+ Trên địa bàn huyện có 5 xã ảnh hưởng bởi tái định cư thủy điện Lai Châu và thủy điện Sơn La, do đó diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp (vùng ngập lòng hồ thủy điện). Diện tích đất nông nghiệp giảm ảnh hưởng tới sinh kế của người dân. Bên cạnh đó đó là huyện miền núi các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp hạn chế dẫn đến lao động không có việc làm và việc làm không ổn định.
+ Ngân sách bố trí cho chương trình còn hạn chế, huy động các nguồn vốn khác gặp nhiều khó khăn, kết quả huy động các nguồn vốn so với mục tiêu đề án duyệt còn rất thấp.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Công tác phối hợp trong chỉ đạo điều hành của một số cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở chưa chặt chẽ. Việc theo
dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình giảm nghèo chưa được tổ chức một cách có hệ thống và đồng bộ.
+ Cán bộ làm công tác giảm nghèo tại các xã thay đổi thường xuyên, trình độ chuyên môn còn hạn chế nên việc tham mưu cho chính quyền cơ sở chưa tốt, việc điều tra khảo sát các nhu cầu hỗ trợ cho người nghèo chưa sát thực tế, dẫn đến kết quả thực hiện một số chương trình còn thấp.
+ Một bộ phận cán bộ làm công tác giảm nghèo ở một số xã còn nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về chủ trương chính sách giảm nghèo của Nhà nước, do đó còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn. Hoạt động của một số Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã chưa sâu sát, cụ thể nên triển khai thực hiện một số chính sách cho hộ nghèo chưa kịp thời.
+ Bản thân hộ nghèo cũng chưa tạo ra hoặc tranh thủ tối đa những điều kiện để thoát nghèo, thậm chí có hộ không muốn ra khỏi danh sách nghèo để được hưởng các chính sách của nhà nước. Một số hộ có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chưa nỗ lực phấn đấu vươn lên do đó công tác giảm nghèo theo hướng bền vững gặp nhiều khó khăn.
3.5. Kết quả điều tra hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu