5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế của huyện
- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): năm 2015 đạt 368,55 tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 4% GRDP của cả tỉnh. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người năm 2015 đạt 13,5 triệu đồng (giá hiện hành), bằng 74,17% so với mức bình quân của tỉnh (18,2 triệu đồng).
Tỷ trọng ngành nông, lâm thủy sản năm 2015 chiếm 42%, giảm 2,9 điểm % so với năm 2013 và cao hơn 17,5 điểm % so với cơ cấu nông, lâm thủy sản của tỉnh (tỉnh 24,5%).Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng năm 2015 chiếm 30,1%, tăng 0,3 điểm % so với năm 2013 và cao hơn so với cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng của tỉnh 7,1 điểm % (tỉnh 23%). Tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm 27,9%, tăng 2,6 điểm % so với năm 2013 và thấp hơn cơ cấu các ngành dịch vụ của tỉnh là 19,1 điểm % (tỉnh 47%). Cơ cấu kinh tế của huyện phản ánh thực trạng trình độ phát triển của huyện còn ở mức thấp với lĩnh vực nông, lâm thủy sản chiếm tỷ trọng lớn và trình độ phát triển còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh.
- Năng suất lao động: năng suất lao động của huyện cò n thấp, năm 2015
đạt 15,5 triệu đồng/lao động/năm, bằng 75% mức NSLĐ bình quân của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động khá thấp, khoảng 2,5%/năm, bằ ng mứ c tăng năng suất lao độngbình quân của tỉnh.
- Thu ngân sách Nhà nước: năm 2015 thu ngân sách nhà nước đạt
399.471 triệu đồng, trong đó thu trên địa bàn đạt trên 54.887 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2013, chủ yếu là thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh (thuế giá trị gia tăng) chiếm 94%. Nguồn thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn không bền vững phụ thuộc lớn vào nguồn thu thuế thuế giá trị gia tăng từ các hoạt động xây dựng cơ bản tập trung trên địa bàn, đặc biệt là công trình thủy điện Lai Châu. Nguồn thu từ thuế tài nguyên, môi trường, các khoản thu nhà ở và khoáng sản hầu như không đáng kể.
- Huy động vốn đầu tư trên địa bàn: các dự án đầu tư sản xuất tập trung
vào lĩnh vực thủy điện, khai thác vật liệu xây dựng, trồng cây cao su. Nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Nhà nước hàng năm tập trung hỗ trợ xây mới, nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, các công trình thiết yếu phục vụ nhu cầu cấp thiết của nhân dân, năm 2015 tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt trên 106 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2013.
- Về dân số và mật độ dân số: Dân số Nậm Nhùn năm 2015 là 27.300 người, chiếm 6,2% dân số toàn tỉnh, trong đó nam là 14.703 người (chiếm 53,86% tổng dân số), nữ là 12.597 người. Mật độ dân số bình quân: 19,66 người/km2 thấp hơn mứ c bình quân của tỉnh (tỉnh 45,74 người/km2). Dân số chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm 86,5%.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 18,1‰, thấp hơn so với mức bình quân của tỉnh (tỉnh 21,3‰). Tốc độ tăng dân số bình quân 3,03%, cao hơn mức bình quân củ a tỉnh (tỉnh 2,88%).
- Về thà nh phần dân tộc: Trên địa bàn huyện có 11 dân tộc anh em sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm trên 95%, trong đó có một số dân tộc chiếm tỷ lệ lớn như Mông 8.641 khẩu (32,4%) tập trung tại các xã Nậm Chà, Nậm Manh, Pú Đao, Nậm Pì; Thái 7.234 khẩu (27,1%) tập trung tại các xã Mường Mô, Nậm Hàng, Lê Lợi; Mảng 3.064 khẩu (11,5%) tập trung tại các xã Nậm Pì, Nậm Ban, Trung Chải, Hua Bum.
- Lao động việc làm, mức sống dân cư: Lực lượng lao động của huyện
chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 77,5%, phần lớn chưa qua đào tạo (68,3%). Đời sống của đại bộ phận nhân dân còn hết sức khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao.
- Về chất lượng nguồn nhân lực: Lao động phân bố không đều, chủ yếu là lao động ở nông thôn và trong ngành nông, lâm thủy sản (chiếm 79,1% tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế). Trình độ chuyên môn - kỹ thuật của lực lượng lao động còn thấp, lao động qua đào tạo chiếm 34,4% nhưng chủ yếu là qua đào tạo nghề ngắn hạn, các lớp tâ ̣p huấn. Toàn huyện có 1.023 cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, trong đó số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 28,3% (tỉnh chiếm 25,5%); có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 66,1% (tỉnh chiếm 72%). Toàn huyện có 351 cán bộ, công chứ c, viên chức cấp xã, trình độ, năng lực và kinh nghiệm công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở cấp xã còn thấp so với tiêu chuẩn, trình đô ̣ cao đẳng và đại học chiếm
37,6%; chưa qua đào tạo chiếm 50,1%; cán bộ xã có trình độ trung học phổ thông chiếm 28,5%, có trình độ trung học cơ sở chiếm 52,1%.
Đánh giá chung về đặc điểm nhân khẩu lao động:
- Tố c độ tăng dân số của huyê ̣n cao là do tăng dân số cơ học từ đi ̣a phương khác chuyển đến huyện công tác (do huyện mới thành lập) và đây là cơ hô ̣i cho huyê ̣n trong thu hút nguồn nhân lực trình đô ̣ cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Dân số huyện thuộc loại dân số trẻ: tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 38,4% và tỷ lệ dân số trên 60 tuổi chiếm 9% trong tổng dân số.
- Mật độ dân số thấp, dân cư sống phân tán gây khó khăn cho công tác quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, làm tăng suất đầu tư, gây khó khăn cung cấp các dịch vụ xã hô ̣i. Mặt khác, quy mô dân số nhỏ nên khả năng cung ứng nguồn lao động tại chỗ thấp, sức tiêu dùng của thị trường hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.
- Nhân dân trên địa bàn huyện chủ yếu là dân tộc thiểu số, dân tộc ít người. Trình độ chuyên môn thấp, ý thức kỷ luật lao đô ̣ng, ý chí vươn lên làm giàu củ a một bộ phận nhân dân, đặc biệt các hộ nghèo còn hạn chế. Đây là thách thức và khó khăn cho huyện trong triển khai, áp dụng và duy trì các mô hình, dự án có hiê ̣u quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiê ̣p.
3.1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng - Mạng lưới giao thông:
+ Đường quốc lộ 12 đi tỉnh Điện Biên và một số tỉnh Tây Bắc; tỉnh lộ 127 dài 65 km (điểm đầu từ cầu Lai Hà, điểm cuối xã Mường Mô) là tuyến giao thông duy nhất nối tỉnh lỵ và các huyện với thị trấn Nậm Nhùn.
+ Các tuyến đường giao thông nông thôn từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã, đường liên xã dài 69km (đường láng nhựa 25,5 km chiếm 37%, đường cấp phối 3,5 km, chiếm 5%, còn lại là đường đất 40 km chiếm 58%).
thôn/bản có tổng chiều dài 353 km. Toàn huyện có 11/11 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã; 53% (39/73) thôn, bản có đường xe máy đi lại thuận tiện.
- Mạng lưới điện: tổng chiều dài mạng lưới điện phục vụ sản xuất và sinh
hoạt là 136,5 km, trong đó lưới điện 35 KV dài 26,8 km, lưới điện 0,4 KV dài 31,1 km. Huyện có 15 trạm biến áp với tổng công suất đạt 1.544 KVA. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các trạm thuỷ điện nhỏ cung cấp điện tại chỗ. Có 11/11 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã; còn 3/8 xã chưa có điện lưới quốc gia (Nậm Chà, Trung Trải, Nậm Ban); 42,7% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia.
- Hạ tầng giáo dục - đào tạo: cơ sở vật chất trường lớp học được quan
tâm đầu tư, xây mới. Toàn huyện có 35 trường với 441 phòng học, trong đó có 334 phòng học kiên cố và bán kiên cố, chiếm 75,7% tổng số phòng học; 156 phòng công vụ giáo viên, trong đó 130 phòng kiên cố và bán kiên cố, chiếm 83,3% tổng số phòng; 85 phòng nội trú học sinh, trong đó kiên cố và bán kiên cố 49 phòng, chiếm 57,6% tổng số phòng; phòng làm việc và phòng chức năng khác 44 phòng.
- Hạ tầng y tế, chăm sóc sức khỏe: 01 Trung tâm y tế huyện gồm 15 gian
nhà tạm mượn từ Công trường Thủy điện Lai Châu (gồm cả hệ dự phòng và điều trị) với tổng số 30 giường bệnh. Phòng khám đa khoa khu vực tại xã Nậm Hàng được thành lập năm 2008, với tổng số 10 giường bệnh. 11 trạm y tế xã, trong đó có 5 trạm y tế được xây dựng kiên cố (Nậm Hàng, Nậm Manh, Hua Bum, Lê lợi, Pú Đao), trong đó chỉ có 01 nhà trạm đạt tiêu chí chuẩn quốc gia về cơ sở hạ tầng (10 phòng).
- Hạ tầng văn hóa-thể thao các cấp: Hạ tầng văn hóa, thể thao cấp huyện
hầu như chưa có, đang trong quá trình quy hoạch, thiết kế và đầu tư xây dựng như nhà văn hóa trung tâm huyện, sân vận động, nhà tập luyện thể thao, nhà thi đấu đa năng. Cấp xã, thị trấn, thôn, bản: toàn huyện có 03/11 xã có nhà văn hóa
(chiếm 27,3%) và 19 nhà văn hóa thôn, bản (chiếm 27%) đã được đầu tư; 11/11 xã, thị trấn chưa có khu thể thao xã, thôn, bản.
- Mạng lưới bưu chính, viễn thông, phát thanh - truyền hình:
+ Về mạng lưới bưu chính, viễn thông: toàn huyện có 01 bưu cục; 06
điểm bưu điện văn hóa xã; 4/11 xã, thị trấn có báo phát trong ngày. Mạng lưới và dịch vụ viễn thông, internet phát triển mạnh, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ với chất lượng ngày càng tốt hơn. Sóng điện thoại di động đã phủ đến 10/11 xã, thị trấn. Mạng internet phát triển đến hầu hết các cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện; 7/11 xã, thị trấn có mạng Internet.
+ Truyền thanh - truyền hình: huyện có 01 đài truyền thanh tuyền hình
huyện; 01 trạm phát lại truyền hình khu vực, thời lượng 13 giờ/ngày; 05 trạm truyền thanh xã; một số hộ gia đình đã tự lắp đặt chảo VTRO, DTH.
3.1.2.4. Đánh giá chung về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện - Thuận lợi
+ Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với Lai Châu như công trình trọng điểm quốc gia thủy điện Lai Châu trên địa bàn huyện sẽ tạo ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi cho kinh tế xã hội của huyện phát triển nhanh trong thời gian tới.
+ Tốc độ tăng trưởng cao do nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lớn (huyện mới thành lập); nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của thủy điện Lai Châu trên địa bàn huyện là điều kiện thuận lợi, tiền đề cho kinh tế huyện tiếp tục phát triển.
+ Khai thác hiệu quả vị trí địa kinh tế trong những năm tới tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong phát triển nhanh giao thương, du lịch, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
lập; tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh và trật an toàn xã hội luôn được duy trì ổn định, biên giới quốc gia được giữ vững là điều kiện kiện thuận lợi để Nậm Nhùn khai thác hiệu quả sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Khó khăn
+ Khó khăn trong khai thác các tiềm năng, lợi thế của huyện. Cơ sở hạ tầng đô thị thị trấn Nậm Nhùn thấp kém. Địa hình của huyện bị chia cắt phức tạp, nhiều núi cao, sông, suối. Đất sản xuất nông nghiệp ít, manh mún, không tập trung, xuất đầu tư thủy lợi cao, trong khi đó một phần đất bị ngập do xây dựng thủy điện Lai Châu.
+ Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng chưa cao. Nậm Nhùn hiện là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo cao. Kinh tế của huyện về cơ bản vẫn đang còn là nền kinh tế khai thác tự nhiên từ nông, lâm nghiệp. Một số sản phẩm nông sản phát triển thành hàng hoá bán trên thị trường chưa phát triển.
+ Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Trình độ dân trí còn thấp, tập quán canh tác, sinh hoạt của phần lớn nhân dân còn lạc hậu gây hạn chế trong việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, do đó năng suất lao động còn thấp. Chất lượng nguồn lao động thấp, chưa thu hút được lao động có trình độ cao là khó khăn trong việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới.
+ Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tuy ổn định nhưng còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp về hoạt động tôn giáo trái pháp luật, buôn bán, sử dụng ma túy và di cư tự do tác động đến việc phát triển kinh tế xã hội cũng như giảm nghèo trên địa bàn huyện.