5. Bố cục của luận văn
4.2.2. Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ nhằm tăng thu nhập cho hộ
nghèo, nhất là hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
- Hỗ trợ phát triển sản xuất
Hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương; tạo sự chuyển biến nhanh hơn về thu nhập và đời sống cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững. Cụ thể là:
+ Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất.
+ Hỗ trợ khai hoang, phục hoá hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp ở những khu vực có khả năng khai hoang, phục hóa.
+ Hỗ trợ giống, vật tư, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
+ Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, bao gồm: bổ sung và nâng cao kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình; giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ tín dụng, thông tin thị trường; xây dựng các mô hình khuyên nông, lâm, ngư và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo
Hỗ trợ đa dạng các hình thức tạo sinh kế cho người nghèo, thực hiện nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất và đa dạng hóa về thu nhập cho người nghèo, hộ nghèo. Tạo cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường. Cụ thể là:
+ Nhân rộng các mô hình khuyến nông, lâm, ngư, mô hình sản xuất chuyên canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá để người nghèo tiếp cận và tham gia; mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh - quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo ở xã biên giới.
+Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm cho người nghèo thông qua thực hiện đầu tư mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình phân cấp, trao quyền cho cơ sở, người dân trong tổ chức thực hiện chương trình.
+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo đã được thử nghiệm thành công khác do các địa phương, các tổ chức quốc tế đã thực hiện.
- Đào tạo nghề và giải quyết việc làm
+ Hỗ trợ đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, thí điểm thực hiện các mô hình đào tạo nghề gắn kết giữa cơ quan quản lý, đơn vị đào tạo và đơn vị sử dụng lao động. Dự kiến bình quân mỗi năm đào tạo nghề ngắn hạn cho 400 - 600 lao động nông thôn để đảm bảo đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 47,2%.
+ Đầu tư các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội thu hút, tạo việc làm mới cho người lao động; hỗ trợ các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút tạo nhiều việc làm. Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo để phát triển sản xuất và vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền tư vấn, giới thiệu việc làm trong nước và tiếp tục tăng cường công tác xuất khẩu lao động.
- Hỗ trợ tín dụng cho các hộ nghèo
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận với các nguồn vốn vay. Đảm bảo sự tham gia của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong việc hướng dẫn người nghèo sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay từ ngân hàng Chính sách xã hội.
- Hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm
Tiếp tục triển khai các mô hình khuyến nông khuyến lâm trên địa bàn huyện nhằm hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất tăng thu nhập. Tăng cường bồi dưỡng, tư vấn, nâng cao kiến thức kỹ thuật canh tác, kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật theo hướng sản xuất hàng hóa nhất là đối với các sản phẩm là thế mạnh của các địa phương
4.2.3. Hỗ trợ người nghèo thiếu hụt 05 nhu cầu xã hội cơ bản theo đề án nghèo đa chiều của Thủ tướng Chính phủ